Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

YOUMED - Ứng dụng đặt khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện. Giúp người dùng đi khám thuận tiện và giảm thời gian chờ đợi.

Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa phụ sản và hiếm muộn hàng đầu tại khu vực phía Nam. Với đội ngũ y tế chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện tiếp đón hàng ngàn lượt bệnh nhân về thăm khám và chữa trị mỗi ngày. Bài viết dưới đây hy vọng có thể mang đến cho bạn một số thông tin bổ ích khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ.

Nội dung bài viết

  • 1. Đôi nét tổng quan về bệnh viện Từ Dũ
  • 2. Sơ đồ tổng quát của bệnh viện Từ Dũ
  • 3. Thời gian hoạt động và thông tin liên hệ
  • 4. Các khoa lâm sàng của bệnh viện
  • 5. Quy trình khám bệnh
  • 6. Một số quy trình khi đi thăm khám tại bệnh viện Từ Dũ
  • Quy trình khám hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ

1. Đôi nét tổng quan về bệnh viện Từ Dũ

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay, ra đời vào năm 1923. Đến năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Năm 1948, đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn.

Ngày 8/4/2004, bệnh viện được đổi thành bệnh viện Từ Dũ cho đến ngày nay.

Hiện nay, bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện chuyên khoa về phụ sản và hiếm muộn hàng đầu. Đồng thời là trung tâm phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam.

Hiện nay, bệnh viện gồm 7 khoa phòng chức năng, 16 khoa lâm sàng và 6 khoa cận lâm sàng.

Bệnh viện Từ Dũ cũng là nơi đầu tiên triển khai thành công các thành tựu mới trong lĩnh vực y khoa:

  • Triển khai siêu âm trong sản phụ khoa, mổ nội soi phụ khoa (năm 1990).
  • Thành lập khoa phục hồi chức năng trẻ sơ sinh (năm 1996).
  • Triển khai thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (năm 1997).
  • Nuôi sống trẻ sơ sinh cực non bằng phương pháp Kangaroo, di truyền,…

>> Gỡ rối thai kỳ và 10 câu hỏi quan trọng các mẹ nên hỏi khi đi khám thai bạn cần nên biết. Xem thêm chi tết tại bài viết: Gỡ rối thai kỳ: 10 câu hỏi quan trọng các mẹ nên hỏi khi đi khám thai

Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

2. Sơ đồ tổng quát của bệnh viện Từ Dũ

Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

3. Thời gian hoạt động và thông tin liên hệ

Bệnh viện có 5 cổng gồm 1 cổng nội bộ chỉ dành cho nhân viên bệnh viện, 4 cổng ở 3 địa chỉ, mỗi địa chỉ có giờ hoạt động riêng, cụ thể như sau:

3.1. Cổng 1: 284 Cống Quỳnh, quận 1, TP. HCM

Hoạt động 24/7

3.2. Cổng 2 – 3: 227 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. HCM

Tại khu M, bệnh viện có tổ chức khám Bảo hiểm Y tế, thời gian khám ở từng khoa cụ thể như sau:

Khoa Chăm sóc trước sinh

  • Thứ Hai – Sáu: 7 – 16 giờ 30
  • Thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ

Khám Phụ khoa

  • Thứ Hai – Sáu: 7 – 16 giờ 30
  • Thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ

Khoa Xét nghiệm

  • Thứ Hai – Sáu: 7 – 19 giờ
  • Thứ Bảy: 7 – 17 giờ
  • Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ

Khoa Hiếm muộn

  • Thứ Hai – Sáu: 7 – 17 giờ
  • Thứ Bảy: 7 – 16 giờ
  • Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ

>> Khám thai như thế nào để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh? Những điều bạn cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Xem chi tiết: Khám thai như thế nào để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh?

3.3. Cổng 4: Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. HCM

Đây là cổng nội bộ dành cho nhân viên.

3.4. Cổng 5: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. HCM

Đây là địa chỉ khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ. Thời gian khám dịch vụ cụ thể như sau:

  • Thứ Hai – Sáu: 6  –  18 giờ
  • Thứ Bảy: 7 – 16 giờ
  • Chủ nhật: 7 – 11 giờ
  • Ngày lễ, Tết: Nghỉ

Website: https://www.tudu.com.vn/vn/

SĐT: 19007237 – (028) 5404.2829

4. Các khoa lâm sàng của bệnh viện

  • Ung bướu phụ khoa
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Hậu sản G
  • Phục hồi chức năng
  • Khoa sanh
  • Khoa Phụ
  • Hậu sản
  • Hiếm muộn
  • Phẫu thuật nội soi
  • Sơ sinh
  • Gây mê hồi sức
  • Hậu phẫu
  • Sản A

>> Xem thêm: Hiếm muộn là gì? Đừng để hiếm muộn trở thành nguyên nhân chia rẽ gia đình

5. Quy trình khám bệnh

5.1. Quy trình khám chữa bệnh có thẻ BHYT

Đối với bệnh nhân ngoại trú

Địa điểm: Khu M –  Khu khám bệnh số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng:

A- Bệnh nhân mới

1.  Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân + bản chính giấy chuyển viện  

3. Bệnh nhân nhận tờ khai thông tin cá nhân và nhận bộ giấy duyệt Bảo hiểm y tế;

4. Đến Quầy số 9 – Quầy A để duyệt BHYT -> nhận lại hồ sơ và nộp lại quầy từ số 1 đến 8 để nhập thông tin -> Bệnh nhân được cấp số và đến phòng khám theo hướng dẫn.

B- Bệnh nhân tái khám

1. Đến Quầy phát số thứ tự  -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và bản chính giấy hẹn khám bệnh theo diện Bảo hiểm y tế;

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình  đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01 lần).

4. Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toán BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và mang trở lại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.

C- Bệnh nhân chuyển tuyến

1. Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và Giấy chuyển tuyến (bản chính);

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01 lần);

4. Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toán BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và mang trở tại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị 

Đối với bệnh nhân nội trú

Đối tượng: Bệnh nhân nhập viện tại Khoa cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn tại Khu Khám bệnh.

A- Bệnh nhân chuyển viện cấp cứu

1. Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ từ bất kỳ đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) nào chuyển đến, đều được tiếp nhận và chăm sóc, điều trị chu đáo;

2. Thân nhân đi cùng trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng + Giấy chuyển tuyến của người bệnh để làm thủ tục nhập viện theo quy định

3. Bộ phận tiếp nhận thuộc Khoa cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra thẻ BHYT về quy trình thông tuyến theo quy định của BHYT trước  nhập viện

B- Bệnh nhân nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn

1. Bệnh nhân được nhân viên Phòng Hội chẩn mang hồ sơ bệnh án và hướng dẫn đến khoa điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

2. Bệnh nhân trình thẻ BHYT tại Phòng trực của khoa điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để thực hiện các thủ tục và nhập viện theo quy định.

5.2. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT

Quy trình đăng ký khám chữa bệnh như trên. Nhưng bệnh nhân không cần xuất trình thẻ BHYT khi thanh toán tại quầy thu ngân.

6. Một số quy trình khi đi thăm khám tại bệnh viện Từ Dũ

Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

Quy trình khám hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ

Khu mới xây bệnh viện Từ Dũ

Về bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/bang-gia/

Với những chia sẻ trên, YouMed hy vong có thể mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và giải đáp được phần nào thắc mắc khi đi khám chữa bệnh tại Từ Dũ.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.