Hơ p đô ng tàu trâ n là gì năm 2024

Hợp đồng thuê tàu chuyến [tiếng Anh: Voyage Charter Party] là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí.

Hình minh họa

Hợp đồng thuê tàu chuyến [Voyage Charter Party]

Định nghĩa

Hợp đồng thuê tàu chuyến trong tiếng Anh là Voyage Charter Party.

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết khi người đi thuê tàu có một khối lượng lớn hàng hóa phải chuyên chở như: dầu mỏ, than, quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón, sắt thép...

Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

[1] Các bên của hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: Chủ tàu [người chuyên chở] và người thuê tàu.

[2] Qui định về hàng hóa

- Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên phải qui định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa.

- Về số lượng có thể chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy đặc điểm của mặt hàng.

[3] Qui định về con tàu

- Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này người ta qui định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước, vị trí tàu...

[4] Qui định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng

- Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng và sẵn sàng xếp hàng.

[5] Qui định về cảng bốc dỡ hàng

- Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng đúng thời điểm, địa điểm theo qui định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

- Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định. Hai bên tự thỏa thuận tên một hay vài cảng để xếp/dỡ hàng hóa, số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.

[6] Qui định về cước phí và thanh toán cước phí

- Cước phí thuê tàu chuyến do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và qui định rõ trong hợp đồng. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Mức cước là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước.

- Đơn vị cước là đơn vị trọng lượng [tấn] đối với hạng nặng hay thể tích [mét khối] đối với hàng cồng kềnh hay một đơn vị cước khác như: Standard [gỗ], Gallon [dầu mỏ], Bushels [lúa mì]...

[7] Qui định về chi phí bốc dỡ hàng

- Chi phí bốc, dỡ hàng hóa chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hóa. Trong thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản qui định về phân chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ.

[8] Qui định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp dỡ

- Là khoản thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc bốc dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng hóa khỏi tàu "thời gian cho phép"

[9] Qui định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở

- Trong hợp đồng chuyên chở có qui định người chuyên chở có trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông; Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến, Goldensealogistics]

Với những người hoạt động nhiều trong lĩnh vực vận tải đường biển, chắc chắn không còn xa lạ với khái niệm Chủ tàu [Shipowner]. Tuy nhiên, nhiều người mới tìm hiểu hoặc cũng có những người làm lâu năm nhưng chưa thực sự hiểu rõ bản chất và trách nhiệm của chủ tàu [Shipowner] là gì trong vận tải đường biển?

Bài viết sau đây, ALS sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về khái niệm Chủ tàu. Và phân biệt giữa chủ tàu và người vận chuyển trong vận tải đường biển.

1. Chủ tàu [Shipowner] là gì trong vận tải đường biển?

Chủ tàu [Shipowner] là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tàu biển. Thuật ngữ này còn được gọi là “owner”.

Chủ tàu [Owner] là dạng viết rút gọn của “shipowner” và được sử dụng tương đối phổ biến.

Chủ tàu [Shipowner] là người hoặc công ty sở hữu và quản lý tàu vận tải đường biển. Chủ tàu chịu trách nhiệm về hoạt động và vận hành của tàu, bao gồm bảo dưỡng, đăng ký, bảo hiểm, cung cấp và tuyển dụng thủy thủ và nhân viên tàu, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như logistics và khai thác hàng hóa.

Các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu có thể được chuyển nhượng cho người quản lý, người khai thác và người thuê tàu thông qua hợp đồng ký kết với chủ tàu. Ngoài ra, các tổ chức được Nhà nước giao quản lý và khai thác tàu biển cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

Có nhiều loại chủ tàu khác nhau, mỗi loại có trách nhiệm riêng.

  • Chủ tàu [The Shipowner]: Đây là người sở hữu tàu, trả tiền cho hoạt động của tàu và chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Người thuê tàu [The Charterer]: Đây là người thuê một con tàu để vận chuyển hàng hóa của mình trên một chuyến đi cụ thể hoặc một loạt các chuyến đi với một mức giá cố định cho mỗi đơn vị [tấn] vận chuyển.
  • Công ty vận tải biển [Shipping Company]: là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng các phương tiện đường thủy như tàu, thuyền, xà lan,… trên các tuyến đường biển quốc gia và quốc tế. Công ty vận tải biển cung cấp các dịch vụ về vận chuyển, bốc xếp, giao nhận, khai báo hải quan, bảo hiểm hàng hóa, kho bãi và các dịch vụ logistics khác.

2. Trách nhiệm của chủ tàu trong việc đăng ký tàu biển tại Việt Nam

Quy định đăng ký tàu biển tại Việt Nam được quy định theo Bộ luật Hàng hải năm 2015.

Theo quy định này, trách nhiệm đăng ký tàu biển tại Việt Nam thuộc về chủ tàu. Và chủ tàu có nhiều trách nhiệm quan trọng liên quan đến việc đăng ký tàu biển. Bao gồm cung cấp đầy đủ giấy tờ và khai báo chính xác liên quan đến tàu biển cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam, nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật, và thông báo mọi thay đổi liên quan đến tàu biển cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

Sau khi hoàn thành quá trình đăng ký, chủ tàu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, là bằng chứng về việc tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu.

Quy định này cũng áp dụng cho tổ chức và cá nhân Việt Nam thuê tàu trần hoặc thuê mua tàu.

3. Phân biệt giữa chủ tàu và người vận chuyển

Người vận chuyển và chủ tàu là hai khái niệm khác nhau trong ngành vận tải đường biển. Tuy nhiên, nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Người vận chuyển [carrier]

  • Người vận chuyển có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn.
  • Họ là bên ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng, cam kết vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
  • Người vận chuyển có thể tự ký kết hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác ký hợp đồng với chủ tàu. Họ cũng chịu trách nhiệm thanh toán tiền cước thuê tàu cho chủ tàu.

Chủ tàu

  • Chủ tàu là người sở hữu pháp lý của tàu và nắm giữ giấy đăng ký tàu. Họ có quyền quyết định vận hành và sử dụng tàu.
  • Chủ tàu không tham gia trực tiếp vào việc ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển. Thay vào đó, chủ tàu ký kết hợp đồng cho thuê tàu với người thuê tàu và chịu trách nhiệm theo pháp luật và các quyết định cụ thể trong hợp đồng và Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
  • Chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng tàu cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu từ người thuê tàu.

Điểm quan trọng cần lưu ý là người vận chuyển và chủ tàu có vai trò và trách nhiệm khác nhau trong quá trình vận tải đường biển. Quyền và trách nhiệm của mỗi bên được quy định bởi pháp luật và hợp đồng.

Mong rằng với những chia sẻ từ ALS, bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm chủ tàu [Shipowner] là gì trong vận tải đường biển. Và có thể phân biệt rõ ràng giữa khái niệm chủ tàu và người vận chuyển.

Nguồn tham khảo: //luatminhkhue.vn/chu-tau-shipowner-la-gi.aspx

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

Hợp đồng tàu chuyện là gì?

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì? Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản mà trong đó chủ tàu hoặc người chuyên chở sẽ cam kết chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác để giao cho người nhận hàng. Và người thuê tàu sẽ cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng thuê tàu tiếng Anh là gì?

Hợp đồng thuê tàu chuyến [tiếng Anh: Voyage Charter Party] là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí. Đại lí hàng hóa hàng không [Air Cargo Agency] là gì?

Cho thuê Bareboat là gì?

5/ Thuê tàu trần [bare boat charter hoặc demise charter]: Là người thuê chỉ thuê tàu, tự đảm nhiệm thuê thuyền viên và tất cả các trách nhiệm pháp lý, kỹ thuật để vận hành con tàu. Đây thực chất là hình thức thuê nhượng tài sản với khoảng thời gian dài, hay áp dụng với tàu chở dầu và tàu chở hàng rời.

Time charter Trip là gì?

Thuê định hạn chuyến [Trip Time Charter]: tức là thuê kiểu định hạn nhưng chỉ một chuyến.

Chủ Đề