Hệ số lương 30 là bao nhiêu tiền?

Ngoài bảng lương công chức năm 2023, nhiều độc giả đã gửi đến yêu cầu về bảng lương viên chức trong năm 2023 khi lùi cải cách tiền lương và tăng lương cơ sở từ 01/7/2023. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam.


Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15 nêu rõ:

Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng;

Như vậy, bảng lương viên chức năm 2023 vẫn thực hiện như hiện nay. Cụ thể, viên chức vẫn hưởng lương "cứng" theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.

- Hệ số lương: Vẫn áp dụng tại các Phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Dựa trên các yếu tố như mức độ tiêu hao lao động của các công việc [nhóm công việc] cụ thể, mối tương quan tỉ lệ thuận giữa chúng với mức tiền lương, sự cân đối mức lương giữa các công việc trong ngành và giữa các ngành... Nhà nước xây dựng hệ thống hệ số lương trong thang, bảng lương của các ngành, nghề.

Hệ số lương là cơ sở [trực tiếp hoặc gián tiếp] để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép... cho người lao động trong khu vực nhà nước. Trong các đơn vị kinh doanh, người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích cho người lao động.

 

2. Khái niệm và vai trò của thủ quỹ

 “Thủ quỹ” hay còn được gọi bằng cái tên khác là “kế toán thu chi” chính là người giữ quỹ của một cơ quan, một tổ chức.

Yêu cầu chung đối với một người thủ quỹ là phải luôn luôn cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu - chi - tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ; báo cáo khi cần cho Ban Giám đốc và Kế toán trưởng. Đồng thời, phải thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt.

Vai trò thủ quỹ liên quan đến nhiều khía cạnh khác của công tác tài chính, ví dụ như bố trí an ninh để giữ và vận chuyển tiền mặt, tuân thủ các quy định về chống rửa tiền và báo cáo về các giao dịch đáng ngờ. Ngoài ra, thủ quỹ còn chịu trách nhiệm về việc cân đối tiền mặt và quỹ tiền mặt, giữ các khoản tiền đủ để đáp ứng các hợp đồng kinh doanh.
Thủ quỹ làm việc trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề, thực hiện các dịch vụ giao dịch cơ bản hàng ngày như: nhập các khoản mua hàng vào sổ quỹ tiền mặt; nhận các khoản thanh toán tiền mặt, séc và thẻ; kiểm tra số dư tài khoản; trả lại tiền cho khách hàng; tính toán các khoản giảm giá; chuyển các nguồn vốn. Căn cứ quy mô và quy chế của cơ quan, tổ chức mà tiêu chuẩn về thủ quỹ được quy định khác nhau. Tuy nhiên, công việc chính của thủ quỹ bao gồm hai loại đó là thu chi tiền mặt và quản lý quỹ tiền mặt.

- Thu, chi tiền mặt: mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiềm mặt và có chứng từ; kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt; cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào phiếu thu hoặc phiếu chi.

- Quản lý Quỹ tiền mặt: Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két , không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi cơ sở . Không được để tiền của cá nhân vào trong két. Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại cuối ngày. Cuối ngày in Sổ quỹ trên máy và lấy đầy đủ chữ ký. Hằng ngày, kế toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách, ký vào sổ Quỹ [viết tay và bản in]. Khóa sổ và niêm két trước khi ra về.

 

3. Hệ số lương của thủ quỹ trong đơn vị, cơ quan nhà nước?

Thưa luật sư, Tôi tốt nghiệp Đại học kế toán hệ chính quy ra và tháng 09/2014 Sở GD Hà giang có tồ chức thi tuyển viên chức. Sau khi tìm hiểu tôi thấy Trường THPT có đăng tuyển 1 thủ quỹ và yêu cầu trình độ là ĐH kế toán, thấy phù hợp với ngành của mình tôi đã đăng ký thi và trúng tuyển. Ngày 15/11/2014 tôi nhận quyết định phân công công tác về trường THPT. Khi đó trong quyết định có ghi mức lương thủ quỹ là 1.50, tôi có hỏi thì trưởng phòng tổ chức cán bộ trả lời thủ quỹ không cần có bằng cấp nên không trả theo mà trả theo ngạch thủ quỹ. Thiết nghĩ làm thủ quỹ cũng cần phải có trình độ về kế toán- tài chính để biết thu đúng, chi đúng ?

Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp như vậy tôi được hưởng lương theo 2.34 hay 1.50? và nếu tôi được hưởng 2.34 thì bây giờ tôi phải làm những hồ sơ gì để nộp cấp trên điều chỉnh? Xin luật sư giải đáp cho tôi ,vì tôi thấy tôi rất thiệt thòi có bằng đại học mà chỉ được hưởng lương sơ cấp? tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo những thông tin quý khách cung cấp thì quý khách được tuyển dụng vào vị trí thủ quỹ trong nhà trường. Chức danh thủ quỹ trong nhà trường được phân vào công chức nhóm C [C2], ngạch công chức là thủ quỹ đơn vị, cơ quan. Điều này được dựa trên Nghị định số 204/2004/NĐ-CP đã được sử đổi, bổ sung và hợp nhất bởi Văn bản hợp nhất số 01/2016/VBHN – BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 17/10/2016.

Hệ số lương của công chức nhóm 2 [C2] được điều chỉnh trong bảng 2 – bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước là 1.50 [tương đương với bậc 1 khi mới được tuyển dụng].

Như vậy, trường học – nơi quý khách làm việc đã áp dụng đúng quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm đó để xác định hệ số lương cho ngạch thủ quỹ của quý khách. 

 

4. Phụ cấp trách nhiệm của thủ quỹ làm việc trong cơ quan nhà nước

Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định: 

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Điểm d khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy đinh về phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

"Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung".

Thông tư số 05/2005/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau:

"I- Phạm vi áp dụng: Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức [kể cả công chức dự bị], viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm [không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo].

II. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:                       

1. Mức phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

0,5

145.000 đồng

2

0,3

87.000 đồng

3

0,2

58.000 đồng

4

0,1

29.000 đồng

2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:… [d] Mức 4, hệ số 01 áp dụng đối với: Thủ quỹ cơ quan, đơn vị".

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2019 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định: “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”.

Thủ quỹ là công việc đòi hỏi trách nhiệm cao do đó sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Theo đó, chị sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo mức 4, hệ số 0,1. Tuy nhiên, theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP,từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở đã tăng lên thành 1.490.000 đồng/tháng. Cho nên, mức phụ cấp của chị tính từ ngày 01/07/2019 sẽ là 149.000 đồng/tháng.

Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Riêng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì phụ cấp trách nhiệm của người lao động sẽ tuân theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2015, như sau:

“Chế độ phụ cấp trách nhiệm: [a] Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý [như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự], hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương [như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự]; [b] Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương; [c] Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm”.

 

5. Những điểm mới trong quy định về tiền lương của công chức, viên chức

5.1. Bãi bỏ mức lương cơ sở

Theo Mục 3.1.c Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW , từ năm 2021 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng.Như vậy, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 sẽ không còn dựa trên mức lương cơ sở như hiện nay sẽ được tính căn cứ theo nhiều yếu tố trong đó có yếu tố là mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

 

5.2. Trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm    

Nghị quyết 27 nhấn mạnh, về chính sách cải cách tiền lương, đối với khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động. Trong đó, đối với bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ thực hiện theo nguyên tắc:- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;- Điều kiện lao động cao hơn bình thường.

 

5.3. Áp dụng hệ thống bảng lương mới

Theo Nghị quyết này, từ năm 2021 sẽ có 05 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể:- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

+ 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an [theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm].

+ 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

+ 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an [trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay].

Như vậy, so với hệ thống bảng lương hiện hành tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP , hệ thống bảng lương mới sẽ không còn bảng lương cho chuyên gia cao cấp; bảng lương của cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

 

5.4. Sẽ có cơ cấu tiền lương mới cho công chức, viên chức từ năm 2021

Theo Điểm a Khoản 3.1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW , cơ cấu tiền lương mới từ năm 2021 gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]. Đồng thời, bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

 

5.5. Bỏ phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức

Nhằm sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương thì trong thời gian sắp tới sẽ bãi bỏ một số loại phụ cấp như:- Phụ cấp thâm niên nghề [trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức];- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo [do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ];- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ [do đã đưa vào trong mức lương cơ bản];- Phụ cấp độc hại nguy hiểm [do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề].Đồng thời sắp tới sẽ có quy định mới về chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

 

5.6. Bãi bỏ hàng loạt các khoản chi ngoài lương 

Mục 4 Phần III Nghị quyết 27 nêu rõ thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương và trong đó có việc bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị.

 

 5.7. Cán bộ, công chức, viên chức tại nhiều tỉnh được hưởng thu nhập tăng thêm

Theo quy định tại Mục 3.1.d Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW , một trong những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công] là mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Có thể thấy, hiện nay, chi thu nhập tăng thêm chỉ mới được áp dụng tại địa bàn TP HCM. Với nội dung cải cách này, trong thời gian sắp tới, cán bộ, công chức, viên chức tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ được hưởng khoản thu nhập tăng thêm này.

Ngoài ra, Nghị quyết 27 còn đưa ra một số nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương khác như: Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị; Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Chủ Đề