Hướng dẫn lập dự toán theo nghị định 68

So sánh nghị định 32 và nghị định 68 các thay đổi khác biệt giữa nghị định mới và cũ. Theo đó ngày 14/08/2019 Chính phủ ban hành nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

So sánh Nghị định 32/2015/NĐ-CP và Nghị định 68/2019/NĐ-CP

Nghị định 68 có hiệu lực từ ngày 01/10/2019. Tuy nhiên việc tính dự toán công trình tạm thời vẫn tuân thủ theo Thông tư 06/2016/TT-BXD cho đến khi Bộ XD ban hành Thông tư mới thay thế.

Điểm mới của Nghị định số 68/2019 của Chính phủ ban hành ngày 14/08/2019

So với nghị định cũ số 32/2015/NĐ-CP thì nghị định mới số 68/2019/NĐ-CP có 2 thay đổi cơ bản

1. Không còn mục Chi Phí Chung mà thay bằng Chi phí Gián tiếp

Có thể Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết cho NĐ 68; Khi đó Chi phí gián tiếp có thể sẽ bao gồm Chi phí chung và một số chi phí khác nữa.

Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán của chúng tôi. Còn chính xác Chi phí gián tiếp là gì, Gồm những chi phí nào, Cách tính ra sao v…v.  Thì chúng ta buộc phải chờ cho đến khi Bộ XD ban hành Thông tư mới, hướng dẫn cụ thể thì mới chính xác.

2. Không còn Chi phí Hạng mục chung

Chi phí khác chỉ được NĐ 68/2019 quy định tính theo Định mức tỷ lệ %; Hoặc lập dự toán mà không nói rõ Chi phí khác gồm những chi phí nào như trong NĐ 32/2015.

Theo dự toán thì Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư mới để hướng dẫn; Thì Chi phí khác sẽ bao gồm chi phí Hạng mục chung và Hạng mục chung còn lại. Chi phí này được xác định theo Định mức tỷ lệ % hoặc Lập dự toán chi tiết.

Các phí phí trong dự toán theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP

a] Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về :

+ Vật liệu.

+ Nhân công.

+ Máy thi công.

b] Chi phí thiết bị gồm :

+ Chi phí mua sắm thiết bị.

+ Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu.

+ Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án [nếu có].

+ Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ.

+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn [nếu có].

+ Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh.

+ Chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và quy định trong hợp đồng.

+ Chi phí vận chuyển, bảo hiểm.

+ Thuế và các loại phí, chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

c] Chi phí quản lý dự án

Gồm các chi phí tổ chức quản lý từ giai đoạn chuẩn bị, thi công và kết thúc dự án. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % do Bộ XD công bố hoặc Lập dự toán.

d] Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật; chi phí tư vấn giám sát và một số chi phí khác liên quan. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % do Bộ XD công bố hoặc Lập dự toán.

e] Chi phí khác

Như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí bảo hiểm, chi phí thẩm tra dự án; Chi phí dự toán xây dựng, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % hoặc Lập dự toán hoặc Ước tính chi phí trên cơ sở chi phí của dự án, công trình tương tự.

f] Chi phí dự phòng

Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và trượt giá trong thời gian thi công

+ Cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng Tỷ lệ % trên tổng các chi phí tại các mục ở trên.

+ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở : Độ dài thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án và Chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Điểm khác biệt giữa nghị định 32 và nghị định 68

Trên đây là những điểm khác biệt khi so sánh nghị định 32 và nghị định 68 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy chưa được áp dụng sau ngày 01/10/2019 trong quá trình quản lý chi phí

Chi tiết phương pháp xác định dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, các dự toán gói thầu xây dựng chúng ta cần phải chờ Thông tư hướng dẫn chi tiết của Bộ Xây dựng trong thời gian tới.

Những điểm mới trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chi phí xây dựng XEM TẠI ĐÂY

Video chi tiết So sánh Nghị định 32 và Nghị định 68 xem Tại đây

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lập dự toán công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 trên phần mềm dự toán Eta. Như các bạn đã biết Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2019; và thay thế Nghị định số 32/2015NĐ-CP ngày 25/3/2015. Nhưng đến thời điểm hiện tại Bộ xây dựng vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện. Trong khi đó một số công trình thì chủ đầu tư lại yêu cầu lập dự toán công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP.

Vậy làm thế nào để có thể lập dự toán công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP?

Hiện tại phần mềm dự toán Eta đã cập nhật đầy đủ nội dung của bảng tổng hợp kinh phí hạng mục công trình; theo nội dung của Nghị định 68/2019/NĐ-CP các bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau đây nhé.

Hướng dẫn chọn mẫu THKP hạng mục công trình để lập dự toán công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP.

Sau khi các bạn đã bóc tách xong khối lượng dự toán các bạn Click chuột sang Tab THKP Hạng mục. Tiếp theo các bạn Click chuột vào Menu chọn mẫu THKP Hạng mục từ danh sách. Phần mềm sẽ hiển thị ra danh sách các mẫu THKP Hạng mục đã được soạn sẵn trong đó có 02 mẫu là:

Mẫu NĐ68/2019/NĐ-CP – Bù giá

Mẫu NĐ68/2019/NĐ-CP – Trực tiếp

Tùy vào nhu cầu sử dụng; các bạn sẽ chọn mẫu THKP hạng mục công trình để lập dự toán công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP nhé. Các bạn có thể xem hình sau đây để thực hiện theo nhé.

Có liên quan

Ngày 14/08/2019 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định số 68/2019/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó việc Lập dự toán, Dự thầu, Lập tổng mức đầu tư, Thanh quyết toán công trình v…v sẽ phải tuân thủ theo hướng dẫn tại Nghị định này.

Dự toán G8 đã có phiên bản mới: Cập nhật Dự thảo thông tư của Bộ XD vào tháng 09/2019 theo Nghị định này.

Nghị định 68 có hiệu lực từ ngày 01/10/2019. Tuy nhiên việc tính dự toán công trình tạm thời vẫn tuân thủ theo Thông tư 06/2016/TT-BXD cho đến khi Bộ XD chính thức ban hành Thông tư mới thay thế.

Việc tính theo Dự thảo thông tư nói trên chỉ mang tính tham khảo hoặc khi được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

I.] THAY ĐỔI SO VỚI THÔNG TƯ 06/2016/TT-BXD
S
o với Thông tư cũ số 06/2016/TT-BXD thì Dự thảo thông tư mới năm 2019 có một số thay đổi căn bản, đó là:

1.] Bổ sung thêm Chi phí gián tiếp

Bổ sung thêm chi phí gián tiếp gồm: Chi phí chung, Chi phí lán trại nhà tạm, Chi phí các công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế và Chi phí gián tiếp khác.

2.] Không còn Chi phí Hạng mục chung

Không còn chi phí Hạng mục chung, mà các chi phí trong Hạng mục chung trước đây như chi phí Lán trại nhà tạm, chi phí công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế và chi phí hạng mục chung khác [còn lại] đã được đưa vào chi phí Gián tiếp.

3.] Dự toán gói thầu không còn Hạng mục chung

Do các chi phí trong Hạng mục chung trước đây bao gồm chi phí Lán trại nhà tạm, chi phí công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế và chi phí hạng mục chung khác [còn lại] đã được đưa vào chi phí Gián tiếp để tính chi phí xây dựng trước thuế.

Do đó dự toán gói thầu không còn Hạng mục chung nữa, mà chỉ gồm Chi phí xây dựng và Chi phí dự phòng.

4.] Nội suy chi phí chung theo chi phí trực tiếp

Chi phí chung được nội suy theo tổng chi phí trực tiếp T của cả dự án chứ không theo chi phí xây dựng trước thuế G nữa.

5.] Chi phí tư vấn được tính có chi phí gián tiếp.

Chi phí xây dựng trước thuế G bao gồm chi phí gián tiếp. Do đó, các chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XD sẽ được tính theo tỷ lệ % nhân với chi phí xây dựng trước thuế bao gồm chi phí lán trại nhà tạm, công tác không xác định khối lượng khi thiết kế, chi phí gián tiếp khác.

Trong khi theo thông tư 06/2016 cũ thì chi chi phí lán trại nhà tạm, công tác không xác định KL… nằm trong Hạng mục chung và nằm trong Chi phí khác nên không được tham gia trong việc tính chi phí QLDA và Tư vấn ĐTXD.

6.] Tỷ lệ % chi phí chung cao hơn

So với thông tư 06/2016 thì định mức tỷ lệ % của chi phí chung cao hơn..

II.] CẬP NHẬT DỰ TOÁN G8

Để cập nhật Dự toán G8 mới thì chúng ta làm như sau :

+ Mở phần mềm Dự toán G8.

+ Vào menu Trợ giúp / Cập nhật Dự toán G8.

+ Làm theo hướng dẫn của G8 khi đó để cập nhật.

+ Mở lại phần mềm Dự toán G8 [sau khi đã cập nhật xong]

+ Sang các sheet ‘THKP hạng mục’  và  ‘Chiết tính’.

   Tại mục ‘Thông tư’ trên thanh công cụ phía dưới cùng màn hình chọn ‘Nghị định 68/2019/NĐ-CP’

+ Nhấn nút F5 để G8 tính lại theo Dự thảo theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP

III.] Tải về
1.] Tải về dự thảo Thông tư theo NĐ 68/2019/NĐ-CP TẠI ĐÂY

2.] Tải về Nghị định 68/2019/NĐ-CP TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề