Khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Chương trình

Ngành

Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Thời lượng

4.5 năm

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh

  • Các thí sinh thuộc diện tuyển thẳng;
  • Thí sinh dự thi THPT năm 2019 và tốt nghiệp năm 2019;
  • Thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2019: dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 và có môn thi/bài thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư ngành Điện tử – Viễn thông có những khả năng sau:

  • Phân tích các vấn đề trong các hệ thống ĐT, VT, MT và xây dựng các mô hình liên quan; từ đó tính toán, thiết kế, xây dựng hệ thống.
  • Giải quyết vấn đề thông qua việc tính toán, thiết kế, xây dựng hệ thống kết hợp với việc sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong ngành ĐT, VT, MT.
  • Diễn đạt, trình bày, thuyết trình, giải thích rõ ràng những vấn đề phức tạp, các giải pháp thay thế trong ngành ĐT, VT, MT.
  • Làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức, quản lý, điều hành, vận hành, thiết kế, thi công; học tập suốt đời.
  • Đáp ứng đầy đủ yêu cầu học tập và nghiên cứu về ngoại ngữ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Bách khoa.
  • Có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và ý thức cộng đồng.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Sau khi tốt nghiệp từ chương trình, sinh viên có:

  • Khả năng áp dụng kiến thức về khoa học cơ bản trong công việc.
  • Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản và cơ sở ngành Điện tử – Viễn thông trong công việc, có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật, thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.
  • Khả năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu; xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; duy trì, tư vấn, giám sát, vận hành và quản lý các thiết bị và hệ thống Điện tử – Viễn thông.
  • Khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phản biện, và làm việc nhóm một cách hiệu quả.
  • Khả năng diễn đạt và trình bày rõ ràng các vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết và kết quả đạt được. 6. Khả năng tiếp thu kiến thức mới, cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Điện tử – Viễn thông và học suốt đời.
  • Khả năng đóng góp kiến thức để giải quyết các vấn đề về Điện tử – Viễn thông liên quan đến xã hội và môi trường. 8. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong công việc.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành Điện tử Viễn thông có thể làm các công việc về:

  • Kỹ thuật, tư vấn, tính toán, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Máy tính.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý và kinh doanh có liên quan đến chuyên ngành Điện tử, Viễn thông, Máy tính.
  • Giảng dạy các môn thuộc ngành Điện tử, Viễn thông, Máy tính ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông và Máy tính ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học.

Tiếp cận các xu thế mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, năm học 2020 - 2021, Khoa Điện tử - Viễn thông - thuộc Trường Đại học Bách khoa [ĐHBK] Đà Nẵng - đã mở chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Máy tính chuyên về Hệ thống nhúng, Internet vạn vật [IoT] và Trí tuệ nhân tạo [AI], đồng thời tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông đã được kiểm định và đạt chuẩn quốc tế.

Theo dữ liệu công bố bởi TopDev và Forbes Việt Nam, nhu cầu nhân lực liên quan đến nhóm ngành Công nghệ thông tin tăng 56% trong năm 2019 và được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo.

Điều này có thể gây thiếu hụt khoảng 190.000 nhân lực vào năm 2021. Kỹ sư học máy [Machine learing] và trí tuệ nhân tạo [Artificial intelligence], chuyên gia dữ liệu [Data scientist], và chuyên gia phát triển hệ thống nhúng [Embedded developers] là những vị trí được trả lương hậu hĩnh nhất.

Nắm bắt xu hướng này, Khoa Điện tử - Viễn thông thuộc Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã mở chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Máy tính và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020. Ngành Kỹ thuật Máy tính tập trung đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm, trong đó chú trọng các khối kiến thức về lập trình, hệ thống nhúng, Internet vạn vật [IoT], học máy, trí tuệ nhân tạo,…

Ngành Kỹ thuật Máy tính hứa hẹn sẽ trở thành một trong những ngành đào tạo có nhu cầu cao trong thị trường lao động và là một mảnh ghép quan trọng trong nhóm ngành Công nghệ thông tin với đặc thù liên quan đến cả phần cứng và phần mềm.

Bên cạnh đó, Khoa Điện tử - Viễn thông tiếp tục đẩy mạnh đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông với vai trò là nguồn cung cấp nhân lực chính cho miền Trung và Tây Nguyên trong lĩnh vực này. Đây là chương trình đào tạo có bề dày hơn 30 năm kinh nghiệm trong giảng dạy, với nhiều dự án hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế.

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các hệ thống điện tử, viễn thông và máy tính. Chương trình đào tạo [CTĐT] của ngành tập trung chuyên sâu vào các mảng kiến thức về thiết kế vi mạch điện tử, IoT, robot, các hệ thống thông tin quang, mạng di động 5G và 6G,…

Đội ngũ giảng viên của Khoa Điện tử - Viễn thông - Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Đầu năm 2019, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra chính sách ưu tiên nguồn lực cho thành phố Đà Nẵng, với trọng tâm tập trung vào 5 lĩnh vực mũi nhọn.

Trong đó có lĩnh vực điện tử, viễn thông và máy tính. Nhờ đó, thành phố Đà Nẵng đã và đang đón nhận nhiều dự án lớn từ các công ty Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,… liên quan đến lĩnh vực điện tử, viễn thông, máy tính với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 3.6 tỷ USD.

Ngoài ra, Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang là một điểm đến thu hút trong xu hướng nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển các hệ thống sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Các yếu tố nêu trên đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các CTĐT của Khoa Điện tử - Viễn thông. Để đáp ứng các yêu cầu mới của xã hội, Khoa Điện tử - Viễn thông đã không ngừng cải tiến CTĐT theo hướng tiếp cận hiện đại, lấy người học làm trung tâm.

Từ khóa tuyển sinh 2020, các CTĐT của Khoa Điện tử - Viễn thông được cải tiến với khối lượng kiến thức toàn khoá gồm 180 tín chỉ và hướng đến tương đương với trình độ thạc sĩ, đảm bảo cung cấp cho người học một nền tảng vững chắc, từ kiến thức cơ bản đến kiến thức cơ sở ngành và chuyên sâu. Người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản trị,… thông qua hình thức Học tập theo dự án [Project-based learning].

Bên cạnh đó, các CTĐT của Khoa Điện tử - Viễn thông sẽ được tổ chức theo hai mô hình: mô hình đào tạo với chương trình tích hợp Cử nhân - Kỹ sư, cấp hai bằng Cử nhân và Kỹ sư cho người tốt nghiệp với tổng thời gian đào tạo 5 năm; và mô hình đào tạo 2 giai đoạn với 2 chương trình, tương ứng với hai trình độ Cử nhân và Kỹ sư, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư sau khi kết thúc mỗi giai đoạn đào tạo.

Thời gian đào tạo của mỗi giai đoạn: Cử nhân – 4 năm, Kỹ sư – 1,5 năm. Điều này cho phép người học có nhiều lựa chọn đáp ứng được với định hướng nghề nghiệp và cũng góp phần chuyên môn hóa sâu nguồn lực lao động trong tương lai.

Cùng với định hướng chung của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, các nỗ lực đổi mới và cải tiến không ngừng của Khoa Điện tử - Viễn thông là những bước đi vững chắc theo định hướng tiên phong nhằm nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo; để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và góp phần chuẩn hóa giá trị văn bằng Kỹ sư trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Bạn là người yêu công nghệ và có tính mày mò thì không thể bỏ qua ngành Điện tử viễn thông của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng – môi trường học tập năng động và sáng tạo.

Tìm hiểu ngành Điện tử viễn thông

1. Khái niệm ngành Điện tử viễn thông

Điện tử viễn thông – ngành sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến tạo nên các thiết bị cáp, vệ tinh và các thiết bị điện tử: điện thoại, máy thu hình, máy tính bảng, máy tính cá nhân,… để xây dựng các hệ thống mạng về thông tin liên lạc toàn cầu, giúp việc liên lạc giữa mọi người trong cộng đồng diễn ra thuận lợi ở những không gian, thời gian khác nhau.

Viễn thông [tiếng anh là Telecommunications] – việc mang thông tin giao tiếp không phụ thuộc vào  khoảng cách địa lý. Ngành Điện tử Viễn thông được hiểu là ngành dùng những công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị thuận lợi cho việc truy xuất các thông tin mà bạn muốn có.

2. Đào tạo ngành Điện tử viễn thông – Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

Đến với ngành  ĐTVT trước hết các bạn rất vinh dự khi được học tập dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên năng động và có trình độ chuyên môn cao. Đa số giảng viên ngành ĐTVT đều đã được đào tạo ở học vị cao như Tiến sĩ, sau Tiến sĩ từ các nước trên thế giới có nền khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

Với xu hướng phát triển chung các cơ sở đào tạo bậc đại học tiên tiến trên toàn cầu, chương trình đào tạo Khoa được xây dựng theo mô hình học tập theo dự án nhằm nâng cao việc dạy và học của thầy và trò.

Nhà trường không chỉ đào tạo các kiến thức chuyên môn mà Khoa luôn không ngừng phát triển chương trình đào tạo mô hình chất lượng cao theo định hướng tăng các học phần giúp hỗ trợ sinh viên trong việc hình thành,phát triển và rèn luyện các kỹ năng mềm: tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, …từ đó sinh viên có thể nhanh chóng thích nghi môi trường làm việc ngay sau khi tốt nghiệp qua các buổi giao lưu hay các hoạt động của khoa, nhà trường.

Tọa đàm giao lưu doanh nghiệp và sinh viên DUT

Môi trường học tập năng động và sáng tạo nên các bạn sinh viên được trau dồi, trải mình qua rất nhiều hoạt động, cuộc thi từ hỗ trợ của các cựu sinh viên, doanh nghiệp và Khoa đã tổ chức như: cuộc thi do CLB sinh viên tổ chức có tên “Đua xe tự hành”, hay cuộc thi lập trình  diễn ra hàng năm “ETE-DUT Code Contest” và các chương trình cho Sinh viên nghiên cứu, phát triển khoa học,…

Sinh viên khoa điện tử viễn thông tại phòng thực hành

Ngoài chương trình đào tạo hệ truyền thống, tại DUT còn có chương trình đào tạo chất lượng cao với nhiều ưu đãi lớn và cả chuyên môn lẫn rèn kỹ năng học tập và cơ sở vật chất cho sinh viên trong quá trình học tập.

Hơn nữa ngành Điện tử Viễn thông còn có chương trình đào tạo tiên tiến Việt-Mỹ thiết kế từ ngành Điện tử Viễn thông trường Đại học Washington [Mỹ]. Chương trình đào tạo này cung cấp cho học viên kiến thức về kỹ thuật viễn thông và kỹ thuật điện tử như vi điện tử, mạng viễn thông của thế hệ mới, máy học, thiết kế chip, trí tuệ nhân tạo, xử lý tín hiệu,… Việc tổ chức về đào tạo và điều kiện học tập xây dựng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo chuẩn của quốc tế. Với thời gian đào tạo kéo dài 4,5 năm và khi học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là lợi thế giúp sinh viên có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn sau khi tốt nghiệp

Khi bạn học ngành Điện tử viễn thông của trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, bạn không chỉ được đầu từ về chuyên môn mà còn nhận được rất nhiều cơ hội nhận hỗ trợ học bổng từ nhà trường, khoa, các công ty, doanh nghiệp liên kết với nhà trường.

Sinh viên của Khoa ĐTVT nhận học bổng từ công ty ESTEC.

3. Điểm chuẩn ngành Điện tử viễn thông  – Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự tin làm ở các vị trí việc làm như:

– Thiết kế, tư vấn, xây lắp, quản lý dự án, vận hành, sử dụng- khai thác hệ thống… trong các đơn vị nằm trong lĩnh vực về hệ thống viễn thông, điện tử như: Renesas, Intel Việt Nam, Samsung Electronic, VinaPhone, Mobifone, Viettel,…

– Các bạn cũng có thể làm việc trong các cơ quan của nhà nước về quản lý các ngành điện tử viễn thông: Trung tâm quản lý về tần số, Bộ/Sở Công thương, VDC‏,….

– Công tác trong các ngành quân sự sử dụng thiết bị, khí tài viễn thông và điện tử.

– Làm việc cho những đơn vị bán hàng, hay tư vấn khách hàng, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị về Điện tử – Viễn thông: Siemens, Texas Instruments, Bosch,…

– Giảng dạy hay làm công tác nghiên cứu lĩnh vực Điện tử – Viễn thông.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tiếp tục học các chương trình sau đại học ở các trường có thứ hạng trên thế giới.

Trên đây là những chia sẻ về ngành Điện tử viễn thông của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Video liên quan

Chủ Đề