Kinh nghiệm mua chảo chống dính Elmich

Chất liệu chính là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của một chiếc chảo chống dính. Bên cạnh đó nó còn liên quan đến vấn đề an toàn, sức khỏe của người dùng. Một số chất liệu an toàn mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn như sau:

  • Chảo chống dính bằng inox

Inox hay thép không gỉ chính là thành phần bao gồm hợp kim sắt và 10.5% crôm. Nếu tỷ lệ niken càng lớn thì chất lượng của loại chảo này càng cao, sử dụng được bền bỉ hơn. Phần lớn các loại chảo chống dính inox đều có thể dùng được trên bếp gas và bếp hồng ngoại. Còn loại chảo inox 403 có thể dùng được trên bếp từ. 

  • Chảo chống dính hợp kim nhôm

Chảo chống dính được làm bằng hợp kim nhôm là sự kết hợp của hợp nhộm và những loại kim loại khác, không phải nhôm nguyên khối. So với nhôm nguyên khối thì hợp kim nhôm cứng hơn. Đồng thời việc được xử lý bề mặt của nó giúp hạn chế lượng nhôm có thể hòa tan ở trong thức ăn. Đặc điểm của loại chảo này là hoạt động tốt ở trên bếp gas và bếp hồng ngoại. Còn đối với bếp từ chảo phải có thiết kế lớp đặc biệt ở dưới đáy. 

Loại chảo này dùng nhôm nguyên khối để đúc trong các khuôn đã được tạo hình sẵn thay vì phương pháp nhiệt để uốn cong. Cũng nhờ vậy mà chảo nhôm đúc có đáy khá dày, khả năng phân tán nhiệt độ đồng đều, thời gian giữ nhiệt lâu và tuổi thọ cao. 

Chất liệu lớp chống dính

Một số công nghệ chống dính phổ biến trên thị trường:

PTFE [hay tên đầy đủ là Polytetrafluoroethylene] chính là chất Fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene hay được áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Lớp phủ Teflon là một loại PTFE do nhà khoa học được Roy Plunkett phát hiện vào năm 1938 và được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chống dính về sau. 

Đặc tính của chất chống dính Teflon là độ bền cao, có thể phân hủy ở nhiệt độ cao 400 độ C. Ngoài ra, bề mặt còn có lớp sáng bóng, không bám dính thức ăn và khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống ăn mòn cao.

Ceram là một loại gốm có khả năng chống dính cao. Nó không những được sử dụng cho chảo chống dính mà còn cho nồi nấu, lòng nồi cơm điện hay lòng nồi lẩu điện. Với thành phần 100% khoáng chất vô cơ và các oxit không chứa chì hay cadmium độc hại giúp Ceramic chống nước tốt, hoạt động bền bỉ ở nhiệt độ cao. Ceramic được coi là chất chống dính an toàn nhất mà mọi người nên lựa chọn. 

  • Chất chống dính đá hoa cương

Đây là lớp chống dính mới nhất trên thị trường với thành phần nhôm nguyên chất được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, mặt đá hoa cương còn được phủ chất bạc Nano Silver nên tiện lợi trong việc chiên cá hay thịt.

Lớp chống dính đá hoa cương đảm bảo độ cứng cáp, sáng bóng, không chỉ có khả năng chống dính thực phẩm khi nấu ăn mà còn giúp chống trầy xước tốt khi vệ sinh. Trong quá trình nấu nướng bằng chảo đá hoa cương không cần phải dùng quá nhiều dầu mỡ để chiên xào đồ ăn.

Kiểu đáy chảo

Phần quan trọng tiếp theo sau lớp chống dính là phần đáy chảo. Đáy chảo tốt là loại đáy chảo có khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt tốt. Đáy chảo cũng có 3 loại đáy chủ yếu như: 

– Đáy đúc: Là loại đáy được đúc liền với thân thành một khối với ưu điểm rất chắc chắn, nếu đáy được phun bột từ hoặc làm từ kim loại nhiễm từ thì có thể dùng tốt trên bếp từ. Tuy nhiên loại chảo này có giá thành khá đắt đỏ.

– Đáy liền: loại đáy dùng cho loại chảo bằng inox, với đáy liền bằng inox 430 nhiễm từ tốt với ưu điểm như: đáy phẳng, độ bền cao, an toàn, sử dụng với bếp từ rất tốt, không kén bếp, truyền nhiệt đều và rất khó cong vênh. Nhược điểm là giá thành cao, nặng và mẫu mã không được đẹp.

– Đáy gắn: là loại đáy thường sử dụng cho chảo chống dính giá rẻ. Ưu điểm là giá thành rẻ, mẫu mã đẹp nhưng chất lượng rất kém trong quá trình sử dụng chỉ thời gian ngắn đáy sẽ biến dạng.

Trọng lượng chảo chống dính

Chảo có trọng lượng nặng chịu nhiệt và giữ độ nóng cao hơn so với chảo có trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, khi nấu ăn việc cầm nắm chảo hơi mất sức.

Kích thước chảo

Kích thước của chảo chống dính được tính theo đường kính của chảo. Kích thước chảo chống dính hiện nay dao động từ 14 đến 28cm. Tùy vào nhu cầu chiên, xào món ăn mà lựa chọn kích thước phù hợp. VD: Ốp la 1-2 quả trứng có thể chọn chảo 14-18cm, chiên thực phẩm cắt sẵn cho 2-3 người ăn chọn chảo 20-26cm, chiên cá nguyên con, xào rau chọn chảo từ 26cm trở lên…

Loại bếp sử dụng: bếp gas, bếp hồng ngoại, bếp từ

Trước khi mua, bạn nên tham khảo trước với người bán hàng để lựa chọn chảo có thể sử dụng trên bếp gas, bếp hồng ngoại, bếp từ… để tránh trường hợp nhà bạn có bếp từ nhưng mua chảo về lại không dùng được.

Một mẹo nhỏ nữa để bạn thử xem chảo có dùng được trên bếp từ không là dùng nam châm. Nếu nam châm hít được đáy chảo thì dùng được trên bếp từ.

Giá cả

Sản phẩm chảo chống dính có giá cả rất đa dạng, từ hãng sản xuất đến các kiểu chảo chống dính trơn, loại dát đá hoa cương, với nhiều tính năng. Cùng với đó là giá cả cũng rất phong phú có thể vài chỉ chục nghìn, vài trăm nghìn, nhưng cũng có loại lên đến vài triệu. Nếu khả năng tài chính của bạn ở mức trung bình bạn có thể chọn loại chảo ở mức giá khoảng từ 400.000 – 600.000đ là đã có thể yên tâm sử dụng.

Chọn thương hiệu nổi tiếng

Khi chọn mua chảo chống dính bạn nên chọn những cửa hàng uy tín, tránh mua những loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang bày bán trôi nổi trên thị trường, khi sử dụng không bền lại ảnh hướng tới sức khỏe.

Một số thương hiệu có uy tín  trên thị trường như chảo chống dính Elmich sẽ mang lại sự an tâm về chất lượng và đảm bảo sức khỏe của bạn.

Chọn nơi mua uy tín

Ngoài yếu tố thương hiệu ra thì chọn nơi mua hàng là tiêu chí cực kỳ quan trọng giúp bạn tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hãy đến với các trung tâm điện máy lớn, các siêu thị lớn hoặc các cửa hàng bán dụng cụ làm bếp uy tín, được người tiêu dùng đánh giá cao để mua được sản phẩm chất lượng tốt.

Đối với chảo mới, bạn nên rửa chảo qua một lần với nước rửa chén để làm trôi lớp bụi bẩn bám trên mặt chảo, sau đó quét một lớp cafe lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cứ 10 12 lần sử dụng lại thao tác bảo dưỡng như trên 1 lần.

Không sử dụng đồ kim loại để thao tác trong chảo chống dính: khi chà xát vào lớp chống dính sẽ khiến lớp chống dính mỏng đi và trầy xước. Điều này vừa giảm tuổi thọ sử dụng của vật dụng vừa khiến hóa chất trong lớp chống dính dễ xâm nhập vào thức ăn hơn. Tốt nhất nên sử dụng đũa, muỗng bằng nhựa hoặc gỗ để bảo vệ lớp chống dính tốt hơn.

Rửa chảo đúng vật dụng: không sử dụng miếng chà nồi kim loại để chà rửa trực tiếp lên lớp chống dính. Tốt nhất nên dùng chất rửa nhẹ, rửa với mút xốp mềm trong lúc nồi chảo còn ấm nóng để làm sạch các vết bẩn nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Không để chảo quá nóng: Nhiệt độ lý tưởng với vật dụng có lớp chống dính là nhiệt độ vừa và thấp. Tránh để nồi/ chảo bị nóng quá mức và phải luôn chú ý đến việc điều chỉnh lửa khi nấu. Khi dầu trong chảo bắt đầu bốc khói, bạn nên tắt ngay lửa và cho thức ăn vào chảo, để khoảng 1 phút và bật bếp trở lại ở mức lửa vừa.

Thay chảo khi chúng bị trầy hoặc mất lớp chống dính. Dấu hiệu này báo hiệu lớp chống dính không còn liên kết với bề mặt chảo tốt. Lớp chống dính ngày nay được nghiên cứu chế tạo sao cho ít độc hại nhất với con người. Dù được kiểm soát chặt chẽ dưới nhiều tiêu chuẩn, tốt nhất chúng ta cũng không nên để chúng ảnh hưởng đến thức ăn hằng ngày quá nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề