Hướng dẫn cách lập mục tiêu cho bsci

[VietQ.vn] - Tiêu chuẩn BSCI là bộ quy tắc dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI được Hiệp hội Ngoại thương [FTA] thiết lập nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở châu Âu.

Ở Việt Nam, dù BSCI còn tương đối mới, nhưng trong xu thế hội nhập, việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết. Áp dụng BSCI giúp phát triển lành mạnh các mối quan hệ lao động sẽ góp phần quan trọng vào tăng năng suất chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và sự thành công của doanh nghiệp.

Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm.

Việc áp dụng BSCI nhìn chung đáp ứng theo các chuẩn mực áp dụng và đánh giá được dựa trên: Các công ước ILO; Luật lao động, luật môi trường và an toàn vệ sinh lao động tại nước sở tại của nhà sản xuất. Nếu luật của nước sở tại thấp hơn của ILO và yêu câu riêng của nhà bán lẻ và luật của thị trường nơi sản phẩm được bán vào thì phải áp dụng theo yêu cầu pháp luật của thị trường nơi bán sản phẩm; Và một số yêu cầu cao hơn luật do nhà sở hữu thương hiệu hoặc nhà bán lẻ quy định.

Hiện trạng áp dụng và những lỗi thường gặp và khó khắc phục ở các nhà sản xuất Việt Nam: Thứ nhất là, làm việc quá thời gian yêu cầu quy định: Đây là lỗi khó khắc phục nhất vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan vì năng lực sản xuất có hạn, tài chính và mùa vụ sản xuất và mức lương. Bản thân người lao động cũng muốn tăng ca để tăng thu nhập; Thứ hai, trả lương không đúng theo luật: Lương thời gian hay lương sản phẩm. Lương trả không đúng quy định đăng ký. Cách tính ngày công chuẩn sai, trả lương không tính ngày phép, thời gian đào tạo, không đủ lương tối thiểu cho những tháng nghỉ chờ việc, thiếu đơn hàng. Lương để đóng bảo hiểm tính thiếu.

Thứ ba, phân biệt đối xử: Mức lương giữa nam và nữ khác nhau trong khi làm cùng 1 công việc, hoặc chỉ tuyển dụng trong 1 độ tuổi nhất định…; Thứ tư, lao động cưỡng bức: Chủ yếu là ép buộc người lao động tăng ca; Thứ năm, các yêu cầu đặc biệt cho lao động nữ và lao động trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ: Vì không kiểm soát được sản xuất và năng lực có hạn và muốn có nhiều đơn hàng để duy trì sự sống còn nên một số lỗi khác xảy ra như: thuê các hộ gia đình các nhà thầu phụ nhỏ khác làm và không kiểm soát được có sử dụng trẻ em, giờ giấc làm việc và lương thưởng.

BSCI [Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh] ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương [FTA] với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác, Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bô Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Các yêu cầu chính của BSCI bao gồm:

1. Tuân thủ pháp luật

2. Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể

3. Cấm Phân biệt đối xử

4. Lương bổng

5. Thời Giờ làm việc

6. An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc

7. Cấm sử dụng lao động trẻ em

8. Cấm cững bức lao động và các biện pháp kỷ luật

9. Các vấn đề về an toàn và môi trường

10. Hệ thống quản lý

Những yêu cầu triển khai BSCI

Trách nhiệm của Ban quản lý

- Thông báo cho ban quản lý và các nhà cung ứng về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI.

- Thành lập một bộ phận trong cơ cầu tổ chức của công ty để phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI

- Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong Ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

- Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tạo các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty

Ý thức của người lao động

- Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể ngường lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải cho dịch toàn bộ Bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo dán ở những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.

- Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.

Lưu giữ hồ sơ

- Lưu giữ hồ sơ về tên, tuổi, thời giờ làm việc và lương bổng chi trả cho toàn thể lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.

- Lập hồ sơ và lưu giữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác.

- Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.

- Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan

Khiếu nại và hảnh động khắc phục

- Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến BSCI.

- Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung trong các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ ba gởi liên quan đến BSCI, và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết các vấn đề đó.

- Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triền khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết

- Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Các nhà cung ứng và các nhà thầu phụ

- Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện để ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng

- Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triễn khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Kiểm tra, Giám sát

- Cung cấp cho thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến các hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ

- Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và của tất cả cáp nhà thầu phụ vào bất cứ thời điểm nào dù có báo trước hay không có báo trước- được tiến hành bởi các tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI

Hậu quả của việc không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Nếu một nhà cung ứng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc ứng xử BSCI, và nếu không thống nhất được giải pháp nào để triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, thì thanh viên của BSCI có thể sẽ lựa chọn các hành động sau đây như tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại, hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng trong tương lai và/ hoặc chấm dứt quan hệ kinh odanh với nhà cung ứng đã không tuân thủ. Nếu kết quả của một đợt kiểm tra cho thấy không có sự tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nhà cung ứng phải triển khai thực hiện ngay các hành động khắc phục như đã hướng dẫn, không được trì hoãn. Nhà cung ứng sẽ phải thống nhất với nhân viên kiểm tra về khoảng thời gian để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục này, tuy nhiên không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp, nếu có một nhà cung ứng đã bị gạt bỏ trong quá khứ do đã không tuân thủ nhưng sau đó thấy mình có thể tuân thủ đề đủ các qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nguyên tắc quan hệ kinh doanh có thể được kết nối lại.

Chủ Đề