Khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự chúng ta thường quan sát miêu tả nhân vật ở phương diện nào

Hướng dẫn

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn văn 9 bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo. Soạn bài mẫu lớp 9 bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự này nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm, cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp các em học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất.

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. MIÊU TẢ BÊN NGOÀI

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở những câu thơ nào?

Gợi ý: Thiên nhiên được miêu tả trong 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối đoạn trích. Qua cái nhìn của Kiều, thiên nhiên hiện ra không thuần tuý chỉ là sự miêu tả bên ngoài mà còn có tác dụng gợi tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Miêu tả bên ngoài để gợi tả bên trong, tâm trạng bên trong lại nhuốm lên cảnh vật, tạo ra bức tranh đẹp mà buồn thương. Điều này được thể hiện rõ hơn ở những câu thơ cuối:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Miêu tả bên ngoài còn là miêu tả hình dáng, hành động, ngôn ngữ,… con người. Hãy tìm dẫn chứng cho đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự đã được học.

Xem thêm:  Giải bài tập trang 91 SGK Hóa lớp 9: Axit cacbonic và muối cacbonat

Gợi ý: Đọc lại hai văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn 8, tập một để thấy được sự kết hợp giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả diễn biến tâm lí bên trong nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật khắc hoạ những diễn biến tâm lí của nhân vật Lão Hạc.

2. MIÊU TẢ BÊN TRONG

Tâm trạng nhớ thương của Kiều được miêu tả trực tiếp ở những câu thơ nào trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?

Gợi ý:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Lưu ý, bút pháp ước lệ của văn học cổ chi phối nghệ thuật miêu tả tâm trạng bên trong con người: qua những hình ảnh mang tính ước lệ [mây sớm đèn khuya, dưới nguyệt chén đồng, tin sương, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử]. Cho nên, những câu thơ trên vẫn là những câu trực tiếp miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và cho biết:

  • Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả ở những câu thơ nào? Việc miêu tả này có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
  • Tâm trạng của Kiều được miêu tả trong những câu thơ nào?

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích chị em Thúy Kiều hay nhất – 3 bài văn mẫu ngắn gọn

Gợi ý:

Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả trong những câu thơ tiêu biểu:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Những đặc điểm về ngoại hình có tác dụng làm nổi bật bản chất xấu xa của hạng người bất nhân, tính cách con buôn.

Tâm trạng của nàng Kiều được miêu tả trong các câu tiêu biểu:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

2. Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hãy viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều.

Gợi ý: Chú ý kết hợp kể chuyện [Mã Giám Sinh và Tú Bà mặc cả mua bán Kiều] với miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Kiều.

3. Dựa vào đoạn trích Kiều báo ân báo oán, trong vai nàng Kiều, hãy kể lại việc báo ân báo oán. Trong lời kể, cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều khi đối diện với Hoạn Thư.

Gợi ý:

  • Lựa chọn ngôi kể: để nhập được vai một cách sâu sắc, tự do và trực tiếp hơn trong diễn tả nội tâm, là “tôi” – Kiều, chứ không phải là kể từ ngôi thứ ba “Kiều” – “nàng”;
  • Kết hợp kể chuyện phiên toà báo ân báo oán với việc miêu tả chân dung nhân vật qua đặc điểm ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ; đặc biệt chú ý diễn tả những phản ứng trong tâm trạng của Kiều trước từng nhân vật, từng sự việc;
  • Tập trung làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư, nhấn mạnh những suy nghĩ, diễn biến tình cảm của Kiều trước kẻ đã từng vùi dập mình và những suy nghĩ dẫn tới hành động tha bổng.

Xem thêm:  Hai câu thơ cuối trong thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã để lại trong lòng người đọc nhiều liên tưởng khá thú vị. Em hãy viết đoạn văn để làm rõ nhận định đó

4. Một lần, em trót gây ra một chuyện không hay đối với một bạn trong lớp. Hãy viết một đoạn văn kể lại sơ lược câu chuyện và thể hiện rõ tâm trạng thực của mình sau sự việc ấy.

Gợi ý: Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:

  • Nhớ lại suy nghĩ của mình trước và trong lúc gây ra việc không tốt;
  • Kể lại trạng thái tình cảm của mình sau khi gây ra việc không tốt: buồn, ân hận, tự trách mình,…

Dưới đây là bài soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Phân tích một nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận độc đáo. Vì Nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, một số phận riêng. Những tính cách, số phận ấy bộc lộ qua các hình thức sau.

 Lai lịch

Là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một [một nhân vật]. Lai lịch gồm thành phần xuất thân, hoàn cảnh, gia đình.

Ví dụ: Chí Phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị vứt ra khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên số phận cô độc thê thảm của Chí. Vốn xuất thân từ tầng lớp trên, quen hưởng cuộc sống giàu sang, lại ít có dịp gần gũi với quần chúng lao động nên văn sĩ Hoàng [Đôi mắt] dễ có cái nhìn khinh miệt về người dân quê kháng chiến… Tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt…

Ngoại hình

Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm [cái bên trong] của nhân vật được thống nhất với ngoại hình [vẻ bề ngoài]. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.

Ví dụ: Miêu tả nhân vật văn sĩ Hoàng, Nam Cao chỉ vài nét phác họa dáng người béo, bước đi khệnh khạng, vừa đi vừa như bơi hai cánh tay ra hai bên vì những khối thịt ở dưới nách kềnh ra, bàn tay múp míp, bộ mặt đầy đặn và trên mép một cái vành móng ngựa ria trông như một chiếc bàn chải nhỏ… Chừng ấy chi tiết cũng đủ giúp người đọc hình dung rõ một con người kiểu cách, trưởng giả, một lối sống sung túc dư thừa giữa lúc nhân dân đang gian khổ kháng chiến. Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm, vào bản chất của nhân vật.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân.

Ví dụ: Nhân vật cụ cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Trở thành “nhà cải cách thẩm mỹ”, “đốc-tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”, “cố vấn báo Gõ mõ”… được cả xã hội thượng lưu thành thị trọng vọng, Xuân Tóc Đỏ vấn đầu cửa miệng mấy chữ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Chứng tỏ tính chất lưu manh, vô học của y. Nhân vật Đào [Mùa lạc] thường có lối nói ví von bóng bẩy của ca dao, tục ngữ, chứng tỏ người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp nông dân có học và từng trải. Nhưng mặt khác, đằng sau những câu đối đáp sắc sảo, đanh đá của những ngày đầu lên Điện Biên, chúng ta dễ nhận ra vẻ ngậm ngùi, chua chát cho thân phận éo le của Đào.

READ:  Phân tích câu nói "Học, học nữa, học mãi"

Nội tâm

Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách thuyết phục. Đây cũng là nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm.

Ví dụ: Ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hay nhất có lẽ là những trang Tô Hoài diễn tả sự trỗi dậy từng bước của sức sống tiềm tàng trong lòng Mị, quá trình hồi sinh của tâm hồn của Mị trong đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Sự hồi sinh này biểu hiện qua diễn biến tâm trạng, qua các cử chỉ, hành động. Nhìn mọi người trong nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma đang tụ tập quanh bếp lửa khua chiêng, nhảy múa và uống rượu, Mị nghĩ: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu”. Cô lén lấy cái hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát… hành động uống rượu ấy là gì nếu không phải là biểu hiện của ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đang trỗi dậy. Cuộc đời đối với người con dâu gạt nợ như một đêm dài. Nhưng giờ đây, có lẽ Mị không còn chịu nổi bóng tối đang vây bọc quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là Mị đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình? Hành động đó chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường…

Hành động

Bản chất con người ta bộc lộ chân sát, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kỹ các cử chỉ, hành động.

Ví dụ: Nam Cao đã dựng lên trước mắt ta một Chí Phèo bằng xương bằng thịt với tính cách điên khùng, uất ức, với số phận cô độc và bi thảm không thể lẫn với bất kì một ai khác: Chí Phèo từ bộ mặt đầy những vằn ngang vạch dọc, dáng đi ngật ngưỡng đến cách chửi, từ kiểu rạch mặt ăn vạ, kiểu uống rượu đến lối làm tình với Thị Nở, từ hành động xách dao đi trả thù đến cách đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình… Khi điển hình hoá nhân vật, nhà văn thường lựa chọn cho nhân vật những hành động độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc.

Một số điểm lưu ý

  • Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đẩy đủ các phương diện như: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động. Có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế từng nhân vật ở từng truyện kể cho bài làm văn hấp dẫn.
  • Có thể xem năm phương diện đã nêu đều là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá của tính cách, số phận nhân vật. Nói cách khác, phân tích những phương diện ấy chính là để khái quát lên tính cách, số phận.
  • Nắm vững năm phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự. Đọc tác phẩm tự sự phải hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ở nhân vật.

Video liên quan

Chủ Đề