Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì

Hiện nay nhiều tỉnh, thành đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg quy định: “…Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.”.

Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

“1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m…”

Như vậy các Chỉ thị 16/CT-TTg và văn bản số 2601/VPCP-KGVX có nhắc đến khái niệm “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” và “thực phẩm”, nhưng không định nghĩa, không xác định nội hàm của nó.

Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc gây tranh cãi trong việc các cán bộ, người thực thi công vụ xử lý, không cho người dân đi ra ngoài với lý do “không cần thiết”, “không thiết yếu”. Có thể kể đến các vụ như người dân trình bày đi rút tiền ATM, đi chở mẹ, bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm…

Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì

Vụ việc ở TP Nha Trang, Khánh hòa đang gây xôn xao dư luận vì anh cán bộ cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm và được quay lên mạng

Khái niệm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và thực phẩm theo văn bản pháp luật

Thực ra thế nào là “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu”, “thực phẩm” đã được các văn bản pháp luật quy định, định nghĩa. Cụ thể:

Khoản 3 Điều 4 Luật Giá năm 2012: Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 khái niệm: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Do đó, các thuật ngữ “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” và “thực phẩm” được nêu trong Chỉ thị 16 đã được định nghĩa trong các Luật có giá trị pháp lý cao hơn và có giá trị áp dụng với tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì thế, khi các địa phương cần ban hành các văn bản hướng dẫn, liệt kê để cán bộ dễ thực thi thì không cần định nghĩa lại hoặc không được định nghĩa khác. Khi cần liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ, thực phẩm cần căn cứ, bám sát vào định nghĩa đã được quy định trong Luật và không được quy định khác rõ ràng so với Luật định.

Hơn thế nữa, các hàng hóa thiết yếu đối với mỗi người sẽ có sự khác nhau nhất định ở mỗi thời điểm và hoàn cảnh. Do đó cán bộ, người thực thi công vụ cần linh hoạt và không áp đặt suy nghĩ, hoàn cảnh của bản thân cho người khác.

Ví dụ băng vệ sinh là một mặt hàng cần thiết cho phụ nữ; dép, quần áo hàng ngày; rút tiền ở ngân hàng hoặc ATM…là những mặt hàng, hoạt động phục vụ đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên lại không được liệt kê trong một số văn bản hướng dẫn hiện nay của các tỉnh, như Công văn hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội của Sở Công thương - Tỉnh Khánh Hòa 

Trong cuộc sống hàng ngày, hàng hóa thiết yếu xuất hiện rất nhiều, có thể kể đến như đồ ăn, thức uống, đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt… Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về mặt hàng hóa này. Nhưng trong thời điểm dịch Covid diễn ra phức tạp và ngày càng tăng nhanh như hiện nay, khái niệm hàng hóa thiết yếu là gì dường như được quan tâm hơn. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Tóm tắt nội dung

Hàng hóa thiết yếu là gì?

Hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa có cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của con người. Những hàng hóa này tiêu thụ hàng ngày và không thể thiết trong sinh hoạt hàng ngày của con người.

Mặt hàng thiết yếu rất đa dạng về chủng loại, số lượng và mẫu mã. Tất cả những hàng hóa này đều phục vụ và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người dân. 

Chỉ thị 16 của Nhà nước vừa qua đưa ra về việc đóng tất cả các cơ sở kinh doanh, ngoại trừ hàng hóa thiết yếu đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của con người. 

>>>Xem thêm:

  • Hàng Hóa Là Gì? Hai Thuộc Tính Cơ Bản Của Hàng Hóa
  • Phân Biệt Các Loại Hàng Hóa Trên Thị Trường Hiện Nay
Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì
Hàng hóa thiết yếu là gì?

Danh sách mặt hàng thiết yếu

Tuỳ theo quan điểm của mỗi nơi mà mặt hàng thiết yếu có thể thay đổi nhưng cũng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Có 4 nhóm mặt hàng cơ bản như sau:

Mặt hàng thực phẩm

Mặt hàng thiết yếu quan trọng nhất đó là thực phẩm. Nó giúp con người duy trì sự sống và cũng là mặt hàng mà con người tiêu thụ hàng ngày. Mặt hàng thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đảm bảo khả năng lao động, cơ thể khỏe mạnh.

Thực phẩm có thể chia thành các loại mặt hàng chính là:

  • Lương thực: Gạo, ngô, khoai, đậu…
  • Thực phẩm chế biến món ăn: Rau, củ, quả, thịt, cá…
  • Thực phẩm khô: Mì, miến, phở, bánh kẹo…
  • Đồ uống: Nước đóng chai, nước suối, sữa…
  • Đồ ăn nhanh, đồ hộp: Cá hộp, xúc xích, thịt hộp, phô mai…

Ngoài ra, chủ kinh doanh khi mở cửa hàng buôn bán các hàng thiết yếu cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm theo xu hướng, theo mùa để thu hút khách hàng và tăng doanh thu hơn.

Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì
Pallet kê hàng hóa

Bên cạnh đó, việc lưu trữ hàng hóa kinh doanh là một điều cần thiết. Hãy lựa chọn sử dụng pallet nhựa để kê kho. Đây là vật dụng thiết yếu dùng để kê các loại hàng hóa, xếp chúng lên cao nhằm tiết kiệm không gian lưu trữ. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng pallet nhựa cũ khi có nguồn kinh phí hạn hẹp.

Mặt hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng được hiểu là các mặt hàng được sử dụng thường xuyên, rộng rãi với số lượng tiêu thụ lớn mỗi ngày, giúp cho người tiêu dùng duy trì sinh hoạt cá nhân hàng ngày:

  • Các sản phẩm dùng sinh hoạt hàng ngày: giấy vệ sinh, sữa rửa mặt, băng vệ sinh, kem chống nắng, bỉm tã…
  • Chăm sóc cơ thể: Kem đánh răng, dầu gội đầu, nước rửa bát, dưỡng tóc, nước lau nhà…

Trên đây là những mặt hàng có khả năng tiêu thụ rất lớn. Vì thế, chủ kinh doanh có thể đánh giá những sản phẩm bán chạy cũng như đa dạng thương hiệu, giá bán để nhập hàng phù hợp.

Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì
Hàng hóa thiết yếu

Các mặt hàng văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm cũng được coi là mặt hàng thiết yếu mà chủ kinh doanh có thể cân nhắc. Đây là mặt hàng phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những sản phẩm thuộc mặt hàng văn phòng phẩm như: sách vở, bút thước, đồ dùng học tập, phấn bảng…

Những mặt hàng văn phòng phẩm này được phục vụ ở nhiều vị trí cũng như nhiều đối tượng khác nhau như trường học, công ty, trung tâm thương mại… Với nhu cầu thị trường đang tăng cao, đây sẽ là những sản phẩm kinh doanh mang lại tiềm năng lớn.

Nhu yếu phẩm khác

Một số mặt hàng nhu yếu phẩm khác cũng được coi là hàng hóa thiết yếu bởi được mọi người sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Thuốc chữa bệnh, khẩu trang, thiết bị y tế
  • Nhiên liệu, năng lượng: xăng, dầu, gas và các loại khí đốt khác
  • Nguyên liệu phục vụ: sắt, thép, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Kinh doanh hàng hoá dịch vụ thiết yếu là gì

Dịch vụ thiết yếu là gì?

Dịch vụ thiết yếu là dịch vụ không thể thiếu trong sản xuất, giúp lưu thông, đáp ứng nhu cầu đời sống cơ bản của con người, an ninh – quốc phòng. Ví dụ như:

  • Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng
  • Đơn vị khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược phẩm
  • Siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh nông sản/thực phẩm
  • Cơ sở kinh doanh xăng dầu, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu…
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: công chứng, đăng kiểm, luật sư…

Lưu ý: Tùy theo thời điểm, dịch vụ thiết yếu sẽ được nhà nước quy định cụ thể khác nhau.

Các câu hỏi liên quan đến hàng hóa thiết yếu

Đi rút tiền có phải nhu cầu thiết yếu?

Theo các văn bản pháp luật chỉ có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hướng dẫn về nhu cầu thiết yếu tại khoản 20, Điều 3, như sau:

“Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”

Vì thế, việc đi rút tiền để sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân.

Bánh mì có phải thực phẩm thiết yếu?

Bánh mì là thực phẩm thiết yếu được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày của các gia đình người Việt.

Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về thực phẩm thiết yếu và danh mục hàng thiết yếu!