Khi nào lập biên bản hủy hóa đơn năm 2024
Hủy hóa đơn là việc huỷ bỏ hoặc thu hồi một hóa đơn đã được phát hành trước đó. Việc này có thể xảy ra khi có sự cố trong quá trình lập hóa đơn hoặc khi khách hàng yêu cầu hủy bỏ đơn hàng đã được thanh toán trước đó. Show
Hủy hóa đơn cần phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật để tránh các vấn đề phát sinh sau này. Để nắm rõ thủ tục này, mời các bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Z.com! Hóa đơn điện tử K-Invoice Hủy hóa đơn điện tử là gì?Hủy hóa đơn là quá trình xóa bỏ hóa đơn đã được phát hành hoặc lập ra do có sai sót hoặc không đúng quy định. Hủy hóa đơn được thực hiện để sửa chữa thông tin sai sót hoặc điều chỉnh các thông tin không chính xác trên hóa đơn. Việc hủy HĐ ĐT cần phải tuân theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Hủy hóa đơn khác tiêu hủy hóa đơn thế nào?Hủy hóa đơn hoàn toàn khác với tiêu hủy hóa đơn. Dưới đây là cách phân biệt cho bạn dễ tham khảo: Hủy hóa đơn Tiêu hủy hóa đơn Quá trình xóa bỏ hóa đơn đã được phát hành hoặc lập ra do có sai sót hoặc không đúng quy định. Quá trình này thường được thực hiện để sửa chữa thông tin sai sót hoặc điều chỉnh các thông tin không chính xác trên hóa đơn. Trong quá trình hủy hóa đơn, người bán hoặc đại diện của tổ chức kinh doanh cần lập bản kê hủy hóa đơn và bản báo cáo hủy hóa đơn, sau đó gửi cho cơ quan thuế để xác nhận và xử lý theo quy định. Quá trình xóa bỏ hóa đơn đã được in trên giấy và không thể sử dụng lại. Tiêu hủy hóa đơn thường được thực hiện khi hóa đơn đã hết hiệu lực hoặc không còn cần thiết lưu trữ. Quá trình tiêu hủy hóa đơn giấy thường được thực hiện bằng cách phá hủy vật chứa thông tin hóa đơn, như cắt, xé, hoặc đốt cháy. Khi nào nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơnKhi nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp bạn cần biết: Khi nào nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơn Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử bị sai sót:- Nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơn khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót, như thông tin không chính xác, thiếu thông tin quan trọng, hoặc vi phạm quy định về hóa đơn điện tử. - Biên bản hủy hóa đơn cần ghi rõ thông tin về hóa đơn cần hủy, lý do hủy, và các thông tin liên quan khác. - Biên bản hủy hóa đơn cần được lưu trữ và gửi cho cơ quan thuế để xác nhận và xử lý theo quy định. Trường hợp 2: Phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước- Nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơn khi có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ sau khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước. - Biên bản hủy hóa đơn cần ghi rõ thông tin về hóa đơn cần hủy, lý do hủy, và các thông tin liên quan khác. - Biên bản hủy hóa đơn cần được lưu trữ và gửi cho cơ quan thuế để xác nhận và xử lý theo quy định. Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 mới nhất 2023Một số lưu ý cần biết khi điều chỉnh hóa đơn điện tửKhi thực hiện điều chỉnh hóa đơn điện tử, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau: Khi nào nhà bán hàng cần lập biên bản hủy hóa đơn Một số lưu ý cần biết khi điều chỉnh hóa đơn điện tử
Kết luận Trên đây là hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử mà các nhà bán hàng cần biết, mong là bài viết này sẽ giúp bạn điều chỉnh chính xác và giúp bạn khắc phục lỗi này thành công. Doanh nghiệp phải dùng biên bản hủy hóa đơn không sử dụng khi nào? Các quy định cần biết khi hủy hóa đơn? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2020? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Khi nào DN phải dùng biên bản hủy hóa đơn? 1. Quy định các trường hợp phải hủy hóa đơnCăn cứ vào Khoản 2, Điều 29 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đơn vị kinh doanh phải tiến hành hủy hóa đơn khi thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây: - Hóa đơn đặt in bị mắc lỗi in sai, in trùng, in thừa Đối với trường hợp này, các đơn vị kinh doanh cần phải hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn. - Hóa đơn không được tiếp tục sử dụng nữa Đối với trường hợp này, nếu như các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh không tiếp tục sử dụng hóa đơn nữa thì sẽ phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn theo quy định pháp luật hiện hành là chậm nhất trong 30 ngày, tính từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Đối với trường hợp cơ quan thuế đã gửi thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sẽ phải tiến hành hủy trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày, tính từ ngày cơ quan thuế thông báo tới đơn vị kinh doanh hoặc từ ngày đơn vị kinh doanh tìm lại được hóa đơn đã mất. - Các hóa đơn hủy theo đúng quy định pháp luật Trường hợp này, nếu hóa đơn của đơn vị kinh doanh khi đã lập ra nhưng vi phạm quy định của pháp luật thì phải được hủy theo đúng quy định của pháp luật về kế toán. Ngoài ra, khi hủy hóa đơn, các đơn vị kinh doanh cần phải lưu ý rằng: + Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì tuyệt đối không được hủy mà phải xử lý theo quy định của pháp luật. + Các hóa đơn đã lập và giao cho bên mua, nếu có sai sót thì phải lập biên bản thu hồi hoặc biên bản điều chỉnh sai sót, tuyệt đối không lập biên bản hủy hóa đơn với trường hợp này. \>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử. 2. Thủ tục hủy hóa đơnQuy định thủ tục hủy hóa đơn. Cũng căn cứ vào Điều 29 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn thủ tục hủy hóa đơn đối với các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh phải tiến hành như sau: - Các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê các hóa đơn cần hủy. - Tổ chức kinh doanh cần tiến hành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Theo đó, Hội đồng này phải có đại diện của lãnh đạo và đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Riêng các hộ và cá nhân kinh doanh sẽ không phải lập Hội đồng khi tiến hành hủy hóa đơn. - Các thành viên của Hội đồng hủy hóa đơn có nghĩa vụ phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có bất cứ sai sót nào. Bên cạnh đó, khi tiến hành hủy hóa đơn, các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sẽ phải lập Hồ sơ hủy hóa đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu dưới đây: - Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (không áp dụng yêu cầu này với hộ, cá nhân kinh doanh). - Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy, có ghi chi tiết các tiêu thức: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục). - Biên bản hủy hóa đơn không sử dụng. - Thông báo kết quả hủy hóa đơn. Một số nội dung bắt buộc trong thông báo này mà các đơn vị kinh doanh phải lưu ý: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (Mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC). Theo quy định, Hồ sơ hủy hóa đơn này sau khi đã lập xong thì sẽ được lưu lại trong các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải lập thành 02 bản: 01 bản lưu lại và 01 bản thì gửi tới cơ thuế trực thuộc, chậm nhất trong 05 ngày, tính từ ngày thực hiện hủy hóa đơn. 3. Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất hiện nayHiện nay, khi phải tiến hành hủy hóa đơn, không ít đơn vị kinh doanh có thắc mắc biên bản hủy hóa đơn thế nào thì hợp pháp. Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất và hợp pháp sẽ được áp dụng theo mẫu dưới đây: Mẫu biên bản hủy hóa đơn. Trên đây, bài biết đã giải đáp tới bạn và doanh nghiệp khi nào thì phải dùng đến biên bản hủy hóa đơn không sử dụng. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: |