Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 3

2. Luyện tập Bài 3 Sinh học 11

Qua bài học này các em cần:

  • Nêu được vai trò cần thiết của quá trình thoát hơi nước ở thực vật.
  • Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.

  • Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở, đóng của khí khổng. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát nước.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 19 SGK Sinh 11

Bài tập 2 trang 19 SGK Sinh 11

Bài tập 3 trang 19 SGK Sinh 11

Bài tập 4 trang 7 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 16 SBT Sinh học 11

Bài tập 13 trang 17 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 16 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 16 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 16 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 16 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 16 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 1 trang 87 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 90 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi và bài tập chương 1 trang 17→19 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 11 Bài 3 trang 19 giúp các em hiểu được kiến thức về vai trò của quát trình thoát hơi nước, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Giải Sinh 11 bài 3: Thoát hơi nước được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 11 bài 3 Thoát hơi nước, mời các bạn cùng tải tại đây.

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá

- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

II. Thoát hơi nước qua lá

1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.

2. Hai con đường thoát hơi nước

Qua lớp cutin và qua khí khổng.

- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.

  • Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.
  • Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

  • Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
  • Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối . ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
  • Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng

Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào [A] và lượng nước thoát ra [B]

- Khi A = B: mô của cây đủ nước → cây phát triển bình thường.

- Khi A > B: mô của cây thừa nước → cây phát triển bình thường.

- Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 3 trang 17

Đọc bảng 3 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?

+ Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?

- Dựa vào các số liệu trong bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá.

Gợi ý đáp án

+ Ở cây thược dược số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới khác nhau, số lượng khí khổng ở mặt dưới [30 khí khổng/mm2] nhiều hơn mặt trên [22 khí khổng/mm2] thì có tốc độ thoát hơi nước lớn hơn. Các số liệu cũng tương tự ơ cây đoạn và cây thường xuân.

→ Tốc độ thoát hơi nước tỉ lệ với số lượng khí khổng phân bố trên bề mặt lá.

- Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước vì mặt trên của lá được phủ bởi một lớp cutin, nước có thể thoát ra qua lớp cuitn này.

- Các cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước là: khí khổng, lớp cutin.

Giải bài tập SGK Sinh 11 trang 19

Câu 1

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Gợi ý đáp án

Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với nơi không có bóng cây và mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

Câu 2

Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

Gợi ý đáp án

Cây trong vườn.

Câu 3

Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

Gợi ý đáp án

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

- Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.

- Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

Bài 3 Môn Sinh lớp 11 –  Giải bài 1,2,3 trang 19 SGK Sinh 11 

Bài 1: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với nơi không có bóng cây và mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

Quảng cáo - Advertisements

Bài 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn ?

Cây trong vườn có cường độ thoát hơinước qua cutin mạnh hơn, vì cây trong vườn có lớp cutin mỏng hơn. Bản chất của lớp cutin là làm giảm sự thoát hơi trên biểu bì lá.Lớp cutin càng giày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.Vì thế, cây trên đồi có lớp cutin giày hơn để giảm han chế tối đa việc thoát hơinước.

Bài 3: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

– Ánh sáng: cây quang hợp dưới ánh sáng làm tăng nồng độ chất hữu cơ và CO2 trong tế bào khí khổng dẫn đến trương nước → khí khổng mở

– Hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượnh ion trong tế bào khí khổng → thay đổi áp suất thẩm thấu → thay đổi sức trương của tế bào khí khổng

– Hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng điều khiển hoạt động các bơm ion → thay đổi sức trương nước của tế bào khí khổng
VD: Khi cây bị hạn → AAB tăng → bơm ion hoạt động đưa ion ra khỏi tế bào → giảm sức trương nước → khí khổng đóng.

Để giúp bạn học tốt môn Sinh học 11, phần dưới là danh sách các bài Giải bài tập Sinh học 11 Bài 3 [ngắn nhất]: Thoát hơi nước.

I. Lý thuyết

1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước

  • Khoảng 98% lượng nước mà rễ hấp thụ bị mất do thoát hơi nước.
  • Vai trò của sự thoát hơi nước:
    • là động lực cho dòng hút nước và ion khoáng từ rễ lên lá
    • có tác dụng hạ nhiệt độ của lá 
    • giúp CO2 khuếch tán vào trong lá cung cấp cho quang hợp

2. Thoát hơi nước qua lá

a. Lá là cơ quan thoát hơi nước

  • Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước:
    • Khí khổng nằm rải rác trên bề mặt lá xen kẽ với lớp cutin
    • Khí khổng mặt dưới nhiều hơn mặt trên => thoát hơi nước ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên

b. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin

  • Thoát hơi nước do khí khổng là chủ yếu => Do đó sự điều tiết độ mở khí khổng là quan trọng nhất
  • Thoát hơi nước qua cutin trên biều bì lá: phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin

3. Các tác nhân ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước

  • Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng,...

4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

  • Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 19 - sgk sinh học 11

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 19 - sgk sinh học 11

Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 19 - sgk sinh học 11

Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước

Video liên quan

Chủ Đề