Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội

TĐKT – Sáng 17/11, tại Hà Nội, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm truyền thống [1898 – 2018] và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhà giáo nhân dân, PGS.TS Trần Đức Quý – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng với truyền thống lịch sử 120 năm xây dựng và phát triển.

Trong hành trình 120 năm, nhà trường đã cung cấp hàng vạn cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân cho đất nước, trong số đó nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, đã đi vào lịch sử, làm rạng danh quốc gia, dân tộc như các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Hồng Thái, Lương Khánh Thiện…

Nhiều cựu sinh viên đã học tập, phấn đấu trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tỉnh, thành phố, các tướng lĩnh trong Công an và Quân đội; nhiều cựu sinh viên trở thành nhà quản trị, doanh nhân thành đạt, nhiều người trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động…

Hiện nay nhà trường có 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 50 ha, gần 1.500 cán bộ, giảng viên, trong đó có trên 200 giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Quy mô của trường trên 30.000 học viên, sinh viên, đào tạo nhiều cấp trình độ gồm 4 ngành tiến sĩ, 9 ngành thạc sĩ, 33 ngành đại học, 15 ngành cao đẳng; đào tạo liên thông, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo các chương trình ngắn hạn, chương trình hợp tác quốc tế.

Mỗi năm nhà trường cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên 10.000 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên có kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với những đóng góp trong 120 năm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương và địa phương.

Để tiếp tục phát triển nhiệm vụ dạy và học lên một tầm cao mới, Nhà giáo nhân dân, PGS.TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: “Trường sẽ đổi mới quản trị đại học theo mô hình đại học điện tử, hướng tới quản trị đại học thông minh; thực hiện tự chủ đi đôi với trách nhiệm xã hội, coi người học là trung tâm của mọi hoạt động”.

Theo đó, nhà trường sẽ nâng cao năng lực của cả người dạy và người học bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế, tiếp thu chọn lọc những mô hình và kinh nghiệm thành công của các trường đại học tiên tiến trên thế giới giữ ổn định quy mô đào tạo; phát huy thế mạnh cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, đào tạo trình độ cao và nghiên cứu mũi nhọn, ưu tiên một số lĩnh vực, ngành nghề có vai trò then chốt đối với nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, phát triển chương trình đào tạo theo ngành rộng với định hướng đào tạo ứng dụng, trang bị kiến thức nền tảng vững chắc đồng thời chú trọng phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế. Gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ ứng dụng; đào tạo gắn với doanh nghiệp, đào tạo gắn với thực tập sản xuất.

Phương Thanh

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với 124 năm xây dựng và phát triển

Tiền thân là 2 Trường: Chuyên nghiệp Hà Nội [thành lập năm 1898] và Chuyên nghiệp Hải Phòng [thành lập năm 1913], trải qua nhiều lần sáp nhập, đổi tên, nâng cấp thành Trường Trung học Công nghiệp I, sau đó là Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội và nay là Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Xét về lịch sử hình thành, HaUI là một trong những trường đại học lâu đời của Việt Nam với 124 năm xây dựng và phát triển. HaUI có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Hà Nam, với nhiều trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhiều cấp trình độ [tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và một số loại hình đào tạo khác].

NGND.PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, HaUI đang đào tạo 4 ngành trình độ tiến sĩ, 12 ngành trình độ thạc sĩ, 45 ngành trình độ đại học và một số loại hình đào tạo khác với quy mô khoảng 32.000 học viên, sinh viên, trong đó đào tạo trình độ đại học chiếm trên 90%. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng ứng dụng và thường xuyên được cập nhật. “Chuẩn đầu ra” của các chương trình này được công khai và đảm bảo đánh giá định lượng. Số chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết đào tạo, đồng cấp bằng với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chiếm ít nhất 10% tổng số chương trình đào tạo. Để thay đổi kịp với xu thế và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhà trường đã chú trọng đổi mới mô hình và chương trình đào tạo. Trong công tác đào tạo, có ít nhất 10% thời lượng của mỗi chương trình được dành cho thực tập thực tế hoặc hoạt động giảng dạy, báo cáo chuyên đề, seminar do các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm. Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ với tất cả các chương trình đào tạo để đảm bảo tính mềm dẻo, giúp người học có thể chủ động lựa chọn chương trình, kế hoạch học tập phù hợp. Mô hình đào tạo này có các ưu điểm nổi bật là đề cao vai trò của người học, coi việc tự nghiên cứu và học tập của sinh viên là yếu tố then chốt giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học, có thể vừa làm vừa học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và người sử dụng lao động.

Từ năm 2016, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã áp dụng tiếp cận sáng kiến CDIO [Conceive - Design - Implement - Operate: hình thành ý tưởng - thiết kế - thực thi - vận hành các sản phẩm/hệ thống/quy trình/dự án…] trong phát triển các chương trình đào tạo. Theo đó, chương trình đào tạo được thiết kế, vận hành bám sát theo chuẩn đầu ra, phản ánh đầy đủ các yêu cầu tối thiểu về năng lực đối với người tốt nghiệp mà doanh nghiệp đang cần và sẽ cần trong tương lai gần. Đây là chìa khóa để sinh viên của HaUI khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay được yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tốt với những thay đổi trong công việc.

HaUN đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành “Đại học Công nghiệp Hà Nội” gồm 3-5 trường thuộc/trực thuộc, hoạt động đa lĩnh vực, nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, ở giai đoạn nào, HaUI cũng được đánh giá là cái nôi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế hàng đầu của cả nước. Nhiều cựu học sinh của Trường đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và được ghi danh vào lịch sử như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Hồng Thái, Lương Khánh Thiện...; nhiều cựu học sinh, sinh viên là các cán bộ nòng cốt, nắm giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà nước, các bộ/ngành ở Trung ương và địa phương.

Khẳng định vị thế là trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng

Với vị thế là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu quan trọng của ngành và đất nước, những năm gần đây, HaUI đã có nhiều nỗ lực đổi mới mô hình đào tạo, có giải pháp thiết thực gỡ nút thắt trong phát triển công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Nhà trường đã nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong quản trị, đào tạo nhân lực phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, HaUI đã thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng kết hợp phương pháp truyền thống và dạy học trực tuyến; tiếp cận sáng kiến CDIO trong phát triển các chương trình đào tạo; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy và quản lý đào tạo theo mô hình đại học điện tử; giảng viên lên lớp ngoài giảng dạy lý thuyết và thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, còn đưa ra các bài học tình huống để sinh viên làm việc theo nhóm nhằm giải quyết tận gốc vấn đề... Cách làm đổi mới, sáng tạo, sẵn sàng đón đầu xu thế giáo dục đại học hiện đại đã mang đến cho HaUI những trái ngọt. Điển hình là ngày 14/5/2019, Trường đã vinh dự nhận giải Nhì [không có giải Nhất] giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam [VIFOTEC] năm 2018 trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông với công trình “Thiết lập hệ thống đại học điện tử theo mô hình quản trị quy trình nghiệp vụ [Business Process Management] và xu hướng công nghệ SMAC [Social - Mobil - Analytics - Cloud]”. Công trình do NGND.PGS.TS. Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường chủ trì, được xây dựng và phát triển từ năm 2010 trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Nhà trường.

Hệ thống đại học điện tử áp dụng phương thức quản trị hiện đại với các giải pháp thông minh như thiết lập các hệ hỗ trợ ra quyết định nhằm giải quyết các bài toán khó trong đào tạo, xử lý yêu cầu của sinh viên; ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn. Sau 3 năm triển khai và ứng dụng vào thực tế, hệ thống đại học điện tử của HaUI đã đạt được những kết quả ấn tượng:

Về phát triển hệ thống: đã xây dựng được 23 phân hệ, 517 quy trình tác nghiệp, 6.700 chức năng, 3 hệ hỗ trợ [DSS], 4 app di động, 5 ứng dụng thành phần, 95 báo cáo tổng hợp và 291 bản in từ hệ thống.

Về vận hành hệ thống: đã có 150 triệu lượt cán bộ sử dụng, 106 nghìn lượt tải app, 344 dung lượng cơ sở dữ liệu hệ thống, 2,05 phút thời gian tương tác trung bình trên hệ thống, 17.000 lượng người dùng đồng thời cao nhất/giây.

Về vận hành các chức năng: trên 63 triệu lượt tra cứu, gần 6.000 ý kiến sinh viên được giải đáp, 25.000 yêu cầu được giải quyết trực tuyến, 42.000 sinh viên thanh toán tiền học phí qua ví điện tử.

Về hoạt động đào tạo: thực hiện công tác tuyển sinh với trên 7.300 thí sinh đăng ký trực tuyến; 39.000 lượt làm thủ tục trực tuyến, trong đó có 36.000 thí sinh làm thủ tục nhập học; phát triển được 98 chương trình đào tạo, 646 khung chương trình, 7.300 học phần, gần 1.600 học phần theo CDIO, 4.500 chuẩn đầu ra; tổ chức được 106.400 lớp học phần, 3,5 triệu lượt đăng ký học tập, 79 học phần kết hợp; công nhận kết quả đến 155.000 lượt xét học tiếp, 31.000 lượt xét tốt nghiệp, hơn 250.000 lượt sinh viên đánh giá theo chuẩn đầu ra và 36.000 bằng, chứng chỉ được in và quản lý.

Về hoạt động khảo thí: đã có hơn 1,3 triệu bài thi được xử lý, tổ chức 143.000 phòng thi và 132.000 cán bộ coi/ chấm thi…

Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: đã có gần 3.000 sản phẩm là kết quả của các đề tài/dự án nghiên cứu được quản lý trên hệ thống, trong đó có 390 sản phẩm của sinh viên…

Hoạt động đảm bảo chất lượng: đã có 5 chương trình đào tạo tự đánh giá trên hệ thống, 9.000 minh chứng phục vụ được số hóa…

Hoạt động thanh tra: đã có 3.800 lớp học được giám sát online.

Hoạt động tài chính: đã thực hiện trên 3,5 triệu giao dịch tài chính với hơn 89.000 hóa đơn điện tử.

Hoạt động quản lý sinh viên: đã lưu trữ thông tin quản lý 113.000 hồ sơ của sinh viên với hơn 16,5 triệu lượt sinh viên và cựu sinh viên trả lời khảo sát.

Không chỉ được ứng dụng trong nhà trường, hệ thống đại học điện tử made by HaUI” đã được đánh giá cao, nhân rộng ra các đơn vị quản lý, đào tạo khác như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh... Hệ thống đại học điện tử của HaUI đã vinh dự nhận 3 giải thưởng lớn: Nhân tài Đất Việt năm 2012, Sao khuê năm 2016 và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam [Vifotec] năm 2018.

Có thể khẳng định, những thành quả đã đạt được trong thời gian gần đây thêm một lần nữa tô đậm dấu ấn HaUI trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, Hiệu trưởng Trần Đức Quý khẳng định, Nhà trường sẽ tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới mà trước mắt là hoàn thiện, tối ưu hóa hệ thống đại học điện tử, hướng tới xây dựng, phát triển Đại học Công nghiệp Hà Nội theo mô hình đại học thông minh trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề