Giá trị xuất nhập khẩu của nước tá quả các năm

Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu nhập khẩu. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong gần 20 năm [giai đoạn 2000-2019] của Việt Nam đã đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại [giai đoạn 2000-2014].

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành và địa phương, thời gian qua Việt Nam đã liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể: Bước vào năm đầu tiên của thế kỷ 21 [năm 2001], tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm [năm 2007], tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO].

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Nam Đình Vũ [Hải Phòng]. Ảnh: Minh Đức.

Bốn năm sau [năm 2011], tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Trong thời gian 4 năm tiếp theo [năm 2015], xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD. Với thời gian rất ngắn, chỉ 2 năm sau đó [vào giữa tháng 12-2017], tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD. Tiếp nối 2 năm sau đó, trong nửa cuối tháng 12-2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD.

Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam [theo công bố xếp hạng của WTO] đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Đến nay, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt [nhập siêu]. Từ năm 2011 trở về trước, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt, kéo dài liên tục, con số nhập siêu lên đến hàng tỷ USD, đỉnh điểm lên tới 18,02 tỷ USD trong năm 2008. Nhưng từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại đổi chiều, thặng dư [xuất siêu] liên tục [trừ năm 2015, có mức thâm hụt trị giá 3,55 tỷ USD]. Kết thúc năm 2018, xuất siêu hàng hóa của nước ta đã đạt 6,83 tỷ USD. Trong 11 tháng từ đầu năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã lên tới 10,94 tỷ USD.

Biểu đồ 1: Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Để đạt được những kết quả nêu trên, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp. Qua đó nhằm đẩy mạnh việc cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan, thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và kết quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, cải cách thể chế, hiện đại hóa hải quan. Theo đó: Tính trong 11 tháng từ đầu năm 2019 đã có 12,1 triệu tờ khai làm thủ tục hải quan, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có 6,1 triệu tờ khai xuất khẩu, tăng 11,6% và gần 6 triệu tờ khai nhập khẩu, tăng 5,1%. Số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử chiếm 99,94% tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan. Số lượng doanh nghiệp khai theo phương thức điện tử chiếm 99,98%. Trị giá khai theo thủ tục hải quan điện tử chiếm 99,34%. Số thu ngân sách hải quan theo phương thức điện tử chiếm 96% tổng số thu ngân sách hải quan; Số thu theo phương thức thanh toán 24/7 chiếm 8,3% tổng số thu ngân sách hải quan trong năm 2019.

Biểu đồ 2: Cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm và 11 tháng từ đầu năm 2019

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tính đến ngày 10-12-2019, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 188 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 2,7 triệu hồ sơ của khoảng 34 nghìn doanh nghiệp. Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN: Tính đến ngày 10-12-2019, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 144,7 nghìn; trong đó, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước thành viên ASEAN là 188,7 nghìn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN [ACDD].

Trong thời gian tới, để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Chính phủ sẽ tiếp tục công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, trong đó chú trọng đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Bên canh đó,chú trọng đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại,xử lý nghiêm các vi phạm về sở hữu trí tuệ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch.

KHÁNH AN

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩucủa cả nước đến hết ngày 15-3 đạt 140,05 tỷ USD, tăng 14,3%, tương ứng tăng 17,48 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] đạt 97,45 tỷ USD, tăng 11,8% [tương ứng tăng tới 10,31 tỷ USD].

Trong kỳ 1 tháng 3 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 93 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-3, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 492 triệu USD.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 30,55 tỷ USD trong nửa đầu tháng 3. Ảnh minh họa: Vneconomy.vn

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 đạt 15,32 tỷ USD, tăng 5,6% [tương ứng tăng 808 triệu USD về số tuyệt đối] so với kỳ 2 tháng 2-2022. Như vậy, tính đến hết ngày 15-3, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 69,78 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 7,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: Hàng dệt may tăng 1,26 tỷ USD, tương ứng tăng 21,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 776 triệu USD, tương ứng tăng 8,2%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 724 triệu USD, tương ứng tăng 10%... so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 3 đạt 11,28 tỷ USD, tăng 5,5%, tương ứng tăng 585 triệu USD so với kỳ 2 tháng 2-2022. Tính đến hết ngày 15-3, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 50,86 tỷ USD, tăng 8,3%, tương ứng tăng 3,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Biểu đồ trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ ngày 1-1 đến 15-3-2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 đạt 15,23 tỷ USD, tăng 20,9% [tương ứng tăng 2,64 tỷ USD về số tuyệt đối] so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2-2022. Như vậy, tính đến hết 15-3, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 70,3 tỷ USD, tăng 16,4% [tương ứng tăng 9,9 tỷ USD] so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,92 tỷ USD, tăng 19% [tương ứng tăng 1,58 tỷ USD] so với kỳ 2 tháng 2-2022. Tính đến hết ngày 15-3, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 46,59 tỷ USD, tăng 15,9% [tương ứng tăng 6,39 tỷ USD] so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 66,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

HOÀNG LAN

Video liên quan

Chủ Đề