Khu vực biên giới trên đất liền được xác định như thế nào

Khu vực biên giới là gì? Các quy định cần biết khi đi vào khu vực biên giới? Tầm quan trọng trong việc xây dựng khu vực biên giới? Danh sách các xã, phường khu vực biên giới đất liền Việt Nam?

Biên giới quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định ranh giới, địa phận của mỗi quốc gia để có những biện pháp giữ gìn và bảo vệ biên giới quốc gia. Trong đó, khu vực biên giới không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, chủ quyền quốc gia, nó còn đóng vai trò trong việc phát triển kinh tế. Do đó, việc xây dựng và phát triển kh vực biên giới luôn được nhà nước chú trọng và đề cao.

Căn cứ pháp lý:

– Luật biên giới quốc gia 2003

– Nghị định 140/2004/NĐ-CP.

– Nghị định số 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

– Thông tư 43/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 34/2014/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Khu vực biên giới là gì?

Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.

Căn cứ tại Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003, được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 140/2004/NĐ-CP, khu vực biên giới bao gồm:

– Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;

Xem thêm: Điều kiện hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp tại khu vực biên giới?

Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

– Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;

Phạm vi khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

– Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilomet tính từ biên giới quốc gia trở vào.

Khu vực biên giới tiếng Anh là ” Border area “

2. Các quy định cần biết khi đi vào khu vực biên giới:

* Điều kiện để đi vào khu vực biên giới:

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định như sau:

” 1. Đối với công dân Việt Nam

Xem thêm: Xử phạt khi chăn thả gia súc ở khu vực biên giới

a) Công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải:

– Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;

– Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;

– Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;

– Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.

b) Công dân Việt Nam (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP) vào vành đai biên giới phải có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã theo quy định của pháp luật; Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp theo dõi, quản lý.

c) Người, phương tiện vào hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan đến phương tiện và giấy phép hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

d) Những người không được cư trú ở khu vực biên giới có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới như có bố (mẹ), vợ (chồng), con chết hoặc ốm đau; ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại.

2. Đối với người nước ngoài

a) Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài thường trú, tạm trú hoặc giấy phép của Giám đốc Công an tỉnh biên giới nơi đến; trường hợp ở lại qua đêm trong khu vực biên giới, người quản lý trực tiếp, Điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài với Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật; đồng thời Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp quản lý; trường hợp vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng sở tại.

b) Cư dân biên giới nước láng giềng vào khu vực biên giới phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của quy chế quản lý biên giới giữa hai nước; phải tuân thủ đúng thời gian, phạm vi, lý do, mục đích hoạt động; trường hợp ở lại qua đêm phải đăng ký lưu trú theo quy định của pháp luật Việt Nam, hết thời hạn cho phép phải rời khỏi khu vực biên giới. Trường hợp lưu trú quá thời hạn cho phép phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.

3. Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu vực cửa khẩu liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khu vực đó và pháp luật có liên quan.

Trường hợp hoạt động liên quan đến vành đai biên giới, vùng cấm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

4. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa hoặc mời người nước ngoài theo quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP vào khu vực biên giới phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.”

* Các hành vi bị cấm trong khu vực biên giới:

Xem thêm: Thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

– Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.

– Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.

– Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.

– Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.

– Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

– Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.

– Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.

– Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.

Xem thêm: Quy định về đăng ký hộ tịch tại khu vực biên giới

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.

* Các hình thức xử phạt khi vi phạm:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có hành vi làm hư hại hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới cột mốc, dấu hiệu trên đường biên giới.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu có hành vi cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu.

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không mang theo Giấy chứng minh nhân dân khi đi vào khu vực biên giới

3. Tầm quan trọng trong việc xây dựng khu vực biên giới:

Lịch sử đã khẳng định rằng nhân dân là chỗ dựa cơ bản, là lực lượng tại chỗ cùng với các lực lượng đứng chân trên địa bàn tạo ra thế chiến lược, vừa xây dựng biên giới vững mạnh vừa bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới sẽ không thể hoàn thành nếu không dựa vào sức mạnh của  nhân dân. Những đóng góp của nhân dân các dân tộc ở biên giới vào an ninh quốc phòng là rất to lớn.

Vì vậy, việc xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với thế trận quân sự, an ninh và đối ngoại tạo thành thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của khu vực biên giới, hải đảo, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, phát triển vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Từ việc được chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế, nhân dân vùng biên giới đã có cuộc sống tốt hơn, từ đó có niềm tin vào Đảng và Chính phủ, bám chắc vùng biên, xây dựng và phát triển khu vực biên giới mạnh cả về kinh tế, mạnh cả về thế chiến lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Khu vực biên giới được xác định như thể nào?

Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.

Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định thể nào?

(3) Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Biên giới quốc gia trên đất liền là gì?

"Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Có bao nhiêu phường pháp xác định biên giới quốc gia trên đất liền?

Trên thế giới sử dụng 3 phương pháp để cố định đường biên giới: Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới, đặt mốc quốc giới, dùng đường phát quang.