Hình ảnh chế tạo bin ddienj hóa bang chanh muoi năm 2024

Thí Nghiệm Hóa Pin Chanh

0% found this document useful [0 votes]

300 views

4 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Download as docx, pdf, or txt

0% found this document useful [0 votes]

300 views4 pages

Thí Nghiệm Hóa Pin Chanh

Download as docx, pdf, or txt

Jump to Page

You are on page 1of 4

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Thực hành, thuyết trình luôn là những tiết học tạo được sự hào hứng, sôi nổi đối với học sinh Hòa Bình – La Trobe – Hà Nội, đặc biệt là những tiết học tưởng chừng như khô khan như Vật lý. Với những lý thuyết đã được học, các em học sinh được trực tiếp thực hành, tạo ra các sản phẩm có tính thực tiễn cao trong cuộc sống.

10:08 29/12/20 2,624 lượt xem

Bài học về bảo vệ môi trường từ cách xử lý pin đã qua sử dụng

Thực hành, thuyết trình luôn là những tiết học tạo được sự hào hứng, sôi nổi đối với học sinh Hòa Bình – La Trobe – Hà Nội, đặc biệt là những tiết học tưởng chừng như khô khan như Vật lý. Với chủ đề bài học “Pin cũ với môi trường” trong chương trình Vật lý khối 11, cả lớp được chia làm 5 nhóm, lần lượt trình bày quan điểm của mình về tác hại của pin cũ đối với môi trường và cách xử lý pin cũ qua sử dụng.

Pin là thiết bị lưu trữ năng lượng rất tiện lợi. Khi sử dụng xong thì đa số người dùng thường vứt vào thùng rác để đem đi đốt hoặc chôn lấp. Tuy nhiên, pin sau khi sử dụng là loại rác thải độc hại và khó phân hủy, chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, kẽm, thủy ngân, asen… Các chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ra các bệnh về não, thận, tim mạch, còi xương, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi pin bị chôn xuống đất, các chất độc, kim loại nặng sẽ thấm nhanh xuống đất, gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. Phân loại, mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý hay thực hiện tái chế pin, sử dụng các loại pin sinh thái là một trong những cách bảo vệ môi trường hiệu quả.

Tiết thuyết trình diễn ra trong không khí sôi nổi, với sự tương tác, tranh biện thông minh từ các nhóm. Các con không chỉ được học bài học về bảo vệ môi trường mà các tiết thực hành cũng là dịp để học sinh rèn luyện khả năng thuyết trình, mạnh dạn, tự tin nói trước đám đông, rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, khả năng tranh biện. Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết ở tất cả các môn học và sẽ theo các con đến suốt cuộc đời.

Chỉ với các dụng cụ đơn giản như quả chanh, mẩu dây đồng, dây thép… và vận dụng các kiến thức bộ nguồn nối tiếp, bộ nguồn song song, sự điện li… các em học sinh của Hòa Bình - La Trobe – Hà Nội đã có thể chế tạo nên các pin hoa quả hữu ích. Đây là một trong những nội dung trong dự án STEM – pin xanh. Trong dự án này, học sinh sẽ chế tạo pin đơn giản từ hoa quả tự nhiên, chuyển đổi năng lượng hóa học từ thực phẩm để tạo ra dòng điện, góp phần bảo vệ môi trường.

Để thực hành, các em sử dụng hai vật bằng kim loại như cây đinh tráng kẽm và đồng xu bằng đồng, ghim vào một quả chanh. Đồng xu đóng vai trò điện cực dương còn cây đinh thì đóng vai trò điện cực âm. Hai điện cực này tạo ra một phản ứng điện hóa dẫn đến hình thành một hiệu điện thế.

Bằng cách nối tiếp các pin [cực âm của pin này nối với cực dương của pin kia] hoặc song song [các cực âm nối với nhau, các cực dương nối với nhau] các em học sinh có thể tạo ra nguồn điện đủ mạnh để làm sáng một bóng đèn Led nhỏ.

.jpg]

Qua tiết thực hành, các em học sinh đã hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng pin hiệu quả cũng như cách ghép nối pin thành bộ nguồn phục vụ nhu cầu sử dụng. Việc thực hành tự làm pin hoa quả sẽ giúp các em học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tư duy kỹ thuật, đồng thời biết cách ứng dụng bài học từ sách vở vào chính thực tế cuộc sống hằng ngày.

Chủ Đề