Khóc tiếng Mán là gì

Việt Nam: Đưa mèo đi cấp cứu giữa dịch, công an phạt, đúng hay vô cảm?

Chụp lại hình ảnh,

Bức ảnh được chụp vào ngày 27 tháng 1 năm 2015 trên một chiếc xe tải ở Hà Nội. Cảnh sát cho biết ngày 29 tháng 1 năm 2015 đã bắt giữ hàng nghìn con mèo sống được mang đi "tiêu thụ" ở Hà Nội sau khi nhập lậu từ Trung Quốc.

Vụ việc hai bạn trẻ đưa mèo đi cấp cứu và bị phạt khi tỉnh Long An đang áp dụng cách ly xã hội đã làm nổ ra tranh cãi về pháp lý cũng như khía cạnh nhân văn của câu chuyện.

"Đây không phải chỉ là chuyện một con mèo hay quyền riêng tư của một cá nhân, đây là vấn đề cách cư xử giữa người với người," nhà văn Trần Thu Trang bình luận.

Covid: Việt Nam được bao nhiêu và Sinopharm hiệu quả đến đâu?

TP HCM: Thiếu rau quả giữa đại dịch, dân chung sức giúp nhau

Người dân trong các khu phong tỏa ở TP HCM kêu cứu

Báo Anh 'tố' người Việt ăn thịt mèo

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 14/7, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp phân tích:

"Chỉ thị 16 chỉ nói là cấp cứu, chữa bệnh thôi chứ không đề cập đến đối tượng được cấp cứu, chữa bệnh gồm những đối tượng nào, có gồm động vật và thú cưng hay không."

"Do đó, để hiểu và giải thích nội dung này của Chỉ thị 16 phải đặt trong bối cảnh và văn hoá của Việt Nam. Ở Việt Nam vẫn còn tình trạng ăn thịt chó, thịt mèo thì rõ ràng tính mạng, sức khỏe của chó, mèo không thể được xem trọng và càng không thể được xem trọng như tính mạng, sức khỏe của con người được."

Còn chị Nguyễn Quỳnh Hương, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, đánh giá trên Facebook: "Có những điều trước pháp luật là đúng, nhưng trước nhân tính là sai. Có những điều đo bằng đạo đức xã hội là không sai, nhưng đo bằng lòng trắc ẩn trước một sinh mệnh thì là man rợ."

'Nó yếu lắm rồi, con xin chú'

Vụ việc xảy ra tại tỉnh Long An vào ngày 13/7. Hai bạn trẻ, một nam một nữ, chở một con mèo đi chữa bệnh thì bị thiếu tá Nguyễn Anh Đức thuộc Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP Tân An, dừng xe vì cho rằng hai người này vi phạm Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội.

Màn đối đáp giữa cảnh sát và cô bé tên Diễm My sau đó được đăng tải trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận. Hàng triệu người đã xem và để lại bình luận trái chiều xung quanh vụ việc.

Nhiều người cho rằng cảnh sát phạt là đúng, vì ôm mèo đi chữa bệnh giữa lúc tỉnh Long An cách ly xã hội là vi phạm Chỉ thị 16, nặng hơn còn có lời buộc tội là gây nguy hiểm cho sức khỏe người khác. Trong khi đó, nhiều người cho rằng vị cảnh sát trong video kể trên đã hành động vô lương tâm.

Covid-19: Giấy thông hành âm tính làm khổ người dân

Chống dịch kiểu Việt Nam - Chỉ thương cho người dân!

Đoạn đối đáp (rút gọn) như sau:

Cô gái ôm con mèo và khóc (xuất hiện trong video): "Nó yếu lắm rồi chú ơi!"

Cảnh sát (không xuất hiện trong video): "Nó yếu lắm rồi hả? Bây giờ con mèo đó có quan trọng bằng dịch bệnh không?"

Cô gái tiếp tục khóc.

Cảnh sát: "Khóc vì con mèo à? Con mèo quan trọng thế à?"

Khóc tiếng Mán là gì
Khóc tiếng Mán là gì

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Vụ việc gây tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội về Chỉ thị 16, về quyền riêng tư và việc công an dùng mạng xã hội

Cô gái ôm con mèo: "Nó yếu lắm rồi, con xin chú."

Cảnh sát: "Yếu rồi ấy à? Thế con mèo có quan trọng bằng tính mạng của cả cộng đồng không?"

Hai người trẻ vẫn cố van xin: "Chuyện gấp lắm tụi con mới đi! Con mèo yếu lắm rồi!".

Cảnh sát: "Yếu rồi hả? Chuyện gấp lắm? Vì con mèo?"

Đoạn đối thoại kết thúc bằng việc người cảnh sát quyết định lập biên bản xử phạt hai bạn trẻ vì ra đường không có lý do chính đáng mà theo họ là vi phạm Chỉ thị 16.

Tính mạng con mèo có quan trọng?

Nhà văn Trần Thu Trang viết trên facebook cá nhân: "Là một người yêu mèo nói riêng và quan tâm đến phúc lợi động vật nói chung, cá nhân tôi sẽ tẩy chay mọi sản phẩm, dịch vụ, cơ hội đầu tư đến từ Long An vì những hành động và phát ngôn vô cảm của đại diện các cơ quan chức năng địa phương này trong chuyện một bạn trẻ đưa mèo đi thú y (con mèo sau đó đã mất) bị xử phạt về vi phạm lệnh giãn cách và bị quay clip đăng lên mạng xã hội."

Bà cho rằng "đây không phải chỉ là chuyện một con mèo hay quyền riêng tư của một cá nhân, đây là vấn đề cách cư xử giữa người với người."

"Người ta nhìn thấy nơi các anh quản lý vì sạch dịch mà hành xử bẩn hoặc dung dưỡng cho kiểu hành xử bẩn, người ta cũng chẳng coi ra gì đâu," nhà văn kết luận.

Chị Nguyễn Thu Hương viết trên trang cá nhân: "Có một thứ gì đó chẹn ngang cổ. Hai đứa trẻ non nớt ấy, có lẽ cả đời không thể quên cảnh huống vô cảm tột độ khi chúng tình cờ tham gia và bị người lớn (ở vai trò bảo vệ cuộc sống) từ chối giúp đỡ. Đối với chúng, con mèo không phải con mèo, nó có thể là một đứa em, nó có thể là một thành viên trong gia đình, ba đứa tụi nó có thể đã lớn lên cùng nhau và chăm chút, chơi đùa cùng nhau mỗi ngày. Và sinh linh bé bỏng ấy đang hấp hối trên tay chúng, mà chúng không có cách nào để cứu, không thể kiếm đâu ra một phép màu."

Khóc tiếng Mán là gì
Khóc tiếng Mán là gì

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Đa số người trẻ phản đối cách hành xử của công an

Theo chị Hương, có thể ai đó sẽ cho rằng "con mèo chỉ là con mèo", hoặc như người công an kia, "sẽ kinh ngạc, thấy bị điên, vì sao lại đi khóc thương cho một con mèo nhỉ?"

Và chị cho rằng có những điều trước pháp luật là đúng, nhưng trước nhân tính là sai. Có những điều đo bằng đạo đức xã hội là không sai, nhưng đo bằng lòng trắc ẩn trước một sinh mệnh thì là man rợ.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến ngược lại. Trên facebook, một người có tên Hồng Thúy viết: "Hôm nay có thể thương tình cứu một con mèo và mọi người sẽ tung hô anh công an có tình người. Rồi một ngày đẹp trời có ca dương tính liên quan đến hai bạn nhỏ này thì ai sẽ chịu trách nhiệm vậy ạ? Thời buổi dịch bệnh này tình người quan trọng nhưng pháp luật kỉ cương lại càng quan trọng hơn."

Trên các trang báo chí chính thống, dù các bài viết không có xu hướng phê phán công an và bênh vực hai bạn trẻ, nhưng ý kiến bình luận thì lại đa chiều hơn.

Khóc tiếng Mán là gì
Khóc tiếng Mán là gì

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người cho rằng vấn đề không phải là luật mà ở thái độ viên cảnh sát

Facebook tên Hieu Luong bình luận: "Hành xử máy móc, thiếu tính người lại còn có thái độ xem thường cảm xúc của người khác. Về nhà viết stt chỉ thể hiện rằng chẳng có tí hối lỗi nào về hành động của mình. Đứng vai trò là 1 cán bộ nhà nước mà lại không có chút thông cảm cho dân, lời lẽ không có tình người, chỉ chăm chăm đọc mấy văn bản trên giấy mục đích để thể hiện bản thân làm theo luật trong khi người dân khóc lóc thảm thiết. Ôi cái cách ứng xử??? Dịch đúng đáng sợ nhưng đáng sợ hơn là lòng người. Xin chia buồn với cô gái và gia đình."

Một người đọc tên Lê Thám phản ứng: "Vật nuôi là vật nuôi, bạn quý con mèo của bạn hơn đồng loại của bạn chăng?". Facebook Mai Hoa viết: "Nên thông cảm cho anh công an vì cũng chỉ làm đúng nhiệm vụ, chức trách. Tất cả chung lòng vì mọi người, vì nước chứ không nên vì một con mèo."

Về phần mình, thiếu tá Nguyễn Anh Đức chia sẻ trên báo Thanh Niên rằng sau khi video được đăng tải trên mạng, ông đã bị gọi điện, nhắn tinh khủng bố tinh thần, bản thân và gia đình bị lăng mạ.

Cấp cứu mèo có 'thiết yếu'?

Chỉ thị 16/2020 quy định về giãn cách xã hội chỉ cho phép các dịch vụ thiết yếu được hoạt động. Người ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt.

Câu hỏi đặt ra là: Cấp cứu một con mèo có được xem là "thiết yếu"?

TP HCM giãn cách xã hội 'quyết liệt' theo Chỉ thị 16 từ 0h 9/7

Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện chi viện cho TP HCM

Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Dương Minh Phí, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An, nói: "Dịch vụ thú y là bình thường chứ đâu phải thiết yếu. Dịch vụ này không nằm trong danh mục thiết yếu."

Ông Nguyễn Bá Luân, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông Long An, có ý kiến tương tự: "Định nghĩa dịch vụ thiết yếu không có liệt kê ra tất cả, chỉ liệt kê ra một số như: lương thực, thực phẩm, thuốc men, cơ sở sản xuất Trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như văn bản chỉ đạo của tỉnh Long An không có ghi cái dịch vụ chăm sóc thú vật. Thế nên có thể hiểu là dịch vụ này không thể hoạt động."

Luật sư Phùng Thanh Sơn đánh giá: "Ở Việt Nam vẫn còn tình trạng ăn thịt chó, thịt mèo thì rõ ràng tính mạng, sức khỏe của chó, mèo không thể được xem trọng và càng không thể được xem trọng như tính mạng, sức khỏe của con người được. Và khi không được xem trọng thì rõ ràng việc cấp cứu, chữa bệnh cho chó, mèo hoàn toàn có thể bị xem là không thiết yếu. Khi xem việc chữa bệnh cho chó, mèo là không thiết yếu thì việc xử phạt trong tình huống này là đúng với tinh thần Chỉ thị 16."

Khóc tiếng Mán là gì
Khóc tiếng Mán là gì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Leo, một con mèo lông dài của Anh được điều trị vết thương tại Ngao's Home, một trong những quán cà phê và địa điểm cứu hộ mèo ở Hà Nội vào ngày 7 tháng 8 năm 2020

Luật sư phân tích thêm: "Đứng ở một khía cạnh khác là tâm lý của người thực thi công vụ. Một khi không có quy định rõ ràng thì họ có khuynh hướng lựa chọn cách hiểu an toàn nhất cho họ, tức là xử phạt và không cho đi."

Tuy nhiên, ông cũng gợi ý: "Tôi nghĩ Chỉ thị 16 nên mở đối với việc cấp cứu và khám chữa bệnh đối với thú cưng như chó, mèo. Chúng ta cần phải thấy xa hơn việc đó không đơn thuần là chỉ cứu một con chó, một con mèo mà nó còn nuôi dưỡng và phát huy tình yêu thương và tính lương thiện trong mỗi của con người đối với động vật, thế giới quan xung quanh."

Về việc quay hình ảnh hai bạn trẻ và đưa lên mạng, theo luật sư Sơn thì "hình ảnh này được thu từ hoạt động công cộng phòng chống dịch nên không cần có sự đồng ý của người bị quay".

"Theo tôi, clip này cũng không có gì là xúc phạm đến uy tín, danh dự hay nhân phẩm của hai bạn này cả. Do đó, việc quay và đăng tải clip này là phù hợp với quy định pháp luật, trừ khi quy định nội bộ của ngành công an có quy định khác," ông nói.