Hà Giang có bao nhiêu sóng?

Hà Giang có mật độ sông suối tương đối dày đặc. Các sông ở đây có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thủy. Trong đó, sông Lô là con sông lớn, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam [Trung Quốc], chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên [Hà Giang]. Điểm cuối của sông là ngã ba Hạc ở thành phố Việt Trì [Phú Thọ], nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng. Con sông này là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh Hà Giang.

Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam dài 274 km, diện tích lưu vực là 22.600 km2. Đây là một trong 5 con sông dài nhất ở miền bắc Việt Nam gồm: sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu và sông Đáy.

Sông Nho Quế như một dải lụa màu xanh giữa điệp ngàn núi rừng Hà Giang.

Ngoài sông Lô, Hà Giang còn có sông Chảy cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của tỉnh; sông Gâm phục vụ nước chính cho phần phía đông. Con sông ngắn nổi tiếng ở nơi đây là Nho Quế chạy dưới đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ, được ví như "dải lụa màu xanh" giữa núi non trùng điệp.

Về tên gọi Hà Giang hiện tại, theo cách lý giải của các bậc cao niên ở Hà Giang và những nhà nghiên cứu lịch sử mà chúng tôi từng trao đổi, được biết từ Hà và từ Giang theo nghĩa Hán Việt đều cùng có nghĩa là sông. Hà là từ chỉ con sông nhỏ, Giang là con sông lớn, dài. Với hình thế của đất Hà Giang, dọc theo trục Bắc – Nam, có nhiều con sông nhỏ, suối đổ vào sông lớn là dòng sông Lô, điển hình nhất là ở trung tâm Tp. Hà Giang, nơi có dòng sông Miện đổ vào sông Lô là con sông chính ở Hà Giang, với điểm nối ở khu vực cầu Gạc Đì, thuộc phường Quang Trung. Đây cũng được coi là khởi nguồn của dòng Lô từ đất Hà Giang. Sau nhiều biến đổi của lịch sử, sự phát triển của từng thời kỳ, có thể cách gọi Hà Giang xuất phát từ đặc điểm đó. 

 

 

Nói về thời điểm xuất hiện tên gọi Hà Giang, theo các nghiên cứu về lịch sử có liên quan đến vùng đất Hà Giang ở nhiều tài liệu mà đồng chí Bùi Văn Tân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang, tiến sỹ Phạm Văn Triệu, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và một số chuyên gia nghiên cứu cung cấp, trao đổi với chúng tôi, như các cuốn: Đại Nam nhất thống chí; Hoàng Việt nhất thống chí; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông và cuốn Tứ Bình thực lục... Theo đó, tên gọi ải Hà Dương [Hà Giang] ít nhất đã có từ thời Trần. Tên gọi Hà Dương rất có thể xuất hiện từ sớm hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu, điều tra hết các thư tịch cổ. 

 

Theo các tài liệu cổ mô tả, từ thời Trần, khoảng thế kỷ XIII, tên gọi Hà Dương là tên gọi của một khu dân cư buôn bán đông đúc [từ Dương tiến Hán còn được đọc là Giang]. Khu dân cư buôn bán đông đúc Hà Dương được xác định thuộc khu vực Tp. Hà Giang ngày nay. Theo tiến sỹ Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học Việt Nam, tên gọi Hà Dương có nghĩa muốn chỉ một vùng đất tươi sáng bên sông, thuận lợi cho giao thương, phát triển. Chữ Dương cũng còn được đọc là Giang, vì thế có thể đọc Hà Dương là Hà Giang. 

 

Tên gọi cụ thể về địa danh Hà Giang được nhắc trên bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, Vị Xuyên thời Lê, năm 1707

 

Trải qua quá trình phát triển, đến đầu thế kỷ XVIII, cách gọi Hà Dương vẫn được duy trì cho vùng đất Hà Giang. Địa danh đồn Hà Dương [Hà Giang] được nhắc đến cụ thể trên bài minh khắc trên chiếc chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Chiếc chuông này được đúc năm 1707 thời Lê, khi ấy vùng đất Hà Giang [chưa đầy đủ như bây giờ] được gọi là đồn Hà Dương.  

 

Điểm qua quá trình phát triển của mảnh đất Hà Giang trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta, theo các dữ liệu lịch sử, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, Hà Giang thuộc Bộ Tây Vu. Thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, khu vực Hà Giang thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Đến khi đất nước giành được độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, từ thời Lý, vùng đất Hà Giang thuộc châu Bình Nguyên. Đến thời Trần, vùng đất Hà Giang thuộc châu Tuyên Quang, lộ Quốc Oai. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1842 đã chia Tuyên Quang làm 3 hạt, gồm hạt Hà Giang, Bắc Quang và Tuyên Quang. 

 

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược đất nước ta. Trước sự yếu kém của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp từng bước thôn tính các tỉnh. Đến năm 1887, chúng mới đánh chiếm được địa bàn Hà Giang. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, ngày 20.8.1891, Toàn quyền Đông Dương De Lanetxang ra quyết định chia Khu quân sự thứ hai [Hà Giang khi đó nằm trong Khu quân sự thứ 2] thành ba tỉnh, gồm: Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang lúc này gồm có phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã [Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang]. Năm 1959, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Quốc hội đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

 

Đến nay, qua nhiều sự sắp xếp, thay đổi về hành chính, tỉnh Hà Giang có 11 huyện, thành phố, 193 xã, phường, thị trấn với dân số trên 854 ngàn người; diện tích 7.929,5km2. Năm 2010, thị xã Hà Giang, trung tâm của tỉnh được T.Ư công nhận là thành phố, đô thị loại III.

 

Trong hành trình mấy ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc và trong 130 năm hình thành và vươn lên, Hà Giang là địa phương có nhiều thiệt thòi vì ở một nơi xa hôi, hẻo lánh, giao thương gặp khó khăn do địa hình miền núi, chia cắt. Trong công cuộc đổi mới, từ điều kiện của một tỉnh miền núi, biên giới, Hà Giang được ví như là nơi nhiều đá nhất cả nước, thiếu đất canh tác nhất cả nước, bước ra khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước và là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước… Nhưng hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đang từng ngày vươn lên, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, đi tắt, đón đầu; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia; phấn đấu đưa KT - XH Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới. 

Quán bà có bao nhiêu xã?

Huyện Quản Bạ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tam Sơn [huyện lỵ] và 12 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Cao Mã Pờ, Đông Hà, Lùng Tám, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Quyết Tiến, Tả Ván, Thái An, Thanh Vân, Tùng Vài.

Hà Giang có bao nhiêu huyện xã?

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã.

Hà Giang có bao nhiêu con sông lớn?

Đây là một trong 5 con sông dài nhất ở miền bắc Việt Nam gồm: sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu và sông Đáy. Sông Nho Quế như một dải lụa màu xanh giữa điệp ngàn núi rừng Hà Giang.

Hà Giang có bao nhiêu xã biên giới?

Tỉnh Hà Giang có 7 huyện, 34 xã, thị trấn giáp biên với các Châu, huyện của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây [Trung Quốc], có một của khẩu Quốc gia Thanh Thủy và các cửa khẩu tiểu ngạch.

Chủ Đề