Hướng dẫn hoa hải đường chơi tết

Cây hoa hải đường là loại hoa khá phổ biến hiện nay, cây cho nở đúng dịp tết và được rất nhiều người ưa chuộng cây. Cây hoa hải đường có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Cây thuộc họ chè.

Cây hải đường từ xưa được xếp vào với các giống quý chỉ được các vua chúa mới có để chơi. Cây thuộc dòng thân gỗ lâu năm, thường cho hoa nở vào giữa tháng 12 đến hết tháng 1 âm lịch. Hoa hải đường thường có màu hồng đỏ, tuy loài hoa không có vẻ ngoài sang trọng, quý phái nhưng nó mang lại sự ấm áp cho người trồng hoa.

Cây hoa hải đường là loại cây dễ trồng, vì vậy kỹ thuật trồng cây không khó. Bởi cây sống lâu năm, sinh trưởng mạnh nên việc chăm sóc cây hoa hải đường rất dễ dàng, không khó phức tạp.

Cây hoa hải đường khoe sắc đỏ đón ngày xuân

1. Điều kiện sinh trưởng của cây hoa hải đường

Để cây hoa hải đường có thể được chăm sóc tốt, người trồng cần hiểu rõ được điều kiện sinh trưởng của cây như thế nào?

- Ánh sáng: Cây hoa hải đường là loại cây ưa bóng dâm mát, vì vậy nên trồng cây ở nơi có nửa sáng, nửa mát. Cây thích trồng nơi có điều kiện ánh sáng tán xạ và có khả năng chịu nắng, chịu nhiệt độ cao kém.

- Nhiệt độ: Cây thích hợp trồng nơi ẩm ướt và ấm áp. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 15-25oC.

- Thổ nhưỡng: Cây rất dễ trồng nên thích hợp trồng trên mọi loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh thì đất trồng phải thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, đất trồng phải phơi khô, sạch bệnh được sào xáo nhiều lần. Đất trồng tốt nhất là đất ruộng được cày bừa và phơi ải. Bạn cũng có thể sử dụng đất phù sa trộn với giá thể, rơm dạ để trồng.

- Độ ẩm: Cây hoa hải đường là cây ưa bóng mát, nên yêu cầu độ ẩm cao. Độ ẩm không khí trung bình 70-80% cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây hoa hải đường nở đúng vào dịp tết

2. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hải đường khỏe mạnh

Tuy cây hoa hải đường không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, nhưng người trồng cần hiểu rõ những cách chăm sóc cơ bản dưới đây để giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh:

- Thứ nhất: Cây hoa hải đường là cây ưa bóng mát, ánh sáng tán xạ. Chính vì vậy, vào mùa hè nên sử dụng mái che hoặc giăng lưới đen bên trên để giảm bớt ánh sáng chiếu vào cây. Nếu trồng ít và trồng trong chậu thì nên đặt nơi râm mát, tránh sương muối và ánh sáng.

- Thứ hai: Tưới nước cho cây:

+ Cây hoa hải đường ưa nhiệt độ ấm, độ ẩm cao. Vì vậy, khi tưới nước cho cây cần chú ý đến giai đoạn phát triển của cây và điều kiện ảnh hưởng bởi môi trường.

+ Trong thời kỳ cây nảy mầm, bạn nên tưới ít nước, đạt độ ẩm đất 40-50%, giữ cho đất trong chậu hơi khô, bởi lúc này bộ rễ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện các rễ phụ nên nếu tưới quá ẩm sẽ gây ra hiện tượng thối rễ.

Cung cấp nước tưới cho cây hải đường phụ thuộc vào từng giai đoạn của cây

+ Trong giai đoạn sinh trưởng cây đang bắt đầu ra nụ, nên tăng lượng nước cần thiết cho cây lên, việc tưới nước được thực hiện hai ngày một lần và tưới nước nên tưới xung quanh cây để tăng độ ẩm không khí.

+ Cũng cần lưu ý rằng khi tưới nước, không tưới nước xuống lá và ngọn của thân cây, nên tưới dọc theo mép chậu hoa, nếu không thân và lá sẽ dễ tích tụ nước, cây có khả năng chết vì ngập úng.

- Thứ ba: Bón phân cho cây hoa hải đường:

+ Việc bón phân cho cây hoa hải đường phụ thuộc vào giai đoạn cây phát triển. Tuy nhiên để cây phát triển khỏe mạnh nên sử dụng phân bón hữu cơ pha loãng để bón phân thường xuyên cho cây.

+ Ở giai đoạn cây ra hoa nên bón thúc phân cho cây ra hoa. Nếu cây được trồng dưới đất thì nên cuốc rãnh xung quanh tán cây để bón phân, trồng cây vào trong chậu nên xới đất xung quanh mép chậu để bón phân cho cây, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Bón phân thường xuyên giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn

+ Lượng phân bón cho cây hoa hải đường mỗi cây như sau: bón phân 2g Amino Acid [Đạm cá] + Bùn khô + 3-4g NPK 10-50-10 trộn đều với nhau bón xung quanh gốc. Sau đó lấp đất khô lên trên, tưới nước đủ ẩm cho phân tan dần.

+ Cây hoa hải đường không chịu được thời tiết quá nóng và quá lạnh, chính vì vậy cần tăng cường bón phân cho cây vào giai đoạn này và tăng lượng nước tưới cho cây.

- Thứ tư: Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hoa hải đường

+ Để hạn chế được sâu bệnh hại tấn công cây bạn chỉ cần sử dụng vôi bột quét xung quanh gốc cây, vừa giúp hạn chế được sâu bệnh hại và giúp cây có thể phản xạ lại ánh sáng và giúp cây quang hợp tốt. Nên quét 2-3 lần/năm, mỗi lần quét cách nhau 1-2 ngày.

+ Nếu cây bị sâu bệnh tấn công nặng thì nên sử dụng các thuốc BVTV sinh học phun cho cây.

Thứ năm: Tỉa cành để kích thích cây ra hoa

+ Để cây hoa hải đường nở hoa thường xuyên, cho hoa nở to đều và đẹp thì nên tỉa cành tán cho cây thường xuyên.

+ Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán, cành bị sâu bệnh hại, cành yếu đồng thời kết hợp tạo dáng thế cho cây, giúp cây thông thoáng và đẹp mắt hơn.

Nguồn: Admin tổng hợp LP

Chủ Đề