Kết quả ý nghĩa của cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất. Mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại là bước dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.

Vào những năm 1750-1760 nền kinh tế các nước còn quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo,…. Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời, với mong muốn thay đổi phát minh ra các loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người.

Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên toàn thế giới. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may, ngành luyện kim, ngành giao thông vận tải.

Máy se sợi

Đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng mở ra với sự cơ giới hóa ngành dệt may, James Watt- phụ tá thí nghiệp của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước giúp các nhà máy dệt có thể đặt bất kỳ nơi nào [ vào thời điểm đó máy dệt phải chạy nhờ vào sức nước] .

Đến năm 1785, linh mục Edmund phát minh ra máy dệt vải, bước tiến quan trọng cho ngành dệt. giúp tăng năng suất lên tới 40 lần.

Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt pudding, mở đầu bước tiến cho ngành luyện kim. Nhưng với những phát minh đời đầu, phương pháp của Henry Cort tuy có lượng sắt đã luyện chất lượng nhưng không đáp ứng được yêu cầu về máy móc. Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang thành thép lỏng, khắc phục được nhược điểm của máy trên.

Thương mại ngày càng mở rộng, hình thành lên kênh đào giao thông và đường sắt. Ngành giao thông vận tải cũng được ra đời với chiếc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1804 với vận tốc lên đến 14 dặm/h . Đến năm 1807, Robert Fulton lại chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo và những cách buồm.

Máy dệt – 1785

Tàu thủy chạy bằng hơi nước – 1807

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá.

Sự thay đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi lên. Chuyển đổi bộ máy cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.

Tìm hiểu thêm về cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 TẠI ĐÂY

$\text{Gửi bạn!}$

$\Rightarrow$\

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu. Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp. Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao trong một số ngành như luyện kim, làm sứ, len dạ.

+Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và buôn bán nô lệ da đen.

- Xã hội: Nhiều địa chủ vốn là quý tộc kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường. Họ giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

+ Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến khiến đời sống nhân dân cơ cực. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến nảy sinh

- Nguyên nhân trực tiếp:

- Tháng 4-1640, Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len. Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội. Vua Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội nhưng bị thất bại.

*Diễn biến:

- Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.

- Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

- Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen [1599-1658] đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.

- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ [Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh] lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

*Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu hỏi: Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?

Trả lời:

Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh:

- Cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.

- Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

- Nước Anh được gọi là"công xưởng của thế giới".

Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước


Cùng Top lời giải tìm hiểu về Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên thế giới nhé

I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

- Thời gian:Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, trước hết là ởngành dệt.

-Những phát minh quan trọng:

Thời gian

Phát minh

Đặc điểm

Người sáng chế

1764 Máy kéo sợi Gien-ni Năng suốt gấp 8 lần con người Giêm Ha-gri-vơ
1769 Máy kéo sợi Chạy bằng sức nước Ác-crai-tơ
1785 Máy dệt Tăng năng suốt lên 40 lần Ét-mơn Các-rai
1784 Máy hơi nước Chạy bằng hơi nước Giêm Oát
Đầu XIX Tàu thủy và xe lửa Chạy bằng hơi nước

=>Như vậy, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây được coi là kết quả của cách mạng công nghiệp.

-Ý nghĩa:

+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.

+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới".

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Cách mạng công nghiệp ở Pháp

-Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.

-Kinh tế đứng thứ hai thế giới, ngành công nghiệp vô cùng phát triển.

b. Cách mạng công nghiệp ởĐức

-Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1840, sau đó nhanh chóng phát triển nhờ tiếp nhận thành tựu của khoa học -kĩthuật mới. Trong đó, công nghiệp hóa chất và luyện kim là những ngành chủ đạo của nền kinh tế.

-Nông nghiệp từ lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại và phát triển khi sử dụng máy móc và phân bón hóa học.

3.Hệ quả của cách mạng công nghiệp

a] Kinh tế

- Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải dồi dào.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác:

+ Nông nghiệp: thâm canh, cơ giới hóa.

+ Giao thông vận tải.

b] Chính trị - xã hội

- Anh trở thành nước đứng số 1 thế giới về kinh tế.

- Hình thành hai giai cấp: tư sản và vô sản.


Mục lục nội dung

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX [giảm tải]

- Đầu thế kỉ XIX, thành lập các quốc gia tư sản ở Mĩ Latinh.

Từ 1848 – 1849 Cơn bão táp cách mạng ở Pháp, Đức, Italia, Áo – Hung.
Từ 1859 – 1870 Cuộc đấu tranh thống nhất Italia.
Từ 1864 – 1871 Cuộc đấu tranh thống nhất Đức
Năm 1861 Cải cách nông nô ở Nga

2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi

a] Bối cảnh

- Các nước tư bản Anh, Pháp đang phát triển [công nghiệp]=> nhu cầu thuộc địa.

- Các nước châu Á:

+ Chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu.

+ Đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Vị trí địa lí quan trọng.

- Các nước châu Phi:

b] Sự kiện

- Anh xâm chiếm Ấn Độ, Mianma, Malaixia…. [1/4 diện tích đất đai, ¼ dân số thế giới].

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.

- Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.

=> Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào châu Á và châu Phi.

Video liên quan

Chủ Đề