Giấy sang tên xe máy

Đây là 4 tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký sang tên đổi chủ xe máy nộp cho cơ quan công an khi thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ xe máy.

Mẫu giấy khai đăng ký xe viết sẵn

Thông thường khi đến thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ xe máy cơ quan công an sẽ phát hồ sơ đăng ký xe cho người thực hiện thủ tục và hướng dẫn cách cà số khung, số máy. Do đó Mẫu giấy khai đăng ký xe Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA bạn nhận luôn tại nơi thực hiện thủ tục để điền theo hướng dẫn.

Quy trình sang tên đổi chủ xe máy bao gồm:

  • Bước 1: Lập hợp đồng mua bán xe
  • Bước 2: Khai và nộp thuế trước bạ sang tên xe
  • Bước 3: Khai hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy, cà số khung, số máy.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy.
  • Bước 5: Nhận giấy đăng ký xe mới theo lịch hẹn từ cơ quan công an.

Giấy sang tên xe máy

Mức thu lệ phí trước bạ của xe máy cũ bao nhiêu?

Hiện nay mức thu lệ phí trước bạ của xe máy cũ là 1%. Riêng:

  • Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở Thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…) nộp lệ phí trước bạ theo mức  5%.
  • Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.

Lệ phí trước bạ xe máy nộp tại Chi cục thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Theo Công văn 3027/TCT-DNNCN ngày 29/7/2020 của Tổng cục Thuế, người dân có thể khai, nộp lệ phí trước bạ qua mạng để tiết kiệm thời gian.

Sang tên đổi chủ xe máy cũ tại đâu?

Người thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ xe máy cũ liên hệ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện nơi chủ xe mới đăng ký thường trú để tiến hành thủ tục.

Trường hợp sang tên xe cũ khác tỉnh thì trước khi thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ, người bán xe phải liên hệ cơ quan đăng ký xe trước đây để nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.

Người thực hiện thủ tục không phải nộp lệ phí và sẽ nhận được Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Đây cũng là khác biệt giữa thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh và thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh.

Thủ tục sang tên xe máy không chính chủ

Khi bạn sở hữu xe mà giấy tờ mua bán qua nhiều đời chủ dẫn đến không có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xe theo quy định thì thủ tục sang tên xe máy không chính chủ sẽ giải quyết như sau:

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, người đang sử dụng xe trực tiếp đến đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên.

"1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

b) Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có)…”

Thông thường chủ xe phải làm bản cam kết về nguồn gốc xuất xứ xe có xác nhận của UBND nơi cư trú để quá trình xác minh hồ sơ đăng ký sang tên xe nhanh gọn hơn.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục sang tên xe máy cũ, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người trong việc áp dụng trên thực tế.

Sang tên xe được thực hiện khi chuyển nhượng xe máy từ người này sang người khác. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin hướng dẫn sang tên xe máy cùng tỉnh.

Giấy sang tên xe máy
Quy trình sang tên xe máy cùng tỉnh

Nội dung bài viết:

  1. 1. Thời hạn thực hiện thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh
  2. 2. Hồ sơ sang tên xe máy cùng tỉnh
  3. 3. Mức thu lệ phí trước bạ
  4. 4. Quy trình sang tên xe máy cùng tỉnh
  5. 5. Câu hỏi thường gặp:

1. Thời hạn thực hiện thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh

Thủ tục sang tên xe máy trong cùng tỉnh hay được gọi là thủ tục sang tên đổi chủ xe máy cùng tỉnh là một thủ tục bắt buộc. Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về trách nhiệm sang tên xe máy của chủ xe. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

2. Hồ sơ sang tên xe máy cùng tỉnh

Thủ tục sang tên xe máy cùng thành phố, thủ tục sang tên xe máy cùng huyện, thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh khác huyện đều được thực hiện theo thủ tục sang tên xe máy trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hồ sơ thực hiện thủ tục này được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:

Người được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

  • Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định.
  • Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.

Trong đó:

Giấy tờ xuất trình được quy định theo quốc tịch và nơi cư trú. Nếu là người Việt Nam, xuất trình một trong những giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.
  • Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

Giấy sang tên xe máy

  • Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe:
  • Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).
  • Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
  • Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.
  • Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

3. Mức thu lệ phí trước bạ

  • Mức thu lệ phí trước bạ được quy định tại Thông tư 301/2016/TT-BTC. Theo đó, đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi (là xe máy đã được chủ tài sản kê khai nộp lệ phí trước bạ tại Việt Nam thì lần kê khai nộp lệ phí trước bạ tiếp theo được xác định là lần thứ 02 trở đi) được áp dụng mức thu là 1%, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
  • Cụ thể, đối với xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi, chủ tài sản kê khai lệ phí trước bạ phải xuất trình cho cơ quan Thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe do Công an cấp đăng ký trả. Địa bàn đã kê khai nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc giấy khai đăng ký xe, giấy khai sang tên, di chuyển trong hồ sơ đăng ký xe và được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Hiện nay việc thực hiện thủ tục sang tên xe máy theo quy định là một thủ tục bắt buộc đối với cá nhân/tổ chức. Bài viết này ACC sẽ đưa cho bạn những kiến thức cụ thể nhất về thủ tục sang tên xe máy

4. Quy trình sang tên xe máy cùng tỉnh

Thủ tục này nằm trong thủ tục mua xe máy cũ cùng tỉnh phần lớn được thực hiện sau khi giao kết hợp đồng mua bán. Theo đó, các bước sang tên xe máy cùng tỉnh có thể được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Giao kết hợp đồng mua bán xe máy cũ;
  • Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ;
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 4: Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Bước 5: Nhận kết quả.

Nhìn chung, đăng ký sang tên xe máy cùng tỉnh giữ nguyên biển số. Nếu chủ xe muốn đổi biển số xe máy cùng tỉnh trong trường hợp biển bị mờ, gãy, hỏng thì cần thực hiện thủ tục đổi lại biển số xe. Biển số xe sau khi đổi vẫn giữ nguyên số.

Trên đây là một số thông tin về quy trình sang tên xe máy cùng tỉnh. Khi thực hiện thủ tục này, khách hàng nên tìm hiểu trước các quy định pháp luật có liên quan để việc thực hiện được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

5. Câu hỏi thường gặp:

Câu 1: Thời hạn thực hiện thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh là bao lâu?

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.