Khinh khí cầu điều khiển như thế nào

Chín đội bay tham gia trình diễn cùng nước chủ nhà Việt Nam lần này gồm Hà Lan, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines đều đến Huế từ khá sớm để tiến hành khảo sát. Phi công Hà Lan – Wout Bakker người có nhiều năm kinh nghiệm bay trên khinh khí cầu cho biết: “Khảo sát là khâu quan trọng nhất, bao gồm khảo sát địa điểm và thời tiết. Bên cạnh đó tất nhiên là phải có nhiên liệu tốt và đội hậu cần hùng hậu nữa.” 

 

Các phi công đã đến Huế từ rất sớm để tiến hành khảo sát trước khi bay

Địa điểm

Nơi thích hợp để cất cánh và hạ cánh tốt nhất phải là bãi đất trống, bằng phẳng. Trong sự kiện lần này thì các đội bay xuất phát từ sân Hàm Nghi và đáp hạ tại các vị trí xã Phú Mỹ [huyện Phú Vang], phường Tứ Hạ [thị xã Hương Trà], phường Hương Long [TP Huế]. 

 

Tất cả 9 đội bay khởi hành tại sân Hàm Nghi, nơi có địa hình trống, bằng phẳng

Thời tiết

Thời tiết phải đảm bảo đủ tầm nhìn cho phi công để thấy và tránh các chướng ngại vật. May mắn là thời tiết ở Huế trong những ngày diễn ra sự kiện rất đẹp. Bên cạnh đó, gió cũng rất quan trọng, đảm bảo vừa phải, không được quá mạnh, dễ khiến khinh khí cầu chao đảo. Trong suốt quá trình bay, việc “lái” các khinh khí cầu hoàn toàn phụ thuộc vào hướng gió. Ngoài dụng cụ kỹ thuật, các phi công nhiều kinh nghiệm hoàn toàn có thể xác định hướng gió dựa vào các chi tiết khách quan như: lá cờ bay trên đỉnh nóc, khói tỏa ra từ các ống khói…

Thời tiết ở Huế đẹp đã giúp các đội bay có chuyến bay an toàn và đẹp mắt

Nhiên liệu

Khí gas LPG là nguồn nhiên liệu tốt nhất do khí cháy hoàn toàn và sinh ra đủ nhiệt lượng để đốt nóng không khí cho khí cầu. Nếu như hướng bay của khinh khí cầu được kiểm soát thông qua hướng gió thì độ cao có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi sức nóng của khí đốt.

 

Ngọn lửa của khinh khí cầu được ví như chiếc “vô lăng” điều khiển “quả bóng khổng lồ” này

Nhân sự

Hỗ trợ cho các đội bay là cả một lực lượng hùng hậu gần 200 thành viên từ khâu hậu cần đến an ninh, được huấn luyện kỹ lưỡng về các quy chuẩn an toàn, có thể kịp thời ứng phó mọi tình huống, bao gồm cả “giải cứu” khinh khí cầu nếu có sự cố xảy ra. Đại diện tập đoàn Total – một trong những đơn vị đồng hành cùng sự kiện này cho biết: “Với kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều sự kiện khinh khí cầu lớn trên thế giới, chúng tôi hiểu rằng, để sự kiện diễn ra thuận lợi, phải tuân thủ nhiều nguyên tắc an toàn vô cùng khắt khe, trong đó có việc khảo sát, chuẩn bị nhiên liệu cũng như luôn phải có đoàn xe hậu cần sẵn sàng phục vụ và ứng cứu cho mọi tình huống”.

Các đội bay luôn được phục vụ bởi một đoàn hậu cần hùng hậu thế này đây

Phi công

Để trở thành phi công khinh khí cầu, bạn phải trải qua trường lớp huấn luyện chuyên nghiệp và có bằng cấp hẳn hoi, không khác gì phi công lái máy bay cả. Đặc biệt, để chuẩn bị cho một sự kiện mang tầm quốc tế thế này thì các phi công đều là những người bay giàu kinh nghiệm. Điển hình là phi công Hà Lan Wout Bakker đã có hơn 20 năm kinh nghiệm, phi công Malaysia Sobri Saad với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Các phi công đã có trải nghiệm tuyệt vời khi lần đầu bay tại Việt Nam

Để mỗi khinh khí cầu có kích thước cao 25 m, rộng 18 m, trọng lượng tối đa 300 kg có thể lướt nhẹ nhàng trên không trung, quả thật không đơn giản phải không nào? Ban đầu, diễn viên Quốc Cường– một trong những sao may mắn được tham gia sự kiện lần này có chút “lo lắng nhẹ” khi trở thành hành khách đặc biệt của chuyến bay nhưng sau khi được nghe các phi công chia sẻ về quy trình an toàn đã hết sức háo hức. 

 

Diễn viên Quốc Cường: “Trước khi bay có chút hồi hộp nhưng nghe các phi công chia sẻ về quy tắc an toàn bay thì thấy yên tâm và phấn khích hẳn.” – diễn viên Quốc Cường tiết lộ

Để có thể “thăng hoa” trên bầu trời, mang đến những màn đẹp mắt cho du khách với tổng cộng quãng đường bay là 54km trong gần 7 giờ bay tại festival Huế, các đội khinh khí cầu phải có sự chuẩn bị và được hỗ trợ chu đáo, đảm bảo an toàn tối đa. Đó là lý do mà lễ hội diễn ra suôn sẻ, không gặp sự cố không đáng có như các sự kiện khinh khí cầu trước đó tại Việt Nam.

PV

Khinh khí cầu có thể bay lên cao vì không khí bên trong chúng nhẹ hơn không khí ngoài khí quyển.  

Quy trình hạ cánh của một khinh khí cầu thông thường, theo chia sẻ từ Wickersworld, một trang web chuyên tổ chức các tour khinh khí cầu.

Cappadocia là một trong những địa điểm bay khinh khí cầu phục vụ du khách nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Diễm Ramires

Tìm điểm tiếp đất

Khinh khí cầu có thể bay trên trời khoảng một tiếng. Sau đó, phi công phải tìm nơi hạ cánh thích hợp. Khinh khí cầu không có vị trí hạ cánh cố định vì nó bay theo hướng gió. Để hạ cánh an toàn, phi công sẽ kết hợp với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên dưới mặt đất để tìm chỗ đáp thông qua bộ đàm.

Nơi hạ cánh đúng chuẩn thường là địa điểm rộng rãi, cách xa đường dây điện. Đó có thể là một cánh đồng, bãi đất trống và không có gia súc được chăn thả, gần đường để đội mặt đất dễ dàng tiếp cận.

Phi công và bộ phận mặt đất cần biết chính xác diện tích của điểm hạ cánh, để phù hợp với kích thước của khinh khí cầu. Những khinh khí cầu nhỏ thường dễ điều khiển, và có thể hạ cánh trong không gian hẹp. Khinh khí cầu lớn cần nơi rộng hơn.

Chị Diễm chụp ảnh cùng chồng khi trải nghiệm bay khinh khí cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Diễm Ramires

Hạ cánh

Sau khi tìm được vị trí đáp, phi công mở lỗ thông hơi để khí thoát ra khỏi vòm khinh khí cầu. Phi công tay nghề cao sẽ đoán được tốc độ hạ cánh cần thiết, để việc tiếp đất diễn ra suôn sẻ. Họ có thể điều chỉnh tốc độ bay xuống bằng cách xả khí, điều khiển ngọn lửa, làm chậm quá trình bay xuống.

Nhiều trường hợp hạ cánh cạnh các bụi cây, hành khách ngồi trên cảm thấy sợ hãi vì có thể xảy ra va chạm. Tuy nhiên, phi công thông thường kiểm soát được việc này. Trên thực tế, họ sẽ chọn chỗ đáp bằng phẳng, ít gồ ghề nhất có thể. Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được điểm ưng ý vì còn phụ thuộc tốc độ gió. Khi hạ ở nơi gồ ghề, khinh khí cầu có thể bị nảy lên vài lần trước khi dừng hẳn. Khách cũng không nên lo lắng vì kiểu hạ cánh này không khiến họ bị thương hay gặp nguy hiểm. Một số khách còn thích hạ cánh cứng vì nó khiến cho trải nghiệm của họ thêm "phiêu".

Diễm Ramirates, sống tại Lille, Pháp bay khinh khí cầu ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2021. "Khi chúng tôi muốn đáp, phi công hạ lửa dần. Có khoảng 2-3 người điều khiển ở khoang giữa của khinh khí cầu. Nhưng họ không điều khiển được hướng, mà tùy hướng gió sẽ có một chiếc xe tải lớn, không mui phía dưới chạy đến chờ. Sau đó, khí cầu sẽ đáp xuống chiếc xe đó nhẹ nhàng. Chúng tôi kết thúc hành trình bay, du khách trèo ra khỏi giỏ", chị Diễm cho hay.

Sau khi tiếp đất

Khi khinh khí cầu đứng yên, nhân viên mặt đất sẽ giữ giỏ thăng bằng để hành khách trèo xuống. Sau đó, phi công mới mở hết van xả phần khí còn lại trong quả cầu, giúp quả cầu xịt hẳn, rồi gấp gọn lại, đưa lên phương tiện của đội vận chuyển mặt đất.

Và sau đó sẽ là thời gian để ăn mừng. Theo truyền thống, nhiều nơi du khách được cung cấp bánh mì và rượu champagne, chụp ảnh lưu niệm cũng như trao giấy chứng nhận đã hoàn thành trải nghiệm bay khinh khí cầu. Cuối cùng, du khách được đưa lên xe để trả về điểm xuất phát.

Anh Minh [Theo Wickers world]

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Khí cầu là một túi đựng không khí nóng hay các chất khí trong trường hợp dùng khí heli thì còn được gọi là khinh khí cầu, thường có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác-si-mét có thể bay lên cao trong khí quyển.

Một khí cầu khí nóng kết hợp khí cầu mặt trời đang đưa người du lịch

Các loại khí cầu nhỏ dùng cho trang trí hay đồ chơi trẻ em còn được gọi là bong bóng bay. Các loại lớn được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn thông,...

 

Lễ hội thả khí cầu tại León, Mexico năm 2012

 

Thả khí cầu trên sông ở Colorado Springs, Colorado, Mỹ

 

Thả khí cụ bay như trong phim Vút bay

 

bên trong một quả khí cầu khi thổi khí vào với ngọn lửa

Các loại này có thể tích dưới vài lít dùng cho mục đích làm đồ chơi trẻ em như bóng bay đồ chơi, bóng bay mặt trời, bóng bay trực thăng hay để trang trí.

Một số bóng bay được dùng để gửi thư trong các cuộc thi bóng bay hay để rải truyền đơn.

Khí cầu cỡ trung bình

Các khí cầu loại này có kích thước dưới 4000 lít. Các loại khí cầu này có thời gian bay không dài, từ vài giờ đến vài ngày.

  • Loại di động: đã được dùng để chở bom và truyền đơn trong Đại chiến thế giới II.

Ngày nay chúng được nhiều nhà khí tượng học sử dụng để đo đạc cấu trúc thẳng đứng của khí quyển hằng ngày với thiết bị radiosonde.

  • Loại cố định: loại này được buộc dây phía dưới để cố định. Chúng có thể được thiết kế bắt mắt và mang biển quảng cáo. Chúng còn được dùng để nâng các ăngten LF và ăngten VLF khi lắp đặt. Một số buổi lễ buổi tiệc lớn cũng dùng chúng cho trang trí.

Khí cầu lớn

Các loại này có thể tích có thể lên tới 12000 mét khối. Có thể bay liên tục từ vài tuần đến vài tháng.

  • Loại di động: loại này có khí nóng, được dùng để chuyên chở người và là phương tiện giao thông ở một số ít nơi. Các khí cầu khoa học chuyên chở máy móc phục vụ mục đích viễn thám khí quyển và mặt đất hay quan sát thiên văn. Các khí cầu mặt trời còn được dùng để phục vụ hoạt động viễn thông. Trong quân sự, người ta cũng dùng khí cầu này cho mục đích do thám hay mang bom nguyên tử để thử nổ.

Khí cầu này cũng giúp đưa vật thể lên quỹ đạo một cách tiết kiệm nhiên liệu hơn, khi kết hợp với tên lửa trong rockoon hay vệ tinh khí cầu.

  • Loại cố định: loại này từng được dành cho quan sát đối phương trên trận địa trong các cuộc chiến tranh trước thời kỳ Đại chiến thế giới II. Pháp đã áp dụng kỹ thuật này trong cuộc tấn công vào thành Hưng Hóa ở Việt Nam năm 1884, một bức tranh miêu tả cuộc chiến còn lưu đến nay đã vẽ chi tiết này. Trong các đại chiến thế giới, quân đội các nước cũng sử dụng loại khí cầu cố định lớn với nhiều lưới chăng xuống mặt đất, có thể treo các khối thuốc nổ, để bẫy các máy bay tầm thấp của địch.

Tùy theo dung tích, khối lượng và loại khí được sử dụng, mà các khí cầu có thể bay ở độ cao từ 3–12 km trên không [Vượt qua những đám mây có độ cao tầm 4–6 km]

Các khí cầu cổ xưa được chế tạo từ bàng quang của động vật. Các khí cầu khí nóng được dùng làm đồ chơi trẻ em tại Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 2 hoặc thế kỷ 3.

Có nhiều giả thuyết cho rằng các nền văn minh cổ đã dùng khí cầu khí nóng để chở người bay lên không trung. Ví dụ như công trình cổ đường Nazca chỉ có thể quan sát đầy đủ từ không trung, phải được xây dựng với sự hỗ trợ của một con mắt từ trên cao, chỉ có thể khả thi với khí cầu. Julian Nott đã chế tạo lại được một khí cầu như vậy với các nguyên vật liệu của thời kỳ này. Nott đã bay qua cánh đồng Nazca trên khí cầu do ông chế tạo, sử dụng củi để đun nóng khí.

 

Một mô tả năm 1786 về quả bóng lịch sử của anh em nhà Montgolfier với dữ liệu kỹ thuật.

Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon, Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn. Ông đã chế tạo một khí cầu khác mang tên Passarola [tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là chim lớn] và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, nhưng ông không bị thương.

Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí [hiđrô]. Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.

Quả khí cầu sử dụng không khí nóng đầu tiên chuyên chở hành khách được xây dựng bởi các anh em Josef và Etienne Montgolfier ở Annonay, Pháp năm 1783: chuyến bay chở khách đầu tiên là ngày 19 tháng 9 năm 1783, mang theo một con cừu, một con vịt và một con gà trống.

Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.

 

Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất.Trong ảnh là Zeppelin và tàu USS Los Angeles năm 1931

Khinh khí [hiđrô], là một chất khí nhẹ hơn không khí, và phản ánh trong tên gọi của nó. Chất khí này cũng mang lại tên gọi khinh khí cầu. Khinh khí rất dễ chế tạo, từ việc điện phân nước, tuy nhiên nó có thể cháy nổ khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao. Khinh khí đã gây một tai nạn thảm khốc với một khí cầu du lịch vào đầu thế kỷ 20; nó gây hỏa hoạn và giết chết toàn bộ phi hành đoàn khi họ đang trong không trung. Sau tai nạn đó, người ta không dùng khinh khí cho khí cầu lớn nữa và khinh khí chỉ còn được bơm cho một số bóng bay nhỏ. Những khí cầu bơm khí nay thường chỉ còn dùng heli, một khí trơ và an toàn.

Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước.

Ed Yost đã sáng tạo lại khí cầu khí nóng vào thập niên 1950, sử dụng nylông làm vỏ và buồng đốt prôpan. Chuyến bay bằng khí cầu loại này của ông vào năm 1960 đã khởi đầu môn thể thao khí cầu hiện đại.

Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Khí cầu.

[bằng tiếng Việt]

  • Khí cầu do thám và viễn thông năm 2005
  • Khí cầu quân sự năm 2006

[bằng tiếng Anh]

  • Work of a typical balloon artist
  • Balloon art instructions and gallery Lưu trữ 2017-09-22 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khí_cầu&oldid=68833007”

Video liên quan

Chủ Đề