Hướng dẫn thành lập chi bộ mới năm 2024

Khi nói về cơ cấu của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể không kể đến chi bộ Đảng. Vậy chi bộ Đảng là gì? Điều kiện thành lập chi bộ Đảng được quy định thế nào?

Chi bộ Đảng là gì?

Chi bộ cơ sở là một trong những nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chi bộ cơ sở cùng với Đảng bộ cơ sở là tổ chức cơ sở Đảng.

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng, chi bộ có nhiệm vụ:

- Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho Đảng viên;

- Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển Đảng viên;

- Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng viên;

- Thu, nộp Đảng phí.

Đặc biệt: Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần

Theo Điều 1 Quy định 98-QĐ/TW, chi bộ cơ sở có chức năng:

- Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.

- Xây dựng Đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Điều lệ Đảng còn quy định thẩm quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt Đảng, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên [trừ nhiệm vụ do cấp trên giao] thuộc về chi bộ.

Chi bộ Đảng là gì? Được thành lập từ bao nhiêu Đảng viên? [Ảnh minh họa]

Điều kiện thành lập chi bộ Đảng được quy định thế nào?

Để được thành lập chi bộ thì khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng nêu rõ:

- Ở xã, phường, thị trấn: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện.

- Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức Đảng [tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở].

Nếu chưa có đủ 03 Đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu Đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở Đảng thích hợp.

Đây cũng là quy định tại khoản 1 Điều 24 Điều lệ Đảng:

Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của Đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 Đảng viên chính thức

Với các doanh nghiệp tư nhân, Chỉ thị 33-CT/TW ngày 18/3/2019 quy định, nếu chưa có tổ chức Đảng thì cấp ủy cấp huyện chỉ đạo rà soát, nắm chắc số Đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp nhưng sinh hoạt Đảng ở nơi khác.

Nếu có đủ 03 Đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng Đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số Đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức Đảng phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.

Không chỉ vậy, với việc sinh hoạt Đảng của Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã, Công văn số 273-CV/BTCTW ngày 05/4/2021 cũng quy định như sau:

- Nếu ở xã có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã thì thành lập chi bộ công an xã trực thuộc Đảng ủy xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy xã và Đảng ủy công an huyện về an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng.

- Chỉ các đồng chí Đảng viên là công an xã chính quy mới sinh hoạt ở chi bộ công an xã.

- Chưa bố trí đủ số lượng Đảng viên chính thức là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã để thành lập chi bộ thì Đảng ủy giới thiệu Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã về sinh hoạt ở chi bộ phù hợp.

Xem thêm…

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định, nếu có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên thì có thể được thành lập chi bộ Đảng.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi chi bộ Đảng là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Xin hỏi Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn như thế nào? - Tuấn Nhân [Bình Phước]

Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn [Hình từ internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn

Ngày 20/9/2023, Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn 24-HD/BTCTW về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn trong đó hướng dẫn một số nội dung cụ thể sau:

1. Việc thành lập chi bộ quân sự xã

Thành lập chi bộ quân sự xã nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và nâng cao chất lượng lực lượng dân quân ở cơ sở, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Việc thành lập chi bộ quân sự xã phải kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn [gọi chung là cấp xã] do đảng ủy cấp xã quyết định.

2. Cơ cấu đảng viên

- Cơ cấu đảng viên của chi bộ quân sự xã, gồm: Bí thư đảng ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các đảng viên trong ban chỉ huy quân sự, đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực và dân quân biển [nếu có] [sau đây gọi chung là dân quân].

- Tại đại hội chi bộ quân sự xã thực hiện bầu chi ủy và phó bí thư chi bộ; sau đại hội đảng bộ cấp xã hoặc khi có sự thay đổi nhân sự bí thư đảng ủy cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì ban chấp hành đảng bộ cấp xã chỉ định đồng chí bí thư đảng ủy cấp xã tham gia chi ủy và giữ chức vụ Bí thư chi bộ quân sự xã, chỉ định đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia chi ủy [đối với những chi bộ quân sự xã có 05 chi ủy viên].

3. Nhiệm vụ của chi bộ

- Lãnh đạo Ban chỉ huy quân sự xã thực hiện tốt chức năng tham mưu cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng liên quan khác ở địa phương bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đột xuất do cấp ủy, chính quyền giao.

- Lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân trong Ban chỉ huy quân sự xã và đơn vị dân quân;

Kịp thời phổ biến, quán triệt cho cán bộ, đảng viên trong chi bộ nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương;

Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động;

Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

- Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của chi ủy, chi bộ, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; chi ủy, chi bộ xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ chấp hành Điều lệ và các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chủ Đề