Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 61

Câu 1 [trang 61 sgk Tiếng Việt 5]: Đọc câu dưới và trả lời câu hỏi:

Hổ mang bò lên núi

Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?

Giải đáp:

Câu "Hổ mang bò lên núi" có thể hiểu theo hai cách:

- Cách 1: Rắn hổ mang trườn lên núi.

- Cách 2: Con hổ tha con bò lên núi.

Câu 2 [trang 61]: Tại sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?

Giải đáp:

Có thể hiểu câu nói theo nhiều cách như vậy bởi vì: Người viết biết sử dụng từ đồng âm. Ngoài ra, cách hiểu còn tùy vào cách đọc ngắt giọng khác nhau.

Câu 1 [trang 61]: Các câu dưới đây đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

a] Ruồi đậu mâm xôi đậu.

Kiến bò đĩa thịt bò.

b] Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

c] Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

d] Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

Giải đáp:

  • Những từ đồng âm được dùng để chơi chữ là:

a]

+ đậu: bu, bay từ chỗ khác đến;

+ đậu: một loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đen, đậu đỗ,...

+ bò: di chuyển bằng các chân;

+ bò: con bò - động vật có sừng thuộc bộ guốc.

b]

+ chín: chín chắn, giỏi, thành thạo;

+ chín: số chín [số đếm]

c]

+ bác: anh, chị của bố, mẹ.

+ bác: đánh nhuyễn ra sền sệt.

+ tôi: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

+ tôi [vôi]: cho vôi sống vào nước.

d]

+ đá: vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có cấu tạo từng mảng, từng hòn.

+ đá: dùng chân tạo ra một lực tác động lên vật gì đó.

Câu 2 [trang 61]: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

Giải đáp:

- Bầy chim đậu trên cây hót ríu rít.

- Mẹ em thường nấu cháo đậu cho cả nhà cùng ăn sáng.

Bài trước: Tập làm văn: Luyện tập làm đơn [trang 59 sgk Tiếng Việt 5] Bài tiếp: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh [trang 62 sgk Tiếng Việt 5]

Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

b] Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

c] Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

d] Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

a] Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định, còn đậu trong xôi đậu là một loại hạt ngũ cốc dùng để ăn. trong kiến bò là một hoạt động, còn trong thịt bò là con bò.

b] Tiếng chín thứ nhất là tinh thông, tiếng chín thứ hai là số 9 trong dãy số tự nhiên chỉ số lượng.

c] Tiếng bác thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thức ăn bằng cách đun lửa liu riu và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ nhất là  một từ xưng hô, tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để làm cho tan.

d] Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất vừa có nghĩa là dùng đưa nhanh hất mạnh vào một vật làm cho nó bắn ra xa hoặc bị tổn hương [như trong đá bóng, đấm đá].

 Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

     - Thuyền đậu san sát bên bến sông.

bác:

- Bác Hoa đang tưới cây trong vườn.

- Bố đang bác cầu tre qua con suối.

Soạn bài Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trang 61 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ

I. Nhận xét

Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hổ mang bò lên núi.

Giải câu 1 – Nhận xét [Trang 61 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?

Trả lời:

Có hai cách hiểu:

  • [Rắn] hổ mang [đang] bò lên núi.
  •  [Con] hổ [đang] mang [con] bò lên núi.

Giải câu 2 – Nhận xết [Trang 61 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?

Trả lời:

Câu văn trên có hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu.

  • Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang [tên một loài rắn] đồng âm với tính từ hổ [con hổ] và hành động mang.
  • Động từ bò [trườn] đồng âm với danh từ bò [con bò].

II. Ghi nhớ

Dùng những từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập [Trang 61 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

a] Ruồi đậu mâm xôi đậu.

Kiến bò đĩa thịt bò.

b] Một nghề chi chín còn hơn chín nghề.

c] Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

d] Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

Trả lời:

a] Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định, còn đậu trong xôi đậu là hạt để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.

b] Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9.

c] Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun lửa liu riu và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi là 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào để làm cho tan.

d] Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất vừa có nghĩa là dùng lực đưa nhanh hay hất mạnh vào một vật làm cho nó bắn ra xa hoặc bị tổn hương [như trong đá bóng, đấm đá].

Giải câu 2 – Luyện tập [Trang 61 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Đặt câu với cặp từ chín – chín:

  • Chúng ta cần ăn chín uống sôi.
  • Hôm nay, em được chín điểm môn Toán.

Đặt câu với cặp từ đá – đá:

  • Hai chú gà trống đang đá nhau ngoài sân.
  • Bức tượng bằng đá được điêu khắc rất tinh xảo.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ

I. NHẬN XÉT

Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hổ mang bò lên núi.

Câu 1. Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?

Trả lời:

Có thể hiểu câu trên theo hai cách:

– Cách 1: Con rắn hổ mang trườn lên núi.

– Cách 2: Con cọp tha con bò lên núi.

Câu 2. Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?

Trả lời:

Có thể hiểu theo nhiều cách như vậy do người viết biết sử dụng từ đồng âm. Ngoài ra, cách hiểu còn tùy vào cách đọc ngắt giọng khác nhau.

II. GHI NHỚ

Dùng những từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

III. Soạn phần Luyện tập bài Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ [trang 61 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1]

Bài 1. Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

a] Ruồi đậu mâm xôi đậu.

Kiến bò đĩa thịt bò.

b] Một nghề chi chín còn hơn chín nghề.

c] Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

d] Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

Trả lời:

Những từ đồng âm được dùng để chơi chữ là:

a]

– Đậu:

  • đậu [1]: bu, bay từ chỗ khác đến.
  • đậu [2]: một loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đen.

– Bò:

  • bò [1]: di chuyển bằng các chân.
  • bò [2]: động vật có sừng thuộc bộ guốc.

b]

– Chín:

  • chín [1]: chín chắn, giỏi, thành thạo;
  • chín [2]: số chín.

c]

– Bác:

  • bác [1]: anh chị của ba mẹ.
  • bác [2]: đánh nhuyễn ra sền sệt.

– Tôi:

  • tôi [1]: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
  • tôi [2] [tôi vôi]: cho vôi sống vào nước.

d]

– Đá:

  • đá [1]: vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có cấu tạo từng mảng, từng hòn.
  • đá [2]: dùng chân tạo ra một lực tác động lên vật gì đó.

Bài 2. Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Bầy chim đậu trên cây hót ríu rít khi mẹ tôi đang nấu cháo đậu cho cả nhà dùng.
  • Bé đang bò đến chỗ con bò.
  • Ngoại tôi có tổng cộng chín người con, ai cũng chín chắn và xinh đẹp.

[BAIVIET.COM]

Luyện từ và câu - Đại từ. 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Luyện từ và câu - Đại từ

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường !

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai?

- Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

2. Đọc bài ca dao sau. Gạch dưới những đại từ được dùng trong bài:

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

3. Gạch dưới danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:

Con chuột tham lam

[1] Chuột ta gặm vách nhà. [2]Một cái khe hở hiện ra. [3]Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. [4]Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. [5]Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

4. Cần thay thế danh từ bị lặp lại [trong mẩu chuyện trên] bằng đại từ ở những câu nào? Trả lời bằng cách viết lại những câu đó.

Trả lời :

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.

- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.

2.

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

3.

Con chuột tham lam

[1] Chuột ta gặm vách nhà. [2]Một cái khe hở hiện ra. [3]Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. [4]Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. [5]Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Con chuột tham lam

[1] Chuột ta gặm vách nhà. [2] Một cái khe hở hiện ra. [3] Nó chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. [4] Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. [5] Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chú ta không sao lách qua khe hở được.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: Luyện từ và câu - Đại từ

Video liên quan

Chủ Đề