Giáo án Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 31

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tiết 5: Luyện tập tả cảnh - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 3 
Tiết 5 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2009
Môn : Tập làm văn
Luyện tập tă cảnh
KTKN : 10 
	SGK : 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa ắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào ; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. CHUẨN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
- Thảo luận nhóm
- đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.
- Các nhóm làm việc
- Trình bày kết quả
a. Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến ?
+ Mây : nặng, đặt xịt, lổm ngổm đầy trời ; tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
+ Gió : thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước ; khi mưa xuống gió càng mạnh, mặt sức điên đảo trên cành cây.
b. Những từ ngữ miêu tả tiếng mưa và hạt mưa lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa ?
* Tiếng mưa :
- Lúc đầu : lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách.
- Về sau : mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối ; giọt gianh đổ ồ ồ.
* Hạt mưa :
- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào ; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây ; hạt mưa giọt giã, giọt bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
c. Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa ?
Trong mưa :
- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run run.
- Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú
- Cuối cơn mưa vòm trời tối thẩm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
Sau trận mưa 
- Trời rạng dần
- Chim chào mào hót râm ran.
- Phía đông một mảng trời trong vắt.
- Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm là bưởi lấp lánh.
d. Tác giả quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
- Thị giác : thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa ; thấy mưa rơi ; những thay đổi của cây cối, con vật , bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
- Thính giác : nghe thấy tiếng gió thổi ; sự biến đổi của tiếng mưa ; tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.
- Xúc giác : sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa.
- Khứu giác : biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới bắt đầu mưa.
Kết luận : Tác giả quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa...Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị.
Bài tập 2 : Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
- Nhận xét - sửa chữa - chấm điểm.
- đọc yêu cầu BT2.
- Dựa vào kết quả quan sát, mỗi HS lập dàn ý.
- Trình bày dàn ý.
- Nhận xét - bổ sung.
- Tự sửa lại dàn ý của mình.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Hoàn chỉnh dàn ý.
- Chuẩn bị : Luyện tập tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.

Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tả cảnh trang 31, 32 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 3 - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31):

a) Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?

b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.

c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

Trả lời:

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

Câu 2 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Từ những điều quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.

Trả lời:

a. Mở bài:

- Giới thiệu bao quát về sự chuyển động của bầu trời (mây, sấm chớp, gió…) khi chuyển mưa, thời gian có thể sáng, trưa, chiều, tối…

b. Thân bài:

- Tiếng mưa rơi (âm thanh).

- Giọt mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng tắm mưa. Những con gà chui xuống gốc cây tránh mưa, mấy chú cóc nhảy ra đớp mồi. Vài bác nông dân đội nón, mặc áo mưa đến nơi nước đọng, khơi thông nước mưa chảy xiết, bọn trẻ tắm mưa, nô đùa huyên náo cả một vùng.

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn, trời quang quẻ, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, mấy chú gà vỗ cánh tỉa lông rồi đi tìm mồi. (Dùng câu văn có hình ảnh).

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cơn mưa đầu mùa, mưa với đời sống con người.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 khác:


Câu 1: Bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần?

A. Hai phần là mở bài và thân bài 

B. Ba phần là mở bài, thân bài và lời cảm ơn.

C. Ba phần là mở bài, thân bài, kết bài.

D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút.

Lời giải: 

Một bài văn tả cảnh thường gồm có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Chọn đáp án: C

Câu 2:  Con hãy ghép mảnh ghép màu xanh vào với mảnh ghép màu nâu để được tên các phần và nhiệm vụ tương ứng của từng phần trong một bài văn tả cảnh:

Lời giải: 

Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Vậy ghép: 1 – c, 2 – a, 3 – b

Câu 3: Bấm chọn vào phần thân bài trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương sau đây:  

Hoàng hôn trên sông Hương

       Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.

      Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít ngươi, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. 

       Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mảnh cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộn hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

        Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Lời giải: 

Mở bài: Đoạn văn số 1 (Từ đầu đến “…đã rất yên tĩnh này”): Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.

Thân bài: Đoạn văn số 2 và đoạn văn số 3 (Từ “Mùa thu…” đến “…buổi chiều cũng chấm dứt”): Sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Kết bài: đoạn văn số 4 (từ “Huế thức dậy…” đến hết): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.        

Vậy nên ta bấm chọn vào đoạn văn số 2 và 3 trong bài.

Câu 4: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:

Lời giải: 

Thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:

- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.

- Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến lúc tối hẳn.

- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn

Câu 5: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

Lời giải: 

Thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa

- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.

- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.

- Tả thời tiết, tả con người.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Giáo án Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 31

Giáo án Luyện tập tả cảnh lớp 5 trang 31

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.