Giáo an hóa học 10 phát triển năng lực

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 10 đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Tải xuống

Giáo án Hóa học 10 Ôn tập đầu năm [Tiết 1]

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh tái hiện và củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học ở THCS, cụ thể:

- Nguyên tử

- Nguyên tố hoá học

- Hoá trị của một nguyên tố

- Định luật bảo toàn khối lượng

- Mol

- Tỉ khối của chất khí.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh tự giải quyết một số các bài tập liên quan.

3. Thái độ: Học sinh hăng hái trong học tập.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;

- Năng lực hợp tác.

- Mô hình, Bảng TH các nguyên tố hoá học.

- Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình nêu vấn đề.

1. Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Bỏ qua kiểm tra bài cũ đầu giờ.

3. Chuỗi các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động – vào bài

Xin chào tất cả các em, chào mừng các em đến với bài học đầu tiên của chương trình hóa học lớp 10. Trong tiết học đầu tiên này, cô sẽ cùng các em củng cố lại một số kiến thức hóa học trọng tâm mà chúng ta đã học ở THCS.

Hoạt động 2: Củng cố - luyện tập

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

2.1. Củng cố kiến thức về nguyên tử

GV hỏi:

+ Hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất gọi là gì? [hay nguyên tử là gì?]

+ Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

GV tổng kết, hệ thống hóa kiến thức.

+ HS trả lời: nguyên tử

+ HS trả lời: nguyên tử cấu tạo gồm lớp vỏ [là electron] và hạt nhân [gồm proton và nơtron];

1. Nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.

- Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có một hay nhiều electron mang điện tích âm.

a. Electon

- Kí hiệu e, điện tích 1-, me ≈ 0

b. Hạt nhân nguyên tử.

- Gồm có pn.

Hạt

KH

m

ĐT

Electron

e

me ≈ 0

1-

Proton

p

mn ≈ mp

1+

Nơtron

n

0

Số p = số e

KLNT ≈ mp + mn

2.2. Củng cố kiến thức về nguyên tố hóa học

GV hỏi:

+ Nguyên tố hoá học là gì?

+ Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá hoc thì chúng có đặc điểm gì giống nhau?

GV chuẩn hóa kiến thức.

HS trả lời:

HS trả lời:

2. Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

- Nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học thì có tính chất hoá học giống nhau.

2.3. Củng cố kiến thức về hóa trị của một nguyên tố

GV:

+ Hoá trị là gì?

HS trả lời

3. Hóa trị

+ Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

+ Hoá trị của một nguyên tố được xác định như thế nào? Cho ví dụ:

GV nhấn mạnh thêm:

Trong công thức hoá học, tích chỉ số và hoá trị của nguyên ng/tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của ng/ tố kia.

Tức nếu công thức hoá học

thì

ax = by và do đó

GV lấy ví dụ cho HS trình bày:

Ví dụ: Lập CT của hợp chất tạo bởi:

a] S [VI] với O [II]:

b] Ca [II] với O [II]:

HS lắng nghe

2HS lên bảng làm; Các HS khác làm vào vở.

a] Ta có: SxOy:

Vậy CT là: SO3

b] Ta có: CaxOy:

Vậy CT là: CaO

+ Qui ước chọn hoá trị của H là đơn vị và của O là 2 đơn vị

+ Cho công thức hoá học thì

ax = by và do đó

2.4. Củng cố kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng

GV: Nêu định luật bảo toàn khối lượng?

- 1 HS trả lời

4. Định luật bảo toàn khối lượng.

Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.

GV nhấn mạnh: Khi có n chất trong p/ứ mà đã biết khối lượng n-1 chất ta có thể tính KL chất còn lại.

GV lấy ví dụ để HS áp dụng:

Cho 80 gam một oxit kim loại [trong đó KL có hóa trị 2] phản ứng hoàn toàn với 2 gam H2 thì thấy thu được 64 gam kim loại. Khối lượng hơi nước sinh ra sau phản ứng là?

GV gọi 1 HS lên bảng chữa rồi nhận xét, kết luận.

- HS lắng nghe

- Một HS lên bảng trình bày, các em khác làm vào vở.

MO + H2

M + H2O [1]

80[g] + 2 [g] → 64[g] + X?

X = 82 – 64 = 18 [g]

...........................................................................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Giáo án Hóa học 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử

1. Kiến thức:

HS nêu được:

- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm có các electron. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt notron.

- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.

2. Kĩ năng:

- Nhận xét và rút ra các kết luận từ các thí nghiệm viết trong SGK.

- Vận dụng các đơn vị đo lường như: u, đvđt, A0 và biết cách giải các bài tập qui định

- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

3. Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác [trong hoạt động nhóm].

- Năng lực tự học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

[Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò], gồm:

1. Giáo viên [GV

- Phóng to hình 1.3 và hình 1.4 [SGK] hoặc thiết kế trên máy vi tính [có thể dùng phần mềm Power point] mô hình động của thí nghiệm ở hai hình trên để dạy học.

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Phiếu học tập

2. Học sinh [HS]

- Học bài cũ.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, vấn đáp, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu mới, hoạt động nhóm

2. Các kĩ thuật dạy học:

- Hỏi đáp tích cực.

- Dạy học theo nhóm nhỏ.

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối [10 phút]

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học của HS về nguyên tử ở lớp 8, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Biết tìm kiếm thông tin, phân tích, quan sát.

- Biết tổng hợp,chọn lọc thông tin, mô tả cấu tạo của nguyên tử.

- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 1 về thành phần nguyên tử cho HS

Phiếu học tập số 1

Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

1. Nguyên tử là các hạt vô cùng ..........và .............

2. Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có........mang điện tích dương và ...... mang điện tích........

3. Electron được ký hiệu là ...... có điện tích......, khối lượng rất nhỏ bé. Trong nguyên tử các ..... chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

4. Hạt nhân nguyên tử nằm ở .........nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt .....và.... kí hiệu lần lượt là.......và.......

GV đặt câu hỏi:

- Làm thế nào để chứng minh nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ nhưng thành phần của nó được tạo bởi 3 loại hạt?

- Làm thế nào để biết hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, lớp vỏ nguyên tử mang điện tích âm

2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập

HĐ nhóm: GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

HĐ cá nhân: Học sinh trả lời vào bảng về thành phần nguyên tử đã được học ở lớp 8

3/ Báo cáo, thảo luận

- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải đọc lại kiến thức đã học ở lớp 8 và nghiên cứu bài học mới.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

Phiếu học tập số 1:

1. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

2. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều các electron mang điện tích âm

3. Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt là proton, nơtron và electron

+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Tải xuống

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề