Khu vực 2nt được cộng bao nhiêu điểm năm 2024

Từ 2023, theo điều chỉnh các cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, thí sinh đạt từ tổng 22,5 điểm trở lên càng cao, điểm ưu tiên càng thấp.

Ảnh minh họa

Theo đó, năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] sẽ giảm dần theo công thức như sau:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường].

Với cách tính này, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm cho 3 môn.

Như vậy, nếu học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Tuy nhiên, nếu thí sinh đó đạt 24 điểm, điểm ưu tiên chỉ còn 0,6 điểm. Tương tự, nếu thí sinh đạt 27 điểm, điểm ưu tiên giảm còn 0,3. Trường hợp thí sinh đạt 29 điểm, em chỉ còn được cộng 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Điểm thi Điểm cộng khu vực 1 Điểm cộng khu vực 2 - nông thôn Điểm cộng khu vực 2 Điểm cộng khu vực 3 22 0,75 0,5 0,25 0 23 0,7 0,46 0,23 0 24 0,6 0,4 0,2 0 25 0,5 0,33 0,16 0 26 0,4 0,26 0,13 0 27 0,3 0,2 0,1 0 28 0,2 0,13 0,06 0 29 0,1 0.06 0,03 0 30 0 0 0 0

Như vậy, không thí sinh nào có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Trao đổi tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 hôm 3/3, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết mức điểm này được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, phân tích dữ liệu.

Trước đó, Bộ GD&ĐT có thông tin qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại.

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên.

Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn [ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi] so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh xét tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao, dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn 30.

Do đó, sau khi phân tích và nhận thấy sự bất hợp lý, bộ có sự điều chỉnh và đưa ra mức điểm 22,5 làm mốc giảm điểm ưu tiên nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh.

Theo Bộ GD&ĐT, lấy mức điểm 22,5 làm mốc giảm điểm ưu tiên cho thí sinh là hợp lý. Ảnh: Việt Linh.

Bên cạnh đó, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong 2 năm: năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp.

Theo quy định này, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác. Do đó, các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp./.

Khu vực ưu tiên của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT [hoặc trung cấp]; nếu thời gian học [dài nhất] tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng.

Theo Quy chế tuyển sinh đại học mới nhất năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 và đangcòn hiệu lực áp dụng cho năm 2023 thì mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm, khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm; khu vực 3 [KV3] không được tính điểm ưu tiên. Những lưu ý khác về cách tính điểm ưu tiên năm 2023 hãy xem ở cuối trang.

Phân chia khu vực như thế nào?

Khu vực 1

[KV1]

Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực 2 nông thôn

[KV2-NT]

Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

Khu vực 2

[KV2]

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1].

Khu vực 3

[KV3]

Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương

Bạn muốn biết mình thuộc khu vực nào hãy tra cứu theo trường THPT nơi bạn học?

[Dữ liệu tra cứu khu vực ưu tiên được cập nhật mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến cuối năm 2022]

Hãy follow trang fanpage của trường //fb.com/daihocphanchautrinh để cập nhật thông tin mới về điểm ưu tiên và cách thức, thời gian đăng ký nguyện vọng năm 2022 khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nhé!

Trường hợp nào được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú?

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

- Học sinh có nơi thường trú [trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp] trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 [theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ]; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT [hoặc trung cấp] tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

Khi đăng ký dự thi tốt nghiệp hay xét tuyển đại học, thí sinh cần cung cấp minh chứng gồm những loại giấy tờ nào?

Khu vực 2 được cộng bao nhiêu điểm học bạ?

- Nhóm đối tượng ưu tiên 2[gồm các đối tượng từ 05-07]: được cộng 1 điểm. - Khu vực 1: được cộng 0,75 điểm. - Khu vực 2 - NT: được cộng 0,5 điểm. - Khu vực 2: được cộng 0,25 điểm.

Diện 2 được cộng bao nhiêu điểm?

Theo Quy chế, thì thí sinh ở Diện 2 sẽ được cộng 0,25 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023 nếu thí sinh đó thuộc một trong những đối tượng sau: [1] Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % [đối với GDTX];

KV2 NT được cộng bao nhiêu điểm 2024?

Khu vực 2 [KV2]: Cộng ưu tiên 0,25 điểm, KV2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương [trừ các xã thuộc KV1]. Khu vực 2 - nông thôn [KV2-NT]: Cộng ưu tiên 0,5 điểm.

24 điểm được cộng bao nhiêu điểm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT. Ví dụ: Thí sinh sinh đạt 24 điểm thì chỉ được cộng 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Thí sinh đạt 27 điểm thì chỉ được cộng 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng.

Chủ Đề