Hình Ánh nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Có người từng nhận xét, nếu như muốn tìm một chiếc vé để trở lại thời tuổi trẻ hồn nhiên, đầy xao xuyến, thì hãy đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, dù bạn đã ở độ tuổi trung niên, hay đã quá lục tuần, hay vẫn chỉ là một đứa bé con, tất cả chúng ta đều cần những câu chuyện đó ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống.

Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếng quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.

Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh. Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng tham gia Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây [Quận 6] từ năm 1983-1985.

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư [Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim]. Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết [Nhà xuất bản Măng Non, 1984]. Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm [1975-1995] qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm [1975-1995].

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chưa lựa chọn thể loại truyện dài là điểm đến đầu tiên của mình, tuy nhiên, sự thật đã chứng minh, đây là thế mạnh của ông, thể loại giúp của Việt Nam.

Phong cách nghệ thuật đặc trưng – đi tìm và gìn giữ tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người

Phong cách viết văn của Nguyễn Nhật Ánh rất rõ ràng, đó là một hồn văn đau đáu khôn nguôi về một thời đã qua, luôn khắc khoải bởi tuổi thơ của chính mình và của mọi người. Ông viết về tuổi thơ không với một tâm thế chán ghét tương lai, mà chỉ đơn thuần gợi mở lại cho người đọc những miền kí ức đã lãng quên, để nhắc nhở họ rằng từng có một thời chúng ta cũng hồn nhiên và ngây thơ đến như thế. Giống như một khoảng không đẹp đẽ nhất, sẵn sàng đưa tay ôm ấp và bảo vệ lấy con người ta để họ tạm thời lãng quên đi hiện thực khổ đau, và tạo động lực cho họ bước tiếp con đường của mình. Dịu dàng, ấm áp và nhẹ nhàng, là những cảm nhận chung thuộc về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Không quá ồn ào, vội vã, những tình tiết bất ngờ vẫn làm người đọc phải bồi hồi, đan xen vào trong những câu chuyện buồn, vui, của tuổi mới lớn, trong sáng và mong manh như những hạt sương sa, những ký ức tuổi thơ, thời cắp sách tới trường, cùng tình cảm gia đình, bạn bè, và cả những rung động đầu đời ngây ngô.

Xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là mùa hạ. Mùa của tuổi thơ và chia ly, khoảng thời gian có ý nghĩa nhất đối với đời học sinh. Ông cũng viết nhiều về những rung động đầu đời và có cả những vấp ngã, những nỗi đau của quá khứ còn kéo dài đến hiện tại, đánh lưới các nhân vật trong nỗi buồn của tuổi thơ. Có lúc, đơn thuần chỉ viết về niềm vui của những đứa trẻ, những suy nghĩ ngây thơ và trong sáng, để nhắc nhở độc giả, chúng ta cũng từng là trẻ con. Tình cảm lứa đôi trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là những thước phim chân thực nhất, có đủ sự trong sáng, ngây thơ, ấm áp nhưng cũng vừa đủ những khắc khoải đớn đau. Viết nhiều về tình yêu học trò nhưng xen lẫn hài hòa với các yếu tố kỉ niệm, hình ảnh tuổi thơ. Tác phẩm của nhà văn chính là sự giao thoa giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai, những xúc động chới với của lòng người khi buộc lòng phải tạm biệt tuổi thơ của mình được thể hiện rất xúc động và xuất sắc. Nhìn chung, đây là một hồn văn nhẹ nhàng và tình cảm, luôn đau đáu nỗi niềm tuổi thơ.

Những tác phẩm nổi bật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Từ năm 1984, tác phẩm truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã ghi dấu tên tuổi của ông trong lòng độc giả và ông quyết định tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng văn học trẻ hạng A năm 1990, nhà văn yêu thích nhất trong 20 năm [1975-1995] qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc của Thành đoàn TP HCM và BáoTuổi trẻ.

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng văn học ASEAN.

Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là hai tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn, trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều đứa trẻ. Bên cạnh đó, nhà văn có sáng tác nhiều tác phẩm về tình yêu học trò như Mắt BiếcNgồi khóc trên cây... và bất cứ tác phẩm nào cũng bán rất chạy. Đặc biệt, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Mắt biếc là hai tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng yêu điện ảnh.

Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi, của làng quê và tuổi thơ dữ dội, xứng đáng trở thành nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam bởi chất dung dị chứa trong mỗi tác phẩm. Bất cứ ai cũng có thể tìm thấy mình trong những tác phẩm của ông.

Xem thêm:

Thảo Nguyên

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh [giữa] đang tâm sự về hoài niệm tuổi thơ trong tác phẩm mới nhất nhân dịp ra mắt - Ảnh: L.ĐIỀN

Đến nay, Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít nhà văn Việt Nam giữ nhịp độ sáng tác chuyên nghiệp với mỗi năm ra mắt một quyển sách. Trong buổi giới thiệu tác phẩm mới vào sáng 14-1, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tâm sự rằng thoạt đầu quyển sách năm nay ông dự định viết là một truyện thần tiên.

"Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 hoành hành dữ dội và bên cạnh tôi những người bạn thân nhất đã bỏ mình vì dịch bệnh, tôi như bị chấn động tâm lý, nhiều tuần liền không làm việc được.

Nhưng nghĩ lại thì nhà văn cũng phải làm việc như bao người khác, nên tôi bắt tay xây dựng câu chuyện về cộng đồng các con vật trong khu vườn trại, để được sống với thế giới yên bình của con vịt, con gà, chú chó Su Su, bác ngựa Ô... như một liệu pháp giữ cân bằng để vượt qua đại dịch", nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tâm sự.

Thế giới hồn nhiên, rộn ràng, tươi vui của các con vật ngộ nghĩnh giúp tâm hồn tôi lấy lại thăng bằng. Đối với tôi, đó giống như một liệu pháp tinh thần. Tôi hy vọng bạn đọc khi đọc cuốn sách này cũng sẽ thấy bình yên và ấm áp hơn trong những ngày tháng này

Nguyễn Nhật Ánh

Tình yêu tuổi mới lớn, tinh thần vì cộng đồng, và... sự thật

Bạn đọc sẽ không tìm thấy trong Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng chút bóng dáng gì của đại dịch, mặc dù trong khu vườn trại cũng từng xảy ra trận dịch cúm mà bác sĩ chim bói cá Vinh Quang Tháng Ba phải vất vả tìm dược liệu để cứu chữa.

Câu chuyện được cấu tứ liền lạc, với mối tình tuổi mới lớn của cô gà Mắt Tròn và anh trống choai Cánh Cam như sợi chỉ dẫn dắt sự tập trung của bạn đọc vào cộng đồng "cư dân" khu vườn trại. 

Ở đó có bác chó Tai Dài vừa làm nhiệm vụ canh giữ sự an toàn được mọi người nể trọng; có bác ngựa Ô thông thái trải đời và cô bồ câu Áo Tím trong vai trò một chuyên gia tâm lý. Ngoài ra còn có những nhân vật phản diện như cha con nhà chuột Xám, hai mẹ con cáo Tia Chớp...

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã khéo léo thiết kế một không gian sống của cộng đồng các con vật thật sinh động. Đằng sau những câu chuyện loài vật ấy chính là tâm tư tình cảm và cả những bài học của con người được ẩn dụ. 

Và điểm độc đáo của khu vườn trại ấy là tinh thần từ ái nhân văn thấm đẫm trong từng con vật, lan rộng trong không gian sống giữa các loài khác nhau. 

Phần dụng công kỹ lưỡng nhất có lẽ chính là tuyến truyện của bác chó Tai Dài. Chính tuyến truyện này đã chuyên chở được cả tinh thần trượng nghĩa vì lẽ phải và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cộng với tính nhân văn sâu sắc trong khoảnh khắc lựa chọn có tính "quyết định sinh tử" của bác Tai Dài khi tha mạng cho Tia Chớp chỉ vì lý do: trong một ngày, không thể để xảy ra liên tiếp hai đứa trẻ bị mồ côi...

Chăm chút từ ngữ và ý hướng về nghề văn

Điểm thú vị của truyện dài Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng còn ở chỗ dường như tác giả đã có những phút xuất thần làm nên những câu từ rất đẹp. Đó là những hình ảnh, cấu tứ, câu chữ mà tác giả đã vượt qua ngưỡng dụng ngữ thông thường, xứng đáng trở thành văn liệu cho những bạn đọc đang tuổi học trò.

Chẳng hạn khi tả về nỗi buồn của con vịt Gì Cũng Biết, Nguyễn Nhật Ánh dùng hình ảnh "cỏ thơm quá, lẫn vào cả mùi hoa nguyệt quế nữa, nhưng lúc này các giác quan của con vịt đã bị nỗi buồn đóng lại rồi".

Và có lẽ do phần nào ám ảnh những mất mát đau thương diễn ra ngay lúc đang viết truyện này, Nguyễn Nhật Ánh có một chỗ cắt nghĩa về lẽ sống: "Người sống lâu nhất có lẽ là người tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống được nhiều nhất chứ không hẳn là người nằm xuống sau những người khác".

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đề cập đến ý hướng nghề văn như những nét kẻ vạch tuy đơn sơ nhưng xác đáng, thông qua nhân vật con vịt Gì Cũng Biết với tác phẩm đầu tay viết về bác chó Tai Dài được giải thưởng quốc tế.

Thú vị hơn cả là Nguyễn Nhật Ánh còn khéo léo đưa ra một cắt nghĩa về niềm thao thức viết của nhà văn: "Những tác phẩm được tôn vinh bao giờ cũng được viết ra một cách tự nhiên nhất và chân thành nhất bởi những tác giả cả đời ăn nằm với câu chuyện của mình, bị câu chuyện của mình ám ảnh đến mức không thể nghĩ đến chuyện gì khác. Họ cần phải viết câu chuyện đó, là câu chuyện mà nếu họ không viết ra thì họ sẽ không thể tìm đọc ở bất cứ đâu".

Còn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh qua chuyện này vẫn với nụ cười nhẹ nhàng, rằng với ông, viết về tuổi thơ chính là "quay về úp mặt vào dòng sông tuổi thơ để gột rửa bớt những bụi bặm của cuộc đời đã bám lên tôi".

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tặng chữ ký cho bạn đọc trong buổi ra mắt sách - Ảnh: L. ĐIỀN

Góp phần lan tỏa tình yêu thương thế giới động vật

Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng chính thức phát hành trên toàn quốc vào ngày 16-1, và để góp phần lan tỏa tình yêu thương trong thế giới động vật đáng yêu, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thảo cầm viên Sài Gòn triển khai một chương trình hoạt động nhiều ý nghĩa.

Cụ thể trong ngày phát hành sách 16-1, hai trăm bạn đọc đầu tiên đến mua vé vào Thảo cầm viên sẽ được tặng một huy hiệu có in hình các con vật "tuyệt đỉnh dễ thương" vốn là minh họa của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường trong tác phẩm. Huy hiệu được phát tại quầy bán sách của Nhà xuất bản Trẻ đặt tại Thảo cầm viên trong ngày hôm đó.

Bên cạnh đó, Nhà xuất bản Trẻ sẽ cùng bạn đọc tặng thực phẩm, chung tay chăm sóc các chú voọc chà vá [là loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm tại Việt Nam] tại Thảo cầm viên từ nay cho đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Nguyễn Nhật Ánh, con chim xanh tình nghĩa và cá tính Sài Gòn

LAM ĐIỀN

Video liên quan

Chủ Đề