Khả năng thẩm âm là gì

Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết đối với người chơi các thiết bị âm thanh, đặc biệt là khi mua sắm, lắp ráp sản phẩm.
"Nghe cảm thấy hay là được" xem ra là câu nói vô lý nhất khi bàn đến chuyện thẩm âm - thẩm định, đánh giá chất lượng của một thiết bị âm thanh. Bởi thế giới cảm giác là vô cùng phức tạp, phụ thuộc di truyền, sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý của người nghe. Cho nên, khi thì cảm thấy hay, khi thì cảm thấy không hay.
Để có thể thẩm âm chính xác, trước hết cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá được chuẩn hoá, có thể cân, đong, đo, đếm được, không cãi được. Ví dụ: bộ loa A kêu to hơn bộ loa B ở cùng một mức công suất, là điều không thể cãi. Ai cũng có thể cảm thấy, đúng là nó kêu to.
Nhưng có những tiêu chí phức tạp hơn, mà không phải ai cũng dễ dàng cảm thấy giống nhau. Ví dụ: tôi nghe thấy tiếng bass tròn quay như quả bóng, nhưng anh lại thấy là tiếng bass đó... mịn màng như trái táo. Vậy thực chất là tiếng bass đó thế nào? Không phải là không có cách để đánh giá.
Mời các bác bàn tiếp
thoigian said:
lại một topic gây tranh cãi, biết chắc là sẽ chẳng tới đâu
Nói tới thẩm mỹ, nghệ thuật thì chỉ là sự cảm nhận mà sự cảm nhận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các phân tầng xã hội, học thức, kiến thức, năng khiếu, thói quen hay bắt đầu từ một rung động nào đó. Cứ mang nó đè đâu ra mà bàn sự chính xác như khoa học thì có mà cãi tới già
cái nghe, cái uống cũng như cái nhìn
mỗi người mỗi vẽ lập luận ai cũng đúng nếu đứng trên mốc cảm nhận của họ. Chính vì thế cuộc sống mới muôn hình muôn vẽ mới đáng sống
từ đời ăn lông ở lỗ tới nay cũng chả có một tiêu chuẩn chính xác mà ai ai cũng chấp nhận
Topic này lại sẽ đẻ ra nhiều nick ảo để cải nhau cho vui đây
chúc các bác cãi nhau ra trò nhé :lol: :lol:
Click to expand...
Hì hì, bác làm cụt hứng của em rồi!

Nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì thấy bác nói đúng!
ttuananh said:
E cho rằng để có kỹ năng thẩm âm tốt, thì trước tiên phải có sự cảm thụ đặc biệt, nhậy cảm với âm nhạc và âm thanh cộng với 1 tâm hồn yêu âm nhạc thực thụ. Chứ không ngồi nghe cứ mải mê phân tích dải trên dải dưới, lớp lang này nọ mà quên đi cái hồn của bản nhạc, của ca sỹ, của nhạc cụ và sự tinh tế của từng thiết bị audio lúc đó mọi đánh giá đều không có nhiều giá trị. Thân.
Click to expand...
Em thì em thử theo kiểu này: Nghe tiếng cymbal ,drum,tiếng piano, violin gần như nghe nhạc sống cỡ giống giống thật là được [!]- [ với nhạc cụ mộc ]. Còn với nhạc cụ điện tử thì chịu thua vì nó tuỳ theo nhạc công cân chỉnh ...nên chỉ thụ cảm theo cái thần của họ , nên... nghe sao thì nghe nhưng không lẫn lộn giữa nhạc cụ này với nhạc cụ khác là được.
:lol:
ThanhTruc03 said:
Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết đối với người chơi các thiết bị âm thanh, đặc biệt là khi mua sắm, lắp ráp sản phẩm.
"Nghe cảm thấy hay là được" xem ra là câu nói vô lý nhất khi bàn đến chuyện thẩm âm - thẩm định, đánh giá chất lượng của một thiết bị âm thanh. Bởi thế giới cảm giác là vô cùng phức tạp, phụ thuộc di truyền, sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý của người nghe. Cho nên, khi thì cảm thấy hay, khi thì cảm thấy không hay.
Để có thể thẩm âm chính xác, trước hết cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá được chuẩn hoá, có thể cân, đong, đo, đếm được, không cãi được. Ví dụ: bộ loa A kêu to hơn bộ loa B ở cùng một mức công suất, là điều không thể cãi. Ai cũng có thể cảm thấy, đúng là nó kêu to.
Nhưng có những tiêu chí phức tạp hơn, mà không phải ai cũng dễ dàng cảm thấy giống nhau. Ví dụ: tôi nghe thấy tiếng bass tròn quay như quả bóng, nhưng anh lại thấy là tiếng bass đó... mịn màng như trái táo. Vậy thực chất là tiếng bass đó thế nào? Không phải là không có cách để đánh giá.
Mời các bác bàn tiếp
Click to expand...
Đụng chạm đến chữ ký của Lít này nên không thể không có đôi lời :cry:

Phải hiểu thế nào là THẨM ÂM? và THẨM ÂM cũng tùy trường hợp.

Nếu thẩm âm để thưởng thức thì có nghĩa là để cho âm thanh đi vào cơ thể trước hết bằng đôi tai, sau đó đến các bộ phận các trên cơ thể và cuối cùng để não xử lý để toàn bộ cơ thể có thể cảm nhận được. Cơ thể mỗi người mỗi khác, mức độ tiếp thu và giải mã các tần số âm thanh sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ngay cả với 1 người, tùy trạng thái sức khỏe mà mức độ thưởng thức cũng khác nhau ở từng thời điểm. Do đó, chúng ta hay nói: Mỗi người có 1 đôi tai khác hoặc hôm nay tôi nghe cảm thấy hay, ngày mai tôi lại cảm thấy không hay là thế.

Còn nếu thẩm âm để đánh giá xem âm thanh này như thế này, âm thanh kia như thế nọ thì xin thưa ngoài máy móc ra thì chẳng có "tướng" nào có thể đưa ra nhận xét 1 cách chính xác 100% về các loại âm thanh được nghe huống chi có đến cả 1 ban giám khảo, họa chăng, tất cả đều là : "thống nhất" với nhau là như thế này, "thống nhất" với nhau là như thế nọ mà thôi.
ThanhTruc03 said:
...
Ví dụ: bộ loa A kêu to hơn bộ loa B ở cùng một mức công suất, là điều không thể cãi. Ai cũng có thể cảm thấy, đúng là nó kêu to.
...
Click to expand...
Ngay đoạn này bác TT03 cũng đã có mâu thuẫn.

Còn tiếp.

Thân.
thoigian said:
lại một topic gây tranh cãi, biết chắc là sẽ chẳng tới đâu
Nói tới thẩm mỹ, nghệ thuật thì chỉ là sự cảm nhận mà sự cảm nhận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các phân tầng xã hội, học thức, kiến thức, năng khiếu, thói quen hay bắt đầu từ một rung động nào đó. Cứ mang nó đè đâu ra mà bàn sự chính xác như khoa học thì có mà cãi tới già
cái nghe, cái uống cũng như cái nhìn
mỗi người mỗi vẽ lập luận ai cũng đúng nếu đứng trên mốc cảm nhận của họ. Chính vì thế cuộc sống mới muôn hình muôn vẽ mới đáng sống
từ đời ăn lông ở lỗ tới nay cũng chả có một tiêu chuẩn chính xác mà ai ai cũng chấp nhận
Topic này lại sẽ đẻ ra nhiều nick ảo để cải nhau cho vui đây
chúc các bác cãi nhau ra trò nhé :lol: :lol:
Click to expand...
Theo em thì tất cả đều cân đong đo đếm được, kể cả những cái mà các bác cho là chỉ có thể cảm, chứ không thể đo thông số. Vấn đề gây tranh cãi là do người ta dùng từ khác nhau để tả một cái giống nhau nên cuối cùng không thống nhất được.
Ví dụ: tiếng trầm, tiếng thấp, tiếng bass... những thứ tiếng đó em gọi là: âm thanh có tần số dưới 500 Hz. Những thứ này có thể đo
QuajGiaf said:
Lại cần đến bác ThanhTruc03 cho ý kiến ạ !!
Ở đây mình đang nói đến việc thẩm âm nói chung và kỹ năng thẩm âm đánh giá bác nhỉ ?!
Với riêng em việc này gói gọn trong 2 chữ "Hợp lý" bác ạ !! Tức là cái Tình và cái Lý ở mức vừa phải và hòa hợp được với nhau. Tình quá cũng không được mà lý quá cũng không được bác nhỉ !
Click to expand...
Bác Quạ nói chí lý.. Theo em, mọi thứ đều có thể đo thông số bằng máy móc. Nhưng bộ máy siêu đẳng nhất chính là con người - người thẩm âm. Nói như vậy, bản thân mỗi người đều sở hữu một bộ máy thẩm âm siêu đẳng - có điều là không phải ai cũng biết sử dụng cái máy này. Do vậy mới có chuyện, khi đi mua máy thì nhờ người khác [chuyên gia] đi nghe giùm.
Chủ đề này là "kỹ năng thẩm âm", cho nên mục đích của nó cuối cùng là trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để cuối cùng, mỗi người đều có thể trở thành chuyên gia thẩm âm cho chính mình
nhan_nut_bien said:
thoigian said:
lại một topic gây tranh cãi, biết chắc là sẽ chẳng tới đâu
Nói tới thẩm mỹ, nghệ thuật thì chỉ là sự cảm nhận mà sự cảm nhận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các phân tầng xã hội, học thức, kiến thức, năng khiếu, thói quen hay bắt đầu từ một rung động nào đó. Cứ mang nó đè đâu ra mà bàn sự chính xác như khoa học thì có mà cãi tới già
cái nghe, cái uống cũng như cái nhìn
mỗi người mỗi vẽ lập luận ai cũng đúng nếu đứng trên mốc cảm nhận của họ. Chính vì thế cuộc sống mới muôn hình muôn vẽ mới đáng sống
từ đời ăn lông ở lỗ tới nay cũng chả có một tiêu chuẩn chính xác mà ai ai cũng chấp nhận
Topic này lại sẽ đẻ ra nhiều nick ảo để cải nhau cho vui đây
chúc các bác cãi nhau ra trò nhé :lol: :lol:
Click to expand...
Theo em thì tất cả đều cân đong đo đếm được, kể cả những cái mà các bác cho là chỉ có thể cảm, chứ không thể đo thông số. Vấn đề gây tranh cãi là do người ta dùng từ khác nhau để tả một cái giống nhau nên cuối cùng không thống nhất được.
Ví dụ: tiếng trầm, tiếng thấp, tiếng bass... những thứ tiếng đó em gọi là: âm thanh có tần số dưới 500 Hz. Những thứ này có thể đo
Click to expand...
tiếng gõ búa đùng cũng thể đo bằng hz tiếng chứi cũng thể đo bàng hz thậm chí tiếng dơi kiu cũng có thể đo bằng hz
nhưng thưa cái bác đo là tiếng động âm thanh chứ không đo được cái hồn âm thanh nó hay và dở cảm xúc như thế nào bác ah
sẽ không đo được cái cảm nhận tiếng của thằng này hay hơn thằng kia có hồn hơn mênh mang hơn sang trọng hơn. Tại sao thằng nàyhát khàn khàn nhưng giọng nó tởm quá nhưng thằng khác khàn sao nghe phê quá hay con nhỏ kia có giọng cao vút nghe mê lý quá đổi nhưng em kia thì khiếp đảm bội phần những cái đó là cảm nhận của tâm hồn mà không máy móc nào đo được thưa bác
ThanhTruc03 said:
caithang said:
Bác Thanhtruc03 chắc là newbie

Để bàn về kỹ năng thẩm mọi loại âm, bác có thể tham khảo topic "để trở thành người nghe giỏi" :wink:
Click to expand...
Kỹ năng thẩm âm, như em nói từ đầu: Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết đối với người chơi các thiết bị âm thanh, đặc biệt là khi mua sắm, lắp ráp sản phẩm.
Còn trở thành người nghe giỏi là chuyện khác,cốt luyện tai sao cho thính.
Nhưng kỹ năng thẩm âm theo em không liên quan nhiều đến tai thính hay tai điếc... Tại sao mấy ông già chơi audio thẩm âm tốt hơn lũ trẻ, dù tai hẳn là không thính bằng lũ trẻ
Click to expand...
Em có người bạn, không biết luyện thế nào mà khi nghe bộ dàn là bắt được bệnh bộ dàn bị cái gì và bị ở đâu, và bổ cho 1 than thuốc chửa ngay cái bệnh đó khỏi ngay...Em học được của Bác ấy xíu xíu, khổ nổi học được thì tốn tiền khổ lắm he he... EX: Em thì chơi nhiều đường tiếng khi nghe qua Bác ấy phán Driver A thì phải đi với B hay C chứ không thể đi chung với driver D. Mặc dù driver D rất hay và nhiều tiền hơn thằng B và C..... Chất giọng, chất âm các dải âm phải gần tương đương, độ động nhanh chậm phải cũng gần bằng nhau thì chúng nó mới matching với nhau.....Có nhiều bộ loa các driver tháo ra chưa tới 10k mà bán tới 160k , như cặp Cello của Bác Dũng hột xoàn tháo các driver AR ra bán chưa được 3k nhưng khi phối lại chúng nó matching với nhau nên nghe rất khá là vậy....
Thẩm âm thế nào để lựa ra những món đồ khi phối lại chúng nó hợp với nhau hoặc bổ khuyết cho nhau thì hay...chứ không phải cứ đồ tiền nhiều mà phối lại hay cả đâu ....AE mình thì có nghe rồi chơi rồi mới biết, biết rồi lại thay đổi....mệt và tốn !!!
Em mạo muội xin có đôi lời, có điều gì chưa đúng mong các bác chỉ giáo.
Trước khi bàn về kĩ năng thẩm âm tức là cảm nhận chủ quan về cái hay cái dở của một nguồn âm của một cá nhân nào đó ta cần xem xét một vài khái niệm cơ bản.
Chúng ta bắt đầu với một cây đàn ghita, khi gảy nhẹ vào một trong các sợi dây thì sợi dây đó sẽ rung lên [sợi dây dao động]; giả sử dao động của sợi dây có tần số 440Hz [đây là tần số của âm La3]. Dao động này được tăng cường bằng sự cộng hưởng của hộp đàn ghita và lan truyền trong không khí gọi là sóng cơ học, sóng này tác dụng lên tai người và gây ra cảm giác âm thanh. Thực tế dao động âm với tần số cơ bản 440Hz là một tín hiệu tuần hoàn được coi là tổng hợp của các tín hiệu sin với tần số 440Hz và các tần số là một số nguyên lần của 440Hz, các tín hiệu sin này nói chung có biên độ rất khác nhau và chính vì điều này mà âm phát ra sẽ có sắc thái riêng tạo nên âm sắc đặc trưng cho nhạc cụ này. Cùng một nốt La3 [cùng một tần số 440Hz] nhưng các nhạc cụ khác nhau sẽ tạo ra các âm thanh có sắc thái riêng khác nhau hay là có âm sắc khác nhau. Bởi vậy tai người cảm thụ và phân biệt được các âm thanh cùng tần số do các nhạc cụ phát ra căn cứ vào âm sắc của âm thanh đó, cũng vì thế mà ta cảm nhận được sự khác nhau giữa giọng nói người này và người kia.
Em đã nghe một buổi biểu diễn ca trù tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các nghệ sĩ đã không hề dùng bất cứ một trang thiết bị âm thanh hiện đại nào [không micro, không ampli, không loa], chỉ nghe tiếng ca mộc mạc mà sâu lắng cùng tiếng gõ nhịp, tiếng phách. Em tin rằng sẽ chẳng có hệ thống Hi-end nào có thể tái tạo, trình diễn và truyền cảm được cho người nghe những cảm xúc khi nghe giọng ca mộc mạc như từ cội nguồn đó. [//giaitri.vnmedia.vn/NewsDetail.as ... ewsId=1337].
Khi dùng một hệ thống để tái tạo lại một nguồn âm từ thiết bị lưu trữ [đĩa nhựa, băng từ, đĩa MD, đĩa CD] thì hệ thống dù có tinh tế đến mấy cũng làm thay đổi âm sắc so với nguồn âm ban đầu, và chính sự thay đổi này gây ra sự khác biệt ngay cả giữa các hệ thống được gọi là Hiend. Theo cảm nhận, mỗi người sẽ cảm thấy hệ thống Hiend này hợp với gu của mình hơn hệ thống Hiend kia, và đó mới chính là cảm nhận - một cái tôi trong một tổng thể chung. Ngay cả khi bạn đã đầu tư kha khá cho hệ thống Hiend của bạn, sau một thời gian nghe và cảm nhận, bạn chợt nhận ra thấy thiếu thiếu một điều gì đó... và khi đó lại là một thời điểm để bạn phải băn khoăn và tìm cách thay đổi hệ thống của mình...
...
Trân trọng cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề