Học chứng chỉ hành nghề luật sư ở đấu

Việc làm Luật - Pháp lý

Chứng chỉ hành nghề luật sư là gì? 

Có lẽ mổ vài năm gần đây chứng chỉ hành nghề là một trong những “giấy phép” với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế nước ta. Kể đến một vài chứng chỉ như chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề thẩm định viên, chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ hành nghề luật sư,...

Tuy nhiên, chứng chỉ được chú ý và tìm hiểu nhiều hơn cả đó là chứng chỉ hành nghề luật sư. Một chứng chỉ hành nghề đã được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật với hàng loạt các lớp tập huấn, tham gia bồi dưỡng. Từ đó giúp người theo đuổi chuyên môn về luật với chứng chỉ hành nghề luật sư có thể hành nghề làm việc theo quy định, hay hỗ trợ cho việc cấp giấy chứng nhận về kinh doanh. 

Về chứng chỉ hành nghề luật sư tại các nước phát triển được cấp khá phổ biến nhưng với nước đang phát triển như nước ta lại có quan điểm khác biệt hơn. 

+ Như việc họ coi chứng chỉ hành nghề này không phải là một giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn của một người hành nghề, Mà chứng chỉ được cấp cho những người đã trải qua sự đào tạo ở cơ sở đào tạo quốc gia theo các cấp, cùng đó họ là người đã hành nghề lâu năm và chưa có vi phạm pháp luật. Đơn giản hơn là chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ là công cụ hỗ trợ cho quản lý, tiến hành giám sát thực hiện đạo đức nghề nghiệp. 

Bên cạnh đó chứng chỉ hành nghề còn là một công cụ học tập nâng cao cho trình độ chuyên môn

+ Bên cạnh đó chứng chỉ hành nghề còn là một công cụ tốt nhất để người hành nghề phải thường xuyên học tập nâng cao cho trình độ chuyên môn. Giúp ích cho việc người theo đuổi có thể cập nhật về các thông tin mới về sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy định pháp luật của lĩnh vực. 

Quy định khắt khe về việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ luôn có lý do nhất định. Thông thường một chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn từ 1 - 3 năm phụ thuộc theo thâm niên của người hành nghề. Dù sau khi được cấp thì người hành nghề cũng cần tuân thủ mọi quy định về đạo đức nghề nghiệp luật sư hay tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao hàng năm. Hơn nữa, dù có bất kỳ một vi phạm nào xảy ra thì chứng chỉ có thể bị thu hồi và không được cấp lại để tiếp tục hành nghề. 

Như vậy có thể thấy chứng chỉ hành nghề luật sư là cấp cho cá nhân chứ không cấp cho các pháp nhân hay cơ quan tổ chức, tức không phải là một điều kiện kinh doanh. Do đó việc theo đuổi chứng chỉ hành nghề luật sư cũng cần thật chú ý và có một lộ trình cụ thể nhất cho bản thân. 

Tuyển luật sư

Điều kiện về việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư là gì? 

Nếu đã làm luật và theo đuổi con đường trở thành luật sư thì trước khi hành nghề bạn đều cần phải hoàn tất xin cấp đầy đủ về chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo như đúng với Quyết định 537/ QĐ - BTP ban hành ngày 5/3/2019 về quy trình thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ tư pháp trong lĩnh vực luật có quy định cụ thể về chứng chỉ hành nghề luật sư. 

* Thứ nhất, Người yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cần có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 sẽ là: 

+ Người thực hiện xin cấp phải là công dân Việt Nam có lòng trung thành với Tổ quốc. 

+ Luôn biết cách tuân thủ Hiến pháp cùng với pháp luật, cũng như có phẩm chất đạo đức tốt và bằng cử nhân luật. 

+ Được đào tạo về nghề luật sư và đã qua thời gian cho việc tập sự hành nghề luật sư. 

+ Người tham gia cần có sức khỏe đảm bảo để hành nghề luật thì mới có thể đủ điều kiện trở thành một luật sư. 

Có đầy đủ về văn bản cam kết đạo đức 

* Thứ hai, Có đầy đủ về văn bản cam kết đạo đức 

Theo như tìm hiểu tổng hợp thì người thuộc về trường hợp được quy định tại Điểm a Khoản 1 thuộc Điều 2a theo Nghị định 137/2018/NĐ - CP thì: 

+ Quyết định về kỷ luật đã có sự chấm dứt hiệu lực hay như hết thời hạn về 3 năm kể từ ngày quyết định kỷ luật việc buộc thôi việc có hiệu lực; hoặc như đã hết 1 năm thời hạn kể từ ngày chấp hành xong quyết định về xử lý hành chính hay như việc kết án tội do cố ý, tội phạm ít nghiêm trọng được xóa án được. 

+ Không thuộc về trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 của Nghị định. 

Nếu người xin cấp đã có văn bản về việc giải trình, cam kết cho quá trình phấn đấu tuân thủ đúng và đầy đủ về Hiến pháp và pháp luật, có một phẩm chất đạo đức tốt qua sự xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng trời thời điểm xin cấp. Hoặc là việc công an xã phường hay thị trấn nơi người xin cấp cư trú xác nhận thì đã coi là sửa chữa, tích cực rèn luyện đủ về tiêu chuẩn tuân thủ theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư 2006.

Trường hợp không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tại Điều 10

Cụ thể hơn theo quy định tại Điều 2a của nghị định số 137/2018/NĐ - CP thì cũng sẽ có một số trường hợp không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tại Điều 10 của Luật Luật sư năm 2010 như sau: 

+ Tại Điểm a: Người đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hay viên chức mà quyết định chưa chấm dứt hiệu lực hay như việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn tính từ ngày quyết định có hiệu lực; Bị xử lý về hành chính thuộc một trong các hành vì vi phạm lĩnh vực bổ trợ tư pháp, liên quan trợ giúp pháp lý hoặc quy định về vấn đề gây thiệt hại tài sản người khác, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, cả trở - chống lại việc thanh - kiểm tra hay kiểm soát của người thực hiện thi hành công cụ hoặc hối lộ người thi hành công cụ chưa hết thời gian 1 năm tính từ ngày chấp hành quyết định xử lý. 

+ Về Điểm b: Trường hợp về tùng bị xử lý kỷ luật hay như xử lý hình sự và có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, chuộc lợi, hành vi gian lận gian dối và xâm phạm đến an ninh quốc gia; Cách ứng xử, phát ngôn gây ảnh hưởng đến hình ảnh uy tín của nghề luật sư và gây thiệt hại đến quyền lợi ích của các cơ quan, tổ chức hay như cá nhân nào đó; thực hiện tham gia, tiến hành lôi kéo kích động, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác tập trung đông người gây rối về trật tự công công, cũng như thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hay vi phạm về quy định tại các điểm [b,d,e,g,i,k] của Điều 1 Khoản Luật Luật sư, Hay như vi phạm về pháp luật do cố ý đã bị xử lý về kỷ luật hai lần trở lên. 

Việc làm Luật - Pháp lý tại Hồ Chí Minh

3. Chuẩn bị hồ sơ cho việc xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Ngay cả tới việc hồ sơ chuẩn bị cho việc xin cấp chứng chỉ thì pháp luật cũng có quy định cụ thể và rõ ràng theo từng trường hợp. Hơn nữa theo quy định của Luật Luật sư 2006 về việc một ứng viên muốn hành nghề luật sư sẽ cần có chứng chỉ hành nghề và gia nhập một đoàn luật sư nào đó. Bởi vậy chứng chỉ hành nghề được cho là điều kiện bắt buộc và việc xin cấp [hồ sơ] cho chứng chỉ hành nghề luật quy định cụ thể tại Điều 17 của Luật Luật sư 2006, sửa đổi 2012 như dưới đây.

3.1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề

Chuẩn bị hồ sơ cho việc xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Về trường hợp này chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bao gồm các thủ tục dưới đây cùng việc hoàn tất gửi tới Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Cụ thể hồ sơ là: 

+ Thứ nhất, Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư [mẫu sẽ tuấn theo Bộ tư pháp ban hành]. 

+ Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân.

+ Chứng chỉ sức khỏe bản thân. 

+ Bản sao về bằng cử nhân luật hoặc có thể là bản sao bằng thạc sĩ luật. 

+ Bản sao về chứng chỉ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. 

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của người tham gia xin cấp chứng chỉ, trong thời hạn 2 ngày làm việc sẽ chuyển hồ sơ trực tiếp cho Sở tư pháp. Kèm theo đó là bản xác nhận người đề nghị việc xin cấp chứng chỉ hành nghề luật đã có đủ tiêu chuẩn luật sư được quy định bởi luật. 

3.2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư 

Người được miễn tập sự hành nghề luật sư 

Riêng với người được miễn hành nghề thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sẽ được gửi trực tiếp Sở tư pháp nơi người đó thường trú. Cụ thể về hồ sơ như chuẩn bị như sau: 

+ Các giấy tờ theo quy định cụ thể tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 của Luật Luật sư 2006 sửa đổi năm 2012. 

+ Các giấy tờ quy định theo Điểm d của Khoản 1 Luật Luật sư có trừ trường hợp những người là giáo sư, phó giáo sư về chuyên ngành luật hay tiến sĩ luật. 

+ Bản sao giấy tờ chứng cho về việc bạn là người được miễn tập sự hành nghề luật sư, quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 16 của luật luật sư. 

Cũng theo đó với thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở tư pháp sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Riêng về các trường hợp cần thiết sẽ cần tiến hành việc xác minh tính hợp pháp của hồ sơn xin cấp cùng văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp gửi Bộ tư pháp.

Về phía Bộ tư pháp trong 12 ngày làm tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ trưởng sẽ quyết định cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Nếu có sự từ chối thông qua sẽ cần thông báo bằng văn bản cùng việc ghi lý do cho người đề nghị cùng Sở tư pháp nơi gửi hồ sơ cấp nắm rõ. Dù bị từ chối thì người xin cấp cũng có quyền khiếu nại hoặc tham gia khiếu kiện theo quy định của pháp luật. 

3.3. Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Đúng với quy định thì ngoài trường hợp đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì sẽ có một số trường hợp cụ thể không đủ điều kiện cấp như sau: 

+ Người xin cấp không đủ tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 190 của Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi 2012. 

+ Người xin cấp là cán bộ, công chức, thuộc viện chứ; là sĩ quan, công nhân quốc phòng trong cơ quan và đơn vị quân đội,, quân nhân chuyên nghiệp; Là hạ sĩ quan, sĩ quan hay công dân trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân. 

+ Người yêu cầu cấp không thường trú tại Việt Nam. 

+ Người đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự, từng bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm lý do về vô ý thức hay như tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý gây ra, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý tính cả về trường hợp được xóa án tích. 

+ Người yêu cầu đang bị áp dụng về biện pháp liên quan xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc. 

+ Người mất đi năng lực hành vi dân sự hoặc là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 

+ Trường hợp những người được quy định tại Điểm B của khoản này bị bắt buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, bắt đầu tính từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực. 

Tuyển dụng

Mỗi nghề sẽ có những đặc điểm với cái khó và cái dễ khác nhau. Chỉ cần bản thân thật sự có mơ ước và không ngừng cố gắng chắc chắn sẽ tiến tới được sự thành công. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được sâu sắc hơn về chứng chỉ hành nghề luật sư và tạo sự hứa hẹn cho tương lai của bản thân nhé!

Tìm hiểu điều kiện trở thành luật sư bạn cần phải nắm chắc

Luật sư là một trong những ước mơ của biết bao bạn trẻ thế nhưng lại có những điều kiện bắt buộc mà bạn cần tuân theo rất nghiêm ngặt. Từ việc chuẩn bị cho bản thân một chứng chỉ hành nghề luật sư tới các tiêu chuẩn khác về việc theo đuổi học tập.

Điều kiện trở thành luật sư

Video liên quan

Chủ Đề