Hạch toán phí chuyển hàng hóa đơn về chậm

Ông Bùi Quang Tuấn hỏi, thứ 2 tuần sau công ty A mới hoạt động và xuất hóa đơn giá trị gia tăng [GTGT] cho hàng hóa thông quan từ thứ 7 tuần trước thì có bị coi là hành vi xuất sai thời điểm không? Và căn cứ phạt cho trường hợp trên?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

Tại Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa] và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…".

Tại Điều 13 quy định về áp dụng hóa đơn điện từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

"… 3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

… c] Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu [kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu] khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu...".

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:

Tại Điều 24 quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

"1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

… 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này.

… 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Khoản 3 Điều này;…".

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của ông có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu [kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu] khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì thực hiện lập hóa đơn GTGT điện tử theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trường hợp công ty của ông vi phạm quy định về lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa, dịch vụ thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đề nghị ông căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Hóa đơn đầu ra định khoản như thế nào? Nghiệp vụ định khoản hóa đơn đầu ra [hay hạch toán hóa đơn đầu ra] nghĩa là khi bán hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng cùng các chứng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên hệ thống các tài khoản. Vì nghiệp vụ hạch toán hóa đơn đầu ra bao hàm khá rộng nên trong phạm vi bài viết sau, E-invoice sẽ hướng dẫn cách hạch toán định khoản đối với thuế GTGT đầu ra.

Hướng dẫn định khoản hóa đơn đầu ra.

1. Hạch toán thuế GTGT đầu ra trên hóa đơn đầu ra dùng tài khoản nào?

Việc hạch toán thuế GTGT đầu ra sẽ chủ yếu dùng tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp, phản ánh số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tài khoản 3331 có hai tài khoản cấp 2, gồm:

  • Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: Đây là tài khoản dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT đối với hàng hóa đã bán và bị trả lại hoặc do giảm giá, số thuế GTGT đã nộp, phải nộp và còn phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
  • Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Đây là tài khoản sử dụng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Sử dụng TK 333 định khoản thuế GTGT đầu ra.

2. Hướng dẫn định khoản thuế GTGT đầu ra

Tùy theo trường hợp, Kế toán sẽ hạch toán tài khoản 3331 khác nhau, cụ thể:

2.1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế sẽ phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn GTGT này sẽ thể hiện đầy đủ giá bán chưa thuế GTGT, phụ thu, phí thu thêm ngoài giá [nếu có], thuế GTGT phải nộp, tổng tiền thanh toán. Trường hợp này kế toán cần phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thuế GTGT, ghi: - Nợ TK 111, 112, 131,... [Tổng giá thanh toán]. - Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ [tính theo giá bán chưa thuế]. - Có TK 512 - Doanh thu nội bộ [tính theo giá bán chưa thuế]. - Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

2.2. Trường hợp cho thuê tài sản

Hoạt động cho thuê tài sản thường bao gồm cho thuê tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình hoặc thuê bất động sản đầu tư. Hoạt động này có đặc trưng là thu tiền cho thuê trước của nhiều kỳ. Do đó doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động tài sản đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản. Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình sẽ được phản ánh vào bên Có TK 5113. Doanh thu hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư sẽ được phản ánh vào bên Có TK 5117. \>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn đầu ra với hàng biếu tặng.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Khi thu tiền khách hàng trả trước, ghi: - Nợ TK 111, 112 - Tổng số tiền thu của khách hàng cho hoạt động cho thuê tài sản nhiều kỳ - Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện [Tính theo giá thuê chưa có thuế GTGT]. - Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước - Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu phát sinh từ hoạt động cho thuê tài sản, ghi: - Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện - Có TK 5113 - Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản đối với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình - Có TK 5117 - Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản đối với bất động sản đầu tư. Chuyển sang kỳ kế toán sau, kế toán tính và kết chuyển doanh thu hoạt động cho thuê tài sản - Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện - Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [TK 5113 hoặc TK 5117]. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện và doanh nghiệp phải hoàn tiền cho khách hàng, kế toán ghi: - Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện [Tính theo giá chưa thuế GTGT]. - Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 111, 112,... Tổng số tiền trả lại.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Khi nhận tiền khách hàng trả trước, kế toán ghi: - Nợ TK 111, 112, … - Tổng số tiền khách trả - Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Cuối kỳ, kế toán tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán: - Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện - Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ [TK 5113 hoặc TL 5117]. Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: - Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ [TK 5113 hoặc TL 5117]. - Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh của kỳ kế toán sau: - Nợ TK 3387 - Có TK 511 Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện và doanh nghiệp phải hoàn tiền cho khách hàng, kế toán ghi: - Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện [Tính theo giá chưa thuế GTGT]. - Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 111, 112,... Tổng số tiền trả lại.

Một số trường hợp định khoản thuế GTGT đầu ra.

2.3. Đối với hoạt động bán hàng trả góp, trả chậm

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm hoặc trả góp, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: - Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng số tiền cần phải thanh toán. - Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tính theo giá chưa thuế GTGT. - Có TK 3387 - Doanh thu chưa được thực hiện tính theo giá chưa thuế GTGT. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.4. Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng

Khi xuất đổi hàng

Căn cứ theo hóa đơn GTGT khi đưa hàng hóa, dịch vụ đi đổi: - Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng - Có TK 511 - Có TK 3331 Căn cứ hóa đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hóa đổi về, kế toán ghi: - Nợ TK 152, 153, 156,... Giá mua chưa thuế - Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ - Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Trường hợp hàng hóa, vật tư nhận đổi về không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

- Nợ TK 152, 153, 156,... Giá mua chưa thuế - Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

2.5. Trường hợp bán & thanh lý bất động sản đầu tư

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

- Nợ TK 111, 112, 131,... - Tổng giá thanh toán. - Có TK 5117 - Doanh thu đối với bất động sản đầu tư [giá chưa thuế]. - Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Đối với hoạt động bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp

Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm: - Nợ TK 131 - Có TK 5117 - Có TK 3387 - Có TK 3331 \>> Tham khảo: Cách lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu ra và đầu vào mới nhất.

Đối với bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp:

Lãi trả chậm hạch toán như thế nào?

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp bhxh vào tài khoản 811 [chi phí khác] để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.

Tiền chậm nộp thuế hạch toán vào đầu?

– Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào Tài khoản 811.

Phạt chậm nộp thuế TNDN bao nhiêu phần trăm?

“Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0.05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.

Chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu hạch toán vào đầu?

Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 [Nguyên vật liệu], TK 153 [Công cụ dụng cụ] hoặc TK 156 [Hàng hóa].

Chủ Đề