Hướng dẫn ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ mầm non

Một trong những nhiệm vụ để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình mầm non  là giúp trẻ phát triển trí tuệ, thích tham gia các trò chơi múa hát, đọc thơ, nghe kể chuyện thông qua việc trẻ biết sử dụng các đồ chơi từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình vui chơi nhằm phát huy được sáng tạo của trẻ. Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

Chúng ta đã biết, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nếu đứa trẻ thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi, trò chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo.

Vai trò đồ chơi, trò chơi đối với trẻ

Đồ chơi:

Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ dược thiết kế và sản xuất để trẻ em từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Đồ chơi có thể chia làm ba nhóm chính sau: Đồ chơi phát triển trí tuệ; Đồ chơi phát triển thể lực; Đồ chơi phát triển kỹ năng; và bao gồm nhiều dạng: đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, ngoài trời, trong phạm vi khuôn viên của nhà trường, trong mỗi gia đình…

Tiêu chí để lựa chọn đúng các loại đồ chơi cần dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

– Đồ chơi thiết kế phải phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ của trẻ

– Tác dụng của đồ chơi đối với trẻ (phát triển trí tuệ, phát triển thể lực hay rèn luyện kỹ năng…)

– Cách sử dụng và cách chơi cho từng loại đồ chơi.

– Đảm bảo được qui chuẩn về an toàn đồ chơi và an toàn cho trẻ khi sử dụng đó là hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trình sử dụng và đảm bảo về sức khỏe, vệ sinh cho trẻ em. đươc

– Đồ chơi thể hiện được tính giáo dục, tức là đồ chơi phải phán ánh các nội dung: không được trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không khuyến khích các tư tưởng bạo lực và có nội dung không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non.

– Kiểu dáng và màu sắc của đồ chơi phải rực rỡ, đẹp mắt gây được sự hứng thú giúp trẻ phát triển về độ nhạy cảm màu sắc sau này.

Trò chơi:

Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi.

Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng, đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức và để hình thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.

Ý nghĩa:

Giáo dục đạo đức cho trẻ: Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc chơi một cách thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành được các phẩm chất đạo đức quý giá như: Lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, gắn bó biết giúp đỡ lẫn nhau, được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái luyện được ý chí và ý thức, tính kỷ luật.

 Giáo dục trí tuệ: Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởng tượng của trẻ. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển

 Giáo dục thể lực: Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe. Luyện cho trẻ được các giác quan với những trò chơi phản ứng nhanh, đòi hỏi ghi nhớ, nhanh mắt, quan sát, tập trung…

Lựa chọn đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp giúp con phát triển trí tuệ

Bất cứ loại đồ chơi nào bạn mua về cho các bé phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sau đây là một số mẹo nhỏ cho các chủ đầu tư trong việc lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé:

  • Giáo viên cần đọc kỹ thông tin trước khi mua để đảm bảo chúng thích hợp với lứa tuổi của con
  • Bạn nên kiểm tra các cạnh sắc và những bộ phận rời, vì những bộ phận này có thể gây thương tích cho bé
  • Cẩn thận với những đồ chơi có nguy cơ gây nghẹt thở. Đó có thể là những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ dễ mắc kẹt trong khí quản của bé
  • Đảm bảo âm thanh của các món đồ chơi điện tử không to quá. Những món đồ chơi có cường độ âm thanh quá lớn có thể gây hại đến thính giác của bé.

Sự hiểu biết về đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non sẽ giúp cho các bạn lựa chọn đúng các loại đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp cho sự phát triển của các học sinh mình. Hơn nữa, bạn có thể định hướng và đưa ra những trò chơi hấp dẫn, bổ ích với bé. Có thể nói đồ chơi, trò chơi là những yếu tố quan trọng trong quá trình vui chơi của trẻ, lựa chọn đồ chơi, trò chơi thông minh sẽ giúp sẽ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng vào trong cuộc sống. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, có đồ chơi mang tính giáo dục cao nhưng cũng không ít đồ chơi không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Để trẻ được vui chơi thoải mái, thích thú hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ chúng ta cần sáng tạo ra những đồ chơi, trò chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ và tạo được môi trường bổ ích cho trẻ hoạt động, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước có niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống

CÔNG TY THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC ECOHOME

  • Địa chỉ: liền Kề 19, TT23, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Xưởng sản xuất đồ gỗ: Sân Bóng Linh Đường, Linh Đàm, Hà Nội.
  • Hotline:0964 327 379 / 0917 462 999  (Mr Tùng)
  • Hân hạnh được phục vụ quý khách!

Xem thêm:

Màu sắc ảnh hưởng như thế nào trong thiết kế trường mầm non

Trang trí lớp mầm non nhằm phát triển toàn diện ở trẻ

     Đồ chơi trẻ em mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, mẫu giáo, vì bất kể một trẻ em nào trên thế giới đều có nhu cầu chơi đồ chơi mà trẻ thích và rất yêu quí đồ chơi trong lớp mầm non, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi trẻ em. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi mầm non còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi trẻ em vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

Hướng dẫn ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ mầm non

Bộ đồ chơi liên hoàn ngoài trời (Ảnh minh hoạ)

     Cán bộ quản lý GDMN nói chung, hiệu trưởng các trường mầm non nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng mầm non tự làm, chính nó đã nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có kế hoạch đầu tư về tài lực, vật lực cho hoạt động này.

     Muốn vậy, hiệu trưởng các trường mầm non phải xác định đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non là phương tiện giáo dục trong trường mầm non, Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non trong trường Mầm Non được hiểu như là đồ dùng dạy học, đồng thời như là đồ chơi cho trẻ em, phải quan tâm đến việc tạo ra đồ chơi mầm non làm từ phế liệu cho trẻ bằng cách.

     Thứ nhất, phải có những giải pháp thiết thực tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo đồ dùng đồ chơi mầm non phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.

     Thứ hai, phải tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo với những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày.Ví dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, chai nước khoáng, dầu gội, lon bia…

     Thứ ba, đối với đồ dùng đồ chơi mầm non ngoài trời và những đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non giáo viên không thể làm được trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm cho trường mình.

     Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi mầm non trong các trường mầm non để đảm bảo phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện..

Đồ chơi giúp trẻ phát triển óc tư duy, khả năng sáng tạo 

(Ảnh minh hoạ)

     Đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo, có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những vai trò của đồ chơi tự tạo này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.