Khi nhân giống bằng cách tách chồi cần chú ý

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhược điểm của phương pháp tách chồi” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Công nghệ 11 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Nhược điểm của phương pháp tách chồi

Nhược điểm:

-Dễ lây bệnh từ nguồn cây mẹ sang cây con.

-Tốn diện tích để nhân giống.

-Mất thời gian, công sức để nuôi cây mẹ.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nhân giống cây trồng dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Nhân giống cây trồng

1. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp gieo hạt

- Trồng cây từ hạt là một trong những cách nhân giống ít chi phí và hiệu quả nhất. Chỉ cần để lại một vài đầu mầm trên cây sau khi chúng ra hoa xong, loại bỏ phần còn lại để bảo tồn năng lượng cho cây. Cất và lưu trữ hạt giống trong phong bì để gieo vào mùa xuân năm sau hoặc gieo ngay.

- Nếu gieo hạt ngoài trời, thì nên lựa chọn nơi gieo hạt có địa thế cao ráo, bằng phẳng, khuất gió, hướng về phía mặt trời, đất phải tơi xốp, thoát nước tốt. Làm đất trước khi gieo hạt cần phải chọn ngày nắng và khi đất khô. Cần phải cày cuốc thật sâu, thật kỹ để cho đất tơi xốp. Đồng thời phải tiến hành khử trùng và bón lót trước khi gieo hạt.

- Gieo hạt vào chậu cảnh cần phải tiến hành các bước sau: dùng mảnh sành hoặc mảnh ngói đặt chờm lên các lỗ thoát nước dưới đáy chậu cảnh. Tiến hành sàng đất rồi đổ đất hạt to xuống dưới đáy chậu, đất mịn trải lên trên.

- Trước khi gieo hạt, cần phải lựa chọn hạt giống thật kỹ. Hạt giống tốt là hạt giống tròn mẩy, không sâu bệnh. Để đảm bảo sau khi gieo hạt, hạt có tỷ lệ nảy mầm cao, thì cần phải tiến hành làm một số công việc sau:

- Phủ màng bọc ni-lông hoặc các loại vật dụng có tác dụng che chắn lên đất vườn ươm hoặc chậu gieo hạt giống, để giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất. Nhưng phải nhớ đục lỗ hoặc để khe hở để đảm bảo đất trồng thoáng gió thông khí.

- Sau khi gieo hạt xong, nhớ rắc đất mịn lên trên, đồng thời chú ý che nắng và giữ ấm. Nếu đất hồng khô thì có thể đào rãnh ở trong vườn ươm để bổ sung nước. Đối với loại hạt giống nhỏ gieo trong chậu cảnh, thì có thể sử dụng biện pháp ngâm chậu để bổ sung nước, không phun xịt nước từ phía trên, tránh làm lớp đất bề mặt bị xáo trộn, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Đối với những hạt giống kích thước lớn, có thể sử dụng phương pháp tưới phun sương.

- Sau khi hạt giống nảy mầm và chui lên khỏi mặt đất, thì nên gỡ bỏ kịp thời vật che chắn, đồng thời để cho mầm tiếp xúc dần với ánh sáng, mục đích tránh để cho mầm bị vàng. Nếu cây con mọc quá dày, thì nên tiến hành nhổ bớt, để đảm bảo mật độ hợp lý, giúp cho cây con sinh trưởng khỏe mạnh. Khi cây con mọc đến một mức độ nhất định, mật độ cây sẽ dày, chật, đinh dưỡng không thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng, lúc đó cần phải di chuyển cây.

2. Nhân giống bằng cách phân lớp

- Cây bụi và cây xanh có thể ra rễ khi thân cây tiếp xúc với đất. Cây dâu tây làm 'người chạy' rễ dễ dàng để tạo ra cây mới. Bạn có thể thực hiện các phương pháp nhân giống tự nhiên này bằng cách đảm bảo thân cây hoặc thân cây tiếp xúc với đất đã chuẩn bị. Đây được gọi là 'phân lớp'.

3.Nhân giống cây trồng bằng phương pháp chiết cành

- Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Thực tế, chiết cành chẳng qua là phương pháp giâm cành mà cành giâm không tách rời khỏi cây mẹ.

- Phương pháp này thường dùng cho cây cảnh mà giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao.

+ Muốn chiết cành phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu như: rễ lục bình rửa sạch phơi khô hoặc xo dừa mục. Lựa nhánh to mạnh khỏe, đừng lựa nhánh non nhưng cũng không nên quá già, sau đó tiền hành cắt hai vòng xung quanh chỗ muốn chiết cành cách nhau từ 3-5cm, tách bỏ khoanh vỏ, cạo cho thật sạch lớp vỏ [lưu ý nếu không cạo sạch cây sẽ lột vỏ, khi bó nhánh chiết sẽ không ra rễ được.

+ Vài ngày sau chỗ cạo vỏ đã khô, ta lấy rễ lục bình đã phơi khô hoặc xơ dừa đã mục, thấm nước vừa đủ ẩm, đắp chung quanh chỗ đã cạo vỏ to cỡ bằng bắp tay, hoặc bắp chuối tùy theo nhánh chiết lớn hay nhỏ.

+ Lấy miếng ni lông trong bọc bên ngoài, rồi lấy dây buộc chặt hai đầu lại đừng để cho nước thấm vào, cứ để như vậy không cần phải tưới nước, vì bao ny lông giữ ẩm rất tốt.

+ Khoảng 1 đến 2 tháng sau nhìn xuyên qua bao ni lông chỗ chiết ra rễ mạnh thì cưa, cắt đêm đi ươm hoặc trồng cũng được.

+ Nhớ ngâm bầu vào trong nước chừng vài phút để cho thấm nước vào bầu rồi mở dây ra, mở bao ni lông ra cẩn thận đừng để đứt rễ non rồi đặt bầu vào đất trồng ngay hoặc ươm vào giỏ tre cũng được.

+ Khi trồng xong nhớ cắm một cây nọc buộc chặt nhánh chiết cho cây không lay động. Nếu để lay động bị đứt rễ non cây sẽ chết hoặc phát triển chậm.

+ Trồng cây xong nên cắt bớt lá và đọt non không cho cây thoát nhiều nước quá cây sẽ bị yếu, che bớt nắng cho cây và tưới ẩm mỗi ngày 2 lần đến khi no cây sống mạnh, ra nhanh hơn. Trước khi bó ta thoa lên chỗ tách vỏ loại thuốc kích thích rễ nhanh như rootone, cây ra rễ rất nhanh.

+ Cây chiết cành như những cây ăn trái: xoài, mận, sake, mít, sapoche, chùm ruột, khế…

4. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm hom

- Giâm hom là phương pháp nhân giống cây trồng được sử dụng nhiều nhất trong trồng cây cảnh ở nhà. Cắt cành, rễ hoặc lá từ cây mẹ rồi giâm vào trong đất hoặc ngâm vàò trong nước để làm cho chúng mọc rễ đâm chồi và trở thành một cây mới. Phương pháp giâm hom thường được sử dụng đối với các loại cây cảnh mà nhị và nhụy thoái hóa hoặc hình thành hoa kép mà không thể đậu quả. Một số loại cây cảnh quý hiếm cũng có thể sử dụng phương pháp giâm hom.

- Việc giâm cành từ hom thân bao gồm việc loại bỏ các phần thân và giâm chúng trong bầu đất, khuyến khích chúng phát triển rễ. Một số cây dễ nhân giống từ giâm cành từ hom thân hơn những cây khác. Hom thân gỗ mềm có thể được lấy vào mùa hè, trong khi hom thân gỗ cứng được lấy vào mùa thu và mùa đông.

- Phương pháp nhân giống bằng giâm hom gồm có: giâm cành, giâm lá, gịâm rễ và giâm chồi. Trong đó phương pháp giâm cành tiện lợi nhất, hơn nữa tỷ lệ sống lại cao nên thường được sử dụng.

5. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp tách cây

- Phương phán tách cây là tách một phần các cơ quan dinh dưỡng ra khỏi cây mẹ, tiến hành trồng và chăm sóc thành cây mới. Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụí và cây có rễ chùm. Thời gian tách cây như sau: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu [tháng 10 đến tháng 11], hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân [tháng 3 đến tháng 4].

– Nhân giống chuối từ tách chồi là hình thức nhân giống phổ biến của nhà nông, cách thực hiện đơn giản dễ tiến hành.

  • Ưu điểm nhân giống chuối từ tách chồi
  • Nhược điểm
  • Phương pháp tiến hành tách chồi chuối
  • Phương pháp tách chồi
  • Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn

– Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của cây mẹ, do đó cây con mới tách ra để trồng đã có sức sống cao.

– Thời gian từ khi tách chồi đem trồng đến khi có thu hoạch quả chuối ngắn.

Nhược điểm

– Chồi con đem trồng ở vườn được lấy từ nhiều nguồn, nhiều khóm khác nhau, khi trồng trên một vườn thì độ đồng đều trong sinh trưởng, phát triển giữa các cây không cao, thu hoạch sản phẩm có thể không đồng loạt.

– Chồi làm cây giống được lấy từ nhiều nguồn, nhiều khóm khác nhau, nên khó kiểm soát sâu bệnh ngay từ đầu, dễ mang theo mầm bệnh về vườn trồng.

– Vận chuyển chồi tập trung về vườn trồng khó khăn, dễ gây tổn thương đến chồi con làm giống.

– Hệ số nhân giống không cao.

Phương pháp tiến hành tách chồi chuối

Chọn chồi để nhân giống

– Chọn giống tốt để lấy chồi:

+ Giống có năng suất, phẩm chất nông sản cao.

+ Giống chống chịu sâu bệnh tốt.

+ Giống thích nghi cao với môi trường vùng sản xuất chuối.

Thường có 2 loại chồi con: Chồi con  đuôi chiên và chồi con lá rộng [chủ yếu nhân giống chồi đuôi chiên trong vườn ươm]

– Chồi con đuôi chiên:

+ Chuối thường sinh chồi đuôi chiên từ tháng 4, tháng 5.

+ Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng mạnh.

+ Loại chồi này có đường kính gốc to, cây có dạng như đuôi con cá chiên, nên gọi là chồi đuôi chiên.

+ Chồi đuôi chiên sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ sinh trưởng mạnh và nhanh ra buồng, sản lượng cao.

+ Chọn loại chồi này để nhân giống hoặc thay thế cây mẹ ở những vườn chuối lưu niên. Mùa trồng vào tháng 8 – 9 là rất tốt.

Theo nhiều kinh nghiệm: Chồi con đuôi chiên dùng để trồng là tốt nhất.

+ Còn có một dạng chồi con đuôi chiên sinh trưởng vào cuối mùa thu. Khi sang mùa đông, điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông.

+ Loại chồi này có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Tỷ lệ sống khá cao song nhược điểm dễ bị sâu bệnh gây hại, nhất là sâu vòi voi.

– Dạng chồi con lá rộng:

+ Sinh ra từ mảnh thân ngầm còn lại của cây mẹ [chuối con mồ côi] hoặc từ những cây mẹ yếu ớt.

+ Do khi mọc lên không có cây mẹ hỗ trợ nhiều, nên nhanh chóng hình thành bộ lá để có thể sống độc lập.

+ Tốc độ sinh trưởng của thân giả chậm. Thân giả có đường kính phần ngọn và gốc tương đương nhau [thân giả hình ống tre].

+ Trồng loại chồi nay lâu bén, tốc độ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấp

Thực tế: Nếu đủ cây giống thì loại chồi lá rộng ít được dùng để làm giống.

Lưu ý:

+ Chồi con ra khỏi thân cây mẹ nếu đạt tiêu chuẩn thì đem trồng ở vườn sản xuất không cần giâm trong vườn ươm.

+ Chỉ có trường hợp chồi con tách ra từ cây mẹ có kích thước nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn về chiều cao thân, đường kính thân và số lá thật thì tập trung về vườn sản xuất cây giống để giâm.

 Mục đích:

Trong thời gian giâm ở vườn sẽ huấn luyện cây giống thích nghi hơn với môi trường tự nhiên, mặt khác tạo nên những cây con có độ đồng đều cao hơn và đạt tiêu chuẩn cây giống khi đem trồng.

Phương pháp tách chồi

Dụng cụ dùng để tách chồi: Dùng dụng cụ tách chồi gồm mai, thuổng, xà beng, xẻng, len, cuốc…

– Các bước tách chồi

+ Dùng xà beng [hoặc thuổng] đào sâu và rộng phía ngoài gốc chồi.

+ Dùng xẻng chắn đứt các rễ phía ngoài của chồi, lấy đất lên tạo vành hố sâu phía ngoài gốc chồi.

+ Dùng xà beng [hoặc thuổng] đào sâu chắn đứt phần thân ngầm liên kết giữa cây mẹ và chồi con.

+ Bẩy từ từ để cho gốc chồi tách ra khỏi gốc cây mẹ.

Lưu ý: Khi bẩy gốc chồi con phải hết sức cẩn thận, không làm tổn thương đến chồi và cả cây mẹ

+ Khi gốc chồi con tách hẳn khỏi gốc cây mẹ thì dùng hai tay nâng chồi con lên khỏi hố đào chồi.

+ Lưu ý:

* Khi nâng chồi lên phải cẩn thận để không làm dập thân chồi.

* Đảm bảo an toàn lao động trong các thao tác tách chồi.

– Những chồi đạt tiêu chuẩn cây giống thì đem trồng ở vườn sản xuất chuối [không qua giai đoạn giâm ở vườn sản xuất giống]

+ Tiêu chuẩn chồi trồng:

Cây cao khoảng 80 cm – 1m, có 5- 7 lá được hình thành trên chồi, cây không bị sâu bệnh.

+ Xử lý chồi trước khi trồng:

* Cắt bỏ bớt rễ. Những cây giống được tách ra nếu có lá to, dài có thể cắt bỏ bớt, chỉ để lại khoảng 1/3 tàu lá nhằm giảm bớt sự mất nước khi cây sinh trưởng chưa ổn định, giúp cây mau hồi phục.

* Có thể cắt bớt phần thân giả của chồi trước khi trồng [cắt cách cổ thân ngầm khoảng 20 – 30cm]

+ Cách trồng chuối

– Những chồi còn có chiều cao, số lá chưa đạt tiêu chuẩn cây giống tiếp tục giâm ở vườn sản xuất giống chuối, chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn mới xuất vườn để trồng.

+ Chọn chồi giâm

Sau khi tập kết cây giống về khu vực thực liệu cần bố trí nhân công chọn các chồi con đủ tiêu chuẩn ươm giống [đó là những chồi đuôi chiên chưa đủ tiêu chuẩn cây giống đưa ra trồng ở vườn sản xuất] khỏe, không sâu bệnh

+ Phân loại chồi ươm:

Bố trí nhân công phân các loại chồi có cùng độ cao, đường kính ươm thành từng khu riêng biệt để tiện chăm sóc trong quá trình ươm giống

+ Xử lý chồi trước khi giâm:

* Cắt bớt rễ và những phần vỏ thân ngầm [củ] bị sùng, hà.

* Xử lý chồi bằng cách nhúng củ chồi vào dung dịch phân chuồng mục loảng với phân lân + Captan [hoặc thuốc tím KMnO4 3/100]. Để diệt mầm bệnh.

– Giâm chồi:

+ Trên mỗi luống có thể giâm 5 – 6 hàng.

+ Khoảng cách chồi  40 x 40cm hoặc 40 x 50cm.

– Chăm sóc sau khi ươm: Sau khi trồng xong vườn ươm cần theo dõi về tình hình sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh thường xuyên.

+ Tưới nước: Sau khi trồng xong, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Tránh tưới quá nhiều gây úng nước làm thối rễ của chồi khi chưa ổn định.

+ Bón thúc: Khi cây giống phát triển ổn định 20 – 30 ngày, bón thúc bằng cách tưới dung dịch phân vô cơ pha loảng 1/150. Sau 10 ngày tưới 1 lần và tăng dần tỷ lệ phân, tưới khảng 3 lần.

+ Làm cỏ: Nhổ cỏ dại trong vườn ươm. Trong vườn ươm phải luôn luôn sạch cỏ dại. Chú ý làm cỏ bằng tay tránh tổn thương đến cây chuối con

+ Bảo vệ thực vật: Theo dõi thường xuyên tình hình sâu bệnh để phát hiện sớm có phương án xử lý kịp thời.

– Huấn luyện trước khi xuất vườn

+ Dỡ bỏ dần dàn che, tăng dần cường độ [lượng ánh sáng trực xạ] ánh sáng tự nhiên gần với khu vực sản xuất.

+ Ưu tiên chăm bón cho những cây sinh trưởng chậm, để kịp với nhu cầu cây giống trồng sản xuất.

– Biện pháp làm tăng chồi con từ cây mẹ, nâng cao hiệu suất nhân giống:

+ Vun cao đất tơi xốp vào gốc cây mẹ khoảng 50 – 60cm.

+ Trồng cây mẹ với mật độ dày [cách nhau khoảng 1,5m].

+ Tăng cường bón các chất dinh dưỡng, đặc biệt là phân chứa N.

Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn

– Cây cao khoảng 80 cm – 1m,

– Có 5 – 7 lá thật.

– Đường kính gốc từ 8 – 12 cm

– Cây khỏe. Cây không bị sâu bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề