Hệ thống xử lý nước thải ở nhà ma bi

Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA

Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA tự hào là đơn vị chuyên sâu về xử lý nước cấp, xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam.

Và là nhà cung cấp úy tín chuyên nghiệp về các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.Quý khách hàng có thể tham khảo các bài viết về dịch vụ và sản phẩm để có thêm thông tin, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline(Zalo): 0902.197.493

Tất cả các hệ thống được thiết kế với công nghệ và thiết bị hiện đại nhất. Đáp ứng mọi yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của Chủ đầu tư và quý khách hàng.

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải không thể tránh khỏi các sự cố. Cùng tìm hiểu các sự cố và cách khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Sự cố về bơm

Các sự cố thường gặp về bơm bao gồm chết bơm, tắc cánh bơm, bơm yếu, chạy nóng và phát ra tiếng kêu lạ. Nhân viên vận hành hệ thống phải kiểm tra bơm hằng ngày để nhanh chóng phát hiện và khắc phục, thường sẽ có những nguyên nhân gây ra sự cố như sau:

  • Tủ điện bị nhảy atomat hoặc mất nguồn cấp điện đến bơm: Khắc phục bằng cách kiểm tra các điểm đấu nối xem có bị chập hay không?
  • Cánh bơm bị kẹt hoặc bị vướng vào rác: Nếu là bơm sau bể điều hòa, cần kiểm tra lại song chắn rác xem lưới chắn rác có đúng kích cỡ trong thiết kế hay không? Việc sử dụng sai kích thước lỗ lưới dẫn đến việc rác lọt vào bể điều hòa, sẽ gây tắc cánh bơm trong quá trình vận hành. Đối với bơm chìm, cần đảm bảo sử dụng đúng model theo thiết kế để không xảy ra hiện tượng tắc bơm gây giảm lưu lượng;
  •  Bơm có tiếng kêu lạ hoặc bị rung lắc: Kiểm tra xem bơm đã được cố định vào khung hay sàn hay chưa? Nếu đã cố định nhưng vẫn phát ra tiếng kêu thì nhanh chóng dừng bơm và kiểm tra các phớt cơ khí hoặc cánh quạt tản nhiệt bị vướng dị vật.
  • Bơm nóng và chạy yếu: Cần dừng bơm ngay lập tức để kiểm tra roto, cuộn dây xem có bị nước vào hoặc om hay không. Thường các cuộn dây bị ẩm do nước hoặc dầu sẽ làm bơm chạy bị yếu, từ đó gây nóng và có thể xảy ra hiện tượng chập cháy.
  • Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải không bị gián đoạn trong quá trình vận hành, cần trang bị thêm bơm dự phòng trong thiết kế ban đầu để nếu một bơm bị hỏng, ta có thể tháo đi sửa chữa mà vẫn đảm bảo hệ thống không phải dừng hoạt động.

Hệ thống xử lý nước thải ở nhà ma bi

Trạm bơm trong hệ thống xử lý nước thải

Sự cố về các thiết bị sục khí và oxy

Như chúng ta đã biết, oxy là nguyên tố không thể thiếu trong một hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ sinh học, bởi oxy đảm bảo cho vi sinh vật trong hệ thống sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải hoạt động sau một thời gian sẽ có thể phát sinh một số vấn đề ở thiết bị cung cấp khí như sau:

  • Máy thổi khí bị kêu rít khác thường: Có thể do các đầu kết nối bị hở dẫn đến lượng khí thoát ra ngoài theo các khe hở đó gây tiếng rít;
  • Máy thổi khí bị đọng nước: Một số hệ thống thiết kế sai hoặc do lỗi thiết bị dẫn đến việc nước bị tràn ngược vào máy sục khí gây chập cháy.
  • Oxy trong bể xử lý không được phân tán đồng đều: Có thể các đĩa thổi khí bị tắc hoặc hỏng do lắp đặt sai cách.

Sự cố về dinh dưỡng:

Trong nước thải, dinh dưỡng bao gồm N và P. Hàm lượng N trong nước thải đầu vào sẽ được coi là đạt yêu cầu nếu tổng N nằm trong khoảng 1 đến 2mg/l. Nếu lớn hơn 2mg/l có nghĩa là hàm lượng N trong nước thải đang dư thừa, khắc phục bằng cách dừng việc bổ sung N ngoài.

Sự cố về mùi

Hệ thống phát sinh mùi hôi thối khó chịu là đang có vấn đề, để khắc phục chúng ta cần xác định chính xác mùi phát ra từ giai đoạn xử lý nào? Một số nguyên nhân có thể xảy ra như sau:

  • Dư thừa chất hữu cơ do quá trình xử lý sơ bộ kém, bùn hoạt tính không được kiểm soát tốt dẫn đến việc BOD tăng cao;
  • Thông khí kém;
  • Thiết bị lọc bị quá tải;

Để khắc phục các vấn đề nêu trên, cần tính toán lại quá trình xử lý sơ bộ, phải đảm bảo kiểm soát được quá trình xử lý bùn vi sinh để giảm BOD trong nước thải. Ngoài ra cần duy trì điều kiện thông khí tốt; tăng tốc độ tái tuần hoàn của hệ thống.

Xem thêm: Xử lý mùi hệ thống nước thải

Sự cố về bùn vi sinh

Hệ thống xử lý nước thải ở nhà ma bi

Sự cố bùn vi sinh

  • Bùn nổi: là hiện tượng thường gặp trong bể lắng đợt 2 do khí N2 sinh ra trong quá trình khử nitrat hóa. Khí N2 sẽ di chuyển lên trên và kéo theo bùn nổi lên trên bề mặt.
  • Bùn tạo thành khối: Hiện tượng này xảy ra do các vi khuẩn dạng sơi phát triển quá mức dẫn đến bùn bị lắng kém.
  • Nổi váng bọt nhờn ở bể hiếu khí: do tuổi bùn vi sinh già, khắc phucjn bằng cách “trẻ hóa” tuổi bùn. ngoài ra có thể do vãng dầu mỡ còn tồn tại do quá trình tách mỡ xảy ra lỗi; hoặc do các vi khuẩn tạo bọt.
  • Bùn mất khả năng kết dính: Do sự phân chia của các bông bùn lớn hoặc do thiếu thức ăn cho vi sinh vật;
  • Bùn bị phân tán: thường thấy là các cụm bùn nhỏ có đường kính từ 10-20mm, vi sinh không tạo thành bông bùn dẫn đến hiệu suất bể lắng thấp, bùn tuần hoàn ít và nước sau bể lắng thường có hiện tượng đục.
  • Bùn chết: Do hệ thống thiếu oxy, không cung cấp đủ thức ăn cho vi sinh vật hoặc trục trặc do hư hỏng thiết bị mà toàn hệ thống phải dừng hoạt động trong một thời gian.

Thường gặp với các hệ thống sử dụng màng MBBR. Do tính toán ban đầu của người thiết kế theo công suất tối đa mà không tính đến việc công suất màng sẽ suy giảm theo thời gian. Hiện tượng tắc màng do không vệ sinh cũng dẫn đến việc giảm hiệu suất của hệ thống. Khắc phục bằng cách tính toán và áp dụng theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất; tiến hành vệ sinh, súc rửa màng định kì. Với các hệ thống đã lắp đặt màng nhưng không đạt công suất cần bổ sung thêm màng trong hệ thống xử lý.