Hướng dẫn nộp tờ khai thuế gtgt bổ sung

Căn cứ Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, khi hóa đơn điện tử có sai sót thì người nộp thuế được lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý là Lập HĐ điều chỉnh hoặc Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn sai sót.

Căn cứ Điều 5, Nghị định 209/2013/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT, thời điểm phát sinh thuế GTGT là thời điểm lập hóa đơn, cụ thể:

  • Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Căn cứ vào Khoản 4 điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Quy định người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót nhưng chưa hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót; nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra [Khoản 1, Điều 47 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14].

Như vậy:

Khi đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, thời điểm xuất hóa đơn đơn vị đồng thời phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và phải lập tờ khai thuế GTGT

Khi đơn vị đã lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn phát hiện có sai sót, việc này làm thay đổi nghĩa vụ thuế GTGT đã kê khai trước đó. Vì vậy, đơn vị phải lập tờ khai thuế GTGT bổ sung cho tháng/quý có hóa đơn bị sai sót.

  • Trường hợp hóa đơn điều chỉnh/thay thế phát sinh có giá trị tăng thêm so với hóa đơn bị điều chỉnh/hóa đơn bị thay thế [Tăng các chỉ tiêu: Thành tiền chưa có thuế GTGT, Tổng số tiền thuế GTGT, Tổng số tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được hoàn. Người bán thực hiện: Khai điều chỉnh bổ sung tờ khai thuế GTGT của kỳ phát sinh giao dịch bán hàng hóa dịch vụ có hóa đơn gốc [Chọn các chỉ tiêu cần bổ sung]; Lập bảng tổng hợp KHBS; Nộp bổ sung tiền thuế GTGT [Số tiền chênh lệch tăng thêm so với hóa đơn gốc] và tiền chậm nộp.
  • Trường hợp hóa đơn điều chỉnh/thay thế phát sinh có giá trị giảm so với hóa đơn bị điều chỉnh/hóa đơn bị thay thế, người bán thực hiện khai điều chỉnh bổ sung Tờ khai thuế GTGT của kỳ phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hóa đơn gốc. Sau khi điều chỉnh bổ sung:
    • Nếu dẫn đến làm giảm số thuế GTGT phải nộp – Tức NNT nộp thừa tiền thuế GTGT thì NNT được bù trừ với số thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo.
    • Nếu dẫn đến tăng số thuế GTGT được khấu trừ thì NNT kê khai phần khấu trừ tăng thêm vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại [kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế]
    • Nếu làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ [đối với trường hợp kỳ gốc không phát sinh số thuế phải nộp mà vẫn còn số thuế chưa khấu trừ hết] thì NNT kê khai phần chênh lệch giảm khấu trừ vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại [kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế].

Ví dụ minh họa

1. Trường hợp hóa đơn điều chỉnh/thay thế và hóa đơn bị điều chỉnh/bị thay thế [HĐ gốc] phát sinh trong cùng 1 kỳ.

Hóa đơn số HĐ01 ngày 15/11. Sau đó ngày 20/11, kế toán phát hiện có sai sót. Kế toán hủy hóa đơn số HĐ01 và lập hóa đơn thay thế số HĐ02. Khi lập tờ khai thuế, kế toán lấy số liệu hóa đơn HĐ01 và HĐ02 lên tờ khai thuế GTGT tháng 11.

2. Trường hợp hóa đơn điều chỉnh/thay thế và hóa đơn bị điều chỉnh/bị thay thế [HĐ gốc] phát sinh tại 2 kỳ khác nhau.

Hóa đơn số HĐ01 ngày 15/11, số tiền 10 triệu. Sau đó ngày 05/12, kế toán phát hiện có sai sót. Kế toán hủy hóa đơn số HĐ01 và lập hóa đơn thay thế số HĐ02 – Số tiền 12 triệu. Khi lập tờ khai thuế, kế toán kê dữ liệu trên tờ khai thuế GTGT đối với từng hóa đơn như sau:

  • * Hóa đơn gốc số HĐ01 – Số tiền 10 triệu: Kê lên bảng kê thuế GTGT tháng 11.
    • Hóa đơn thay thế số HĐ02 – Số tiền 12 triệu: Không kê lên tờ khai thuế GTGT lần đầu tháng 12 mà khi lập tờ khai bổ sung thuế GTGT tháng 11 thì kê lên hóa đơn số HĐ02.

Cũng trường hợp này, nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì kế toán vẫn kê lên cả HĐ01 và HĐ02 trên Tờ khai lần đầu quý 4.

Cùng Anpha tìm hiểu cách bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT sau khi quyết toán thuế như: Cách lập tờ khai, thời hạn khai bổ sung, các lỗi sai hay mắc phải.

Nội dung chính:

I. Căn cứ pháp lý

Thông tư 219/2013/TT-BTC;

Thông tư 156/2013/TT-BTC;

Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14.

II. Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế GTGT

Căn cứ theo Mục 2 về phương pháp tính thuế của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về kê khai tính thuế giá trị gia tăng có 2 phương pháp tính thuế:

  • Phương pháp khấu trừ thuế;
  • Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

1. Cách lập tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Các chỉ tiêu cần điền trên tờ khai thuế 01/GTGT là: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 29, 30, 31, 32, 32a, 37, 38 còn các chỉ tiêu còn lại thì phần mềm HTKK sẽ tự động nhảy số.

  • Chỉ tiêu 21: Nếu công ty trong kỳ kê khai không phát sinh hoạt động mua bán;
  • Chỉ tiêu 22: Điền số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang, được lấy từ chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế GTGT chính thức kỳ trước;
  • Chỉ tiêu 23: Giá trị của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ;
  • Chỉ tiêu 24: Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ;
  • Chỉ tiêu 25: Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ;
  • Chỉ tiêu 26: Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT;
  • Chỉ tiêu 29: Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 0%;
  • Chỉ tiêu 30: Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%;
  • Chỉ tiêu 31: Thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%;
  • Chỉ tiêu 32: Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%;
  • Chỉ tiêu 33: Thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%;
  • Chỉ tiêu 32a: Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra không tính thuế.

➥ Nếu phát sinh số liệu ở chỉ tiêu 43: Là số thuế còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau; ➥ Nếu phát sinh số liệu ở chỉ tiêu 40: Là số thuế GTGT doanh nghiệp còn phải nộp ra kì này.

2. Cách lập tờ khai thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng

Các chỉ tiêu cần điền trên tờ khai thuế 04/GTGT là: 21, 22, 24, 26, 28, còn các chỉ tiêu còn lại thì phần mềm HTKK sẽ tự động nhảy số:

  • Chỉ tiêu 21: Doanh thu của hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu VAT và chịu thuế suất 0%;
  • Chỉ tiêu 22: Doanh thu của hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 1%;
  • Chỉ tiêu 24: Doanh thu của hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5%;
  • Chỉ tiêu 26: Doanh thu của hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 3%;
  • Chỉ tiêu 28: Doanh thu của hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 2%.

III. Thời hạn kê khai thuế GTGT

Đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng thì hạn kê khai chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Đối với doanh nghiệp kê khai theo quý thì hạn kê khai là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo phát sinh.

\>> Xem thêm: Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT.

IV. Nguyên nhân và cách điều chỉnh các lỗi sai trên tờ khai thuế GTGT

1. Các lỗi sai trên tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1.1. Kê khai sai chỉ tiêu 22

➤ Nguyên nhân:

  • Do lấy số trên chỉ tiêu 43 của tờ khai bổ sung kỳ trước;
  • Do điền sai số liệu.

➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng chỉ tiêu 22 khớp với chỉ tiêu 43 trên tờ khai chính thức kì liền kề trước. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Căn cứ vào sự thay đổi của chỉ tiêu 40, 43 để xử lý như sau: ➢ Tăng chỉ tiêu 40: Phát sinh thêm số thuế phải nộp trong kỳ và thêm tiền chậm nộp tính từ thời điểm hết hạn kê khai của tờ khai bị sai; ➢ Giảm chỉ tiêu 40: Nộp thừa thuế, theo dõi số nộp thừa này để bù trừ cho kỳ sau; ➢ Tăng chỉ tiêu 43: Kê sai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 38 của tờ khai kỳ hiện tại; ➢ Giảm chỉ tiêu 43: kê khai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 37 của tờ khai kỳ hiện tại.

Ví dụ 1: Công ty Anpha có:

- Trên chỉ tiêu 43 của tờ khai GTGT quý 4/2021 là 21.346.537; - Trên chỉ tiêu 22 của tờ khai GTGT quý 1/2022 là 22.345.526. ➥ Đến ngày 02/06/2022 phát hiện lỗi sai này, công ty Anpha nộp tờ khai bổ sung Q1/2022 và điền số chênh lệch này vào chỉ tiêu 37 của tờ khai GTGT quý 2/2022.

1.2. Kê khai sai chỉ tiêu 23, 24, 23a, 24a:

➤ Nguyên nhân: Do kê khai sai hoá đơn đầu vào.

Lưu ý: Nếu phát hiện hoá đơn đầu vào của kỳ trước chưa kê khai, thì không được bổ sung vào kỳ đó mà phải kê khai vào kỳ hiện tại.

➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng chỉ tiêu 23, 24, 23a, 24a. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Đối với trường hợp điền sai chỉ tiêu 23, 23a không làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT trong kỳ nên không ảnh hưởng đến chỉ tiêu 40, 43;
  • Đối với trường hợp điền sai chỉ tiêu 24, 24a làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu 25 nên dẫn đến ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong kỳ hoặc số thuế GTGT được khấu trừ sang kỳ sau.

1.3. Kê khai sai chỉ tiêu 25:

➤ Nguyên nhân:

  • Do chỉ tiêu 24, 24a sai dẫn đến chỉ tiêu 25 sai;
  • Do điền sai số liệu.

➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng chỉ tiêu 25. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Căn cứ vào sự thay đổi của chỉ tiêu 40, 43 để xử lý như sau: ➢ Tăng chỉ tiêu 40: Phát sinh thêm số thuế phải nộp trong kỳ và thêm tiền chậm nộp tính từ thời điểm hết hạn kê khai của tờ khai bị sai; ➢ Giảm chỉ tiêu 40: Nộp thừa thuế, theo dõi số nộp thừa này để bù trừ cho kỳ sau; ➢ Tăng chỉ tiêu 43: Kê sai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 38 của tờ khai kỳ hiện tại; ➢ Giảm chỉ tiêu 43: kê khai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 37 của tờ khai kỳ hiện tại.

Ví dụ 2: Công ty Anpha là công ty cung cấp dịch vụ chịu thuế suất 10%, thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào được khấu trừ toàn bộ.

- Trên chỉ tiêu 24 của tờ khai GTGT quý 1/2022 là 13.542.377; - Trên chỉ tiêu 25 của tờ khai GTGT quý 1/2022 là 13.542.377. ➥ Đến ngày 02/06/2022 phát hiện kê khai sai tiền thuế GTGT của hóa đơn số 0000030 ngày 22/03/2022 dẫn đến bị lệch 100.000, công ty Anpha điều chỉnh lại theo số đúng và nộp tờ khai bổ sung quý 1/2022 và điền số chênh lệch này vào chỉ tiêu 37 của tờ khai GTGT quý 2/2022.

1.4 Kê khai sai chỉ tiêu 26, 29, 30, 31, 32, 32a:

➤ Nguyên nhân: Do kê khai sai hóa đơn đầu ra. ➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng các chỉ tiêu 26, 29, 30, 31, 32, 32a. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Căn cứ vào sự thay đổi của chỉ tiêu 40, 43 để xử lý như sau: ➢ Tăng chỉ tiêu 40: Phát sinh thêm số thuế phải nộp trong kỳ và thêm tiền chậm nộp tính từ thời điểm hết hạn kê khai của tờ khai bị sai; ➢ Giảm chỉ tiêu 40: Nộp thừa thuế, theo dõi số nộp thừa này để bù trừ cho kỳ sau; ➢ Tăng chỉ tiêu 43: Kê sai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 38 của tờ khai kỳ hiện tại; ➢ Giảm chỉ tiêu 43: kê khai số chênh lệch này vào chỉ tiêu 37 của tờ khai kỳ hiện tại.

\>> Xem thêm: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

2. Các lỗi sai trên tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu 2.1. Kê khai sai chỉ tiêu 21

➤ Nguyên nhân: Do kê khai sai hóa đơn đầu ra. ➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng các chỉ tiêu 21. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Do chỉ tiêu 21 là giá trị doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế nên không ảnh hưởng đến số thuế đã nộp trong kỳ.

2.2. Kê khai sai chỉ tiêu 22, 24, 26, 28:

➤ Nguyên nhân: Do kê khai sai hóa đơn đầu ra. ➤ Cách điều chỉnh lỗi sai:

  • Lập tờ khai bổ sung của kỳ kê khai sai, điền đúng các chỉ tiêu 22, 24, 26, 28. Sau đó tổng hợp KHBS;
  • Nếu phát sinh thêm số tiền thuế GTGT phải nộp thì nộp thêm tiền thuế GTGT và tiền chậm nộp tính từ thời điểm nộp tờ khai chính thức của kỳ kê khai sai;
  • Nếu phát sinh số thuế GTGT ít hơn số thuế đã nộp, theo dõi số nộp thừa này để bù trừ cho kỳ sau.

\>> Xem thêm: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

V. Thời hạn kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT

Căn cứ Điều 47, Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 có quy định kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

  • Khi phát hiện hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì người nộp thuế được phép khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót, nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra và kiểm tra;
  • Người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế kể cả khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ra công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
  • Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban bố kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau: ➢ Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, làm giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc làm giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này; ➢ Trong trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu việc khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

VI. Điều chỉnh VAT, truy thu thuế VAT sau khi quyết toán thuế

Sau khi cơ quan thuế ra quyết định thanh tra, kiểm soát thuế tại trụ sở doanh nghiệp và kiểm tra sổ sách chứng từ phát hiện ra các lỗi kê khai sai thuế GTGT của doanh nghiệp thì sau khi hoàn tất thủ tục thanh kiểm tra của cơ quan thuế, doanh nghiệp phải thực hiện các bước điều chỉnh như sau:

1. Điều chỉnh VAT trên tờ khai sau khi quyết toán thuế

  • Điều chỉnh kê khai bổ sung VAT của kỳ kê khai sai và điền vào chỉ tiêu 37 hoặc 38 của kỳ kê khai VAT hiện tại;
  • Cách hạch toán giảm VAT của TK 1331: Nợ TK: 811, 642, 242; Có TK: 1331.

2. Hạch toán truy thu VAT trên sổ sách sau khi quyết toán thuế

2.1. Đối với công ty TNHH MTV và doanh nghiệp tư nhân

Nếu năm trước doanh nghiệp đang dư có TK 4211 thì :

  • Hạch toán tiền truy thu thuế GTGT: Nợ TK 4211; Có TK 3331.
  • Khi nộp: Nợ TK 33311; Có TK 111,112.

Nếu năm trước doanh nghiệp đang nợ TK 4211 [lỗ] thì:

  • Hạch toán tiền truy thu thuế GTGT: Nợ TK 811; Có TK 3331.

2.2. Đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần

Do hệ thống công ty có quy mô lớn do vậy hệ thống sổ sách phải đảm bảo yếu tố giữa hệ thống sổ sách với thuế và giải trình của các cổ đông . Vì vậy, căn cứ vào biên bản họp của các cổ đông về việc xử lý kết quả thanh tra của thuế:

  • Nếu chấp nhận tính vào lợi nhuận của năm trước [nếu năm trước doanh nghiệp đang có lãi]: Nợ TK 4211; Có TK 3331.
  • Nếu không chấp nhận tính vào lợi nhuận của năm trước mà để lợi nhuận đấy chia cổ tức cho các cổ đông thì hạch toán: Nợ TK 811; Có TK 3331.

VII. Một số câu hỏi thường gặp về điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

1. Hóa đơn đầu vào chưa kê khai của quý trước có cần thiết phải bổ sung vào tờ khai GTGT của quý đó hay không?

Không cần thiết phải kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào trong trường hợp bị bỏ sót ở kỳ kê khai trước, mà nên để kê khai vào kỳ phát hiện hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.

2. Thời hạn nộp tờ khai bổ sung thuế GTGT là khi nào?

Căn cứ Điều 47, Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 thì thời hạn kê khai hồ sơ khai thuế bổ sung như sau: 10 năm kể từ ngày hết hạn hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế đó, nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh, kiểm tra. Kể cả khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ra công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở thì người nộp thuế vẫn được kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

3. Trong trường hợp sau khi nộp tờ khai bổ sung thuế GTGT phát hiện nộp thừa thuế GTGT, thì số tiền nộp thừa này xử lý thế nào?

Số tiền thừa này kế toán sẽ theo dõi riêng để bù trừ với số tiền thuế phải nộp thêm của kỳ thuế sau.

4. Trong trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện hồ sơ khai thuế bị sai, không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan thì mức phạt là bao nhiêu?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định trường hợp khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Chủ Đề