Lãi suất trả góp được tính như thế nào?

Cách tính lãi suất vay ngân hàng vốn được xem như mặc định khi khách hàng chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Nắm được lãi suất vay vốn giúp bạn có sự cân nhắc về số tiền và thời hạn vay hợp lý. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản và chính xác. Cùng Timo tìm hiểu ngay sau đây.

Show

Lãi vay ngân hàng là gì?

Lãi vay ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi so với số vốn vay, mức lãi suất thường được tính trong vòng một năm. Mặc dù, tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng sẽ do các ngân hàng quy định nhưng phải luôn tuân theo quy định giới hạn của ngân hàng nhà nước. Hiểu đơn giản là sau khi vay của ngân hàng một của một số tiền để sử dụng thì bạn phải trả thêm một số tiền lãi nữa. Số tiền lãi sẽ được tính trên tổng số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng. 

Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại thường dao động từ 6 – 25%/năm, tùy thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất. Cụ thể vay tín chấp có lãi suất cao hơn từ 16 – 25%/năm, vay thế chấp có lãi suất cao hơn 8 – 12%/năm.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Lãi vay ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi so với số vốn vay (Nguồn: Internet)

Các hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vay vốn với mức lãi vay khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng để bạn có thể chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân. Các hình thức vay phổ biến hiện nay là:

  • Vay tín chấp: hình thức vay ngân hàng không cần tài sản đảm bảo và dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay.
  • Vay thế chấp: có tài sản đảm bảo mới được vay. Lãi suất vay ngân hàng của hình thức vay thế chấp sẽ được chia thành các mức lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay vốn gồm có:
  • Lãi vay thế chấp mua bất động sản
  • Lãi vay thế chấp mua xe ô tô
  • Lãi vay thế chấp tiêu dùng
  • Vay thấu chi: hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán. Tùy vào độ uy tín, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tối đa để có thể chi vượt mức khi số dư tài khoản bằng 0đ.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vay vốn khác nhau (Nguồn: Internet)

Có những loại lãi suất vay ngân hàng phổ biến nào?

1. Lãi suất vay ngân hàng cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là:
200.000 VNĐ (20. 000.000 x (12%/12)) trong suốt 1 năm.
Bạn có thể quan tâm: Ngân hàng nào đang áp dụng vay tín chấp theo lương lãi suất thấp?

2. Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)

Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ. Cách tính lãi suất vay ngân hàng này thông thường sẽ bao gồm:
Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Trần Văn B vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.

  • Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:
    200.000 VNĐ (20.000.000 x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên.
  • Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.
  • Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều kiện vay tiêu dùng cá nhân tại công ty tài chính khác ngân hàng như thế nào

3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là sự kết hợp của hai loại lãi suất cố định và thả nổi. Nghĩa là lãi suất cố định được áp dụng một thời gian, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Thời gian áp dụng đều được tuân theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng vay.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%.

  • Sau một năm bạn có 100$10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$.
  • Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi). Và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi). Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thẻ tín dụng quốc tế và các loại phí quan trọng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Các cách tính lãi suất vay ngân hàng thường được áp dụng (Nguồn: Timo)

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc mà bạn đã trả trong những tháng trước đó và số tiền lãi bạn phải trả sẽ giảm dần, song song đó số dư nợ cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Ví dụ: Bạn vay 50 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng (1 năm) với mức lãi suất 12%/ năm

  • Tiền gốc trả hàng tháng = 50 triệu/12 ~ 4.1 triệu
  • Tiền lãi tháng đầu = (50 triệu * 12%)/12 = 500.000 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2  = (50 triệu – 4.1 triệu)*12%/12 ~ 458.000 VNĐ
  • Các tháng tiếp theo tiếp tục được tính như vậy đến khi trả hết nợ

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đâu là cách tính lãi theo dư nợ ban đầu không có sự thay đổi mỗi tháng. Nghĩa là, mặc dù tiền gốc có giảm mỗi tháng nhưng lãi suất luôn cố định đến khi trả hết khoản vay

Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu:

Số tiền bạn phải trả hàng tháng = Dư nợ gốc* lãi suất năm/ thời gian vay

Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng trả trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/ năm. 

  • Số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng là 10 triệu/ 12 tháng ~ 833.333 đồng/tháng
  • Số lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là (10 triệu*12%)/12 tháng = 100.000 đồng/ tháng
  • Số tiền phải trả hàng tháng là 933.333 đồng

Dùng công cụ tính số tiền lãi và lịch trả nợ của Timo

Công cụ tính toán này cho phép bạn nhập mức lãi vay ngân hàng, số tiền và hạn mức vay bất kỳ. Sau đó trả về kết quả số lãi bạn phải trả theo từng thời điểm.

Nên chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng nào lợi nhất?

Tùy vào nhu cầu sử dụng nào để chọn hình thức tính lãi suất vay ngân hàng phù hợp. Vì từng cách tính lãi suất vay đều có ưu điểm và hạn chế riêng. 

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ gốc giảm dần thường được áp dụng cho nhu cầu vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh với hình thức là thế chấp tài sản. Trong khi cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu không được khuyến khích cho những khoản vay như vay tiêu dùng thế chấp.

Tìm hiểu thêm:Cách tính lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm và công thức lãi kép chính xác nhất

Lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất 2022?

Điều khách hàng quan tâm nhất khi có nhu cầu vay vốn là lãi vay ngân hàng ra sao, cũng như chương trình ưu đãi của ngân hàng khi cho vay như thế nào? Để đáp ứng được nhu cầu & thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng đã áp dụng lãi suất vay ở mức tương đối thấp.

Tham khảo ngay bảng so sánh lãi vay ngân hàng cho hình thức vay tín chấp và vay thế chấp bên dưới nhé.

Bảng tổng hợp lãi suất vay 10 ngân hàng tốt nhất 2022

Ngân hàng Vay tín chấp (%/năm) Vay thế chấp (%/năm)
VIB 17 8,8
Bản Việt 17-18 6.5
VPBank 20 6,9 – 8,6
ACB 27 7,5 – 9,0
Sacombank 9,5 7,5 – 8,5
BIDV 11,9 6,6 – 7,8
TPBank 17 6,9 – 9,9
Maritime Bank 10 – 17 6,99 – 7,49
Vietcombank 10,8 – 14,4 7,5
VietinBank 9,6 7,7
Bảng tham khảo lãi suất vay 10 ngân hàng tốt nhất (Nguồn: Tổng hợp Internet)

TOP ngân hàng có lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ưu đãi nhất

Ngân hàng Lãi vay thế chấp sổ đỏ
(%/năm)
Tỷ lệ cho vay Phí trả nợ trước hạn
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank 7,5 80-85% giá trị tài sản đảm bảo
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV 11 80% giá trị tài sản đảm bảo Miễn phí
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank 7,7 70% giá trị tài sản đảm bảo 1% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcapital 8 70% giá trị tài sản đảm bảo 3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank 7 70% giá trị tài sản đảm bảo 2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng HSBC 7 60% giá trị tài sản đảm bảo 3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VPBank 9,6 75% giá trị tài sản đảm bảo 4% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Sacombank 12,3 100% giá trị tài sản đảm bảo 2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VIB 10,2 70% giá trị tài sản đảm bảo 3% tính trên số tiền trả trước
Bảng tổng hợp lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ (Nguồn: Tổng hợp)

TOP 5 ngân hàng có lãi suất vay mua ô tô thấp nhất

Ngân hàng Lãi suất vay ngân hàng (%/năm)
Vietinbank 7,7
Bản Việt 6.5
Vietcombank 7,5
BIDV 7,3
Techcombank 8,29
Bảng tham khảo lãi suất vay mua ô tô thấp (Nguồn: Tổng hợp Internet)

Những ngân hàng có lãi vay sản xuất kinh doanh thấp

Ngân hàng Lãi suất vay (%/năm)
Vietcombank 7,5
BIDV 6,7 – 7,5
Vietinbank 7 – 8,1
Bản Việt 6.5
MBBank 7 – 8
TPBank 6,8
ACB 7
Bảng tham khảo lãi vay sản xuất kinh doanh (Nguồn: Tổng hợp Internet)

Top 6 Ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi nhất

Dựa vào những bảng tổng hợp trên, có thể suy ra được 5 ngân hàng có lãi vay ngân hàng thấp và nhiều ưu đãi nhất, cụ thể:

Lãi vay ngân hàng Vietcombank

Được biết đến là một trong những ngân hàng lớn và uy tín tại Việt Nam hiện nay, mức lãi suất cho vay của Vietcombank cũng hết sức cạnh tranh. 

Năm 2021, ngân hàng này áp dụng mức lãi vay tín chấp từ 10,8% đến 14,4% và vay thế chấp là 7,5%/năm, mức lãi vay mua nhà, ô tô ở là 7,5%/năm. Đối với vay vốn kinh doanh, Vietcombank cho vay lên đến 60 tháng, số tiền cho vay lên đến 5 tỷ VNĐ.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Lãi suất vay ngân hàng Vietcombank cập nhật mới nhất (Nguồn: Internet)

Lãi vay ngân hàng Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AgriBank là một trong Big4 ngân hàng có vốn nhà nước và có mạng lưới chi nhánh khắp đất nước. Do đó, khi nghĩ đến vay ngân hàng, nhiều người sẽ tìm đến Agribank. Một trong những sản phẩm vay phổ biến và có nhiều ưu đãi cho khách hàng nhất của Agribank là vay thế chấp sổ đỏ với mức lãi suất cho vay 7,5%/năm và tỷ lệ cho vay lên đến 80-85% tài sản đảm bảo.

Lãi suất vay ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) là ngân hàng có uy tín lớn. Lãi vay thế chấp của Vietinbank có phần cao hơn Vietcombank một chút là 7,7%/ năm hạn mức 80% nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay lãi vay tín chấp ở Vietinbank thấp nhất trong tất cả các ngân hàng (9,6%/năm). Còn với lãi vay mua nhà, ô tô đều là 7,7%/ năm.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Lãi vay thế chấp của Vietinbank có phần cao hơn Vietcombank (Nguồn: Internet)

Lãi suất vay ngân hàng BIDV

BIDV – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nằm trong số ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nhất hiện nay. Vay thế chấp chỉ ở khoảng 6,6 – 7,8%/ năm, hạn mức lên đến 100% tài sản đảm bảo. Nhưng mức vay tín chấp lại có phần cao hơn những ngân hàng khác (11,9%/năm). Lãi vay mua nhà, ô tô lại BIDV ở mức thấp hơn so với Vietcombank và Vietinbank, ở mức 7,3%/ năm.

Lãi vay ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank)

Ngân hàng Bản Việt có lãi suất vay thế chấp rất hấp dẫn, ở mức 6.5%/ năm cho vay mua ô tô và vay sản xuất kinh doanh, thấp nhất trong 10 ngân hàng, hạn mức vay lên tới 80% giá trị tài sản đảm bảo, thời gian kéo dài 20 năm. Lãi suất vay tín chấp xấp xỉ 17-18%/ năm tùy theo từng sản phẩm vay cụ thể.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Lãi vay ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) rất hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Lãi suất vay ngân hàng Sacombank

Đây là ngân hàng tư nhân có mức lãi suất cho vay thấp ở nước ta. Mức lãi vay tín chấp của Sacombank chỉ ở mức 11%/ năm. Lãi vay thế chấp tại Sacombank là 7,5% đến 8,5%/năm.

Ngân hàng giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng trong tình hình dịch Covid 19

Thực hiện giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch Covid 19 từ Ngân hàng nhà nước, một số ngân hàng đã công bố mức giảm lãi suất cho vay từ 1 – 2%, áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết 31/12/2021.

Vietcombank giảm lãi suất cho vay

Để hỗ trợ các khách hàng trong đợt dịch này, Vietcombank đã có đợt giảm lãi suất lớn nhất trong năm 2021. Giảm lãi suất 1%/năm đối với các khánh hàng doanh nghiệp thuộc 09 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Giảm tới 1%/năm cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực còn lại. Đối với các khách hàng cá nhân vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ được giảm lãi suất tới 1%/năm, vay vốn tiêu dùng có thể hưởng mức giảm tới 0,5%/năm.

Ngân hàng Agribank hỗ trợ giảm lãi vay

Agribank áp dụng mức giảm tiếp 1% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên.

BIDV giảm lãi vay ngân hàng

BIDV công bố giảm lãi vay 1%/năm đối với dư nợ hiện hữu. Riêng đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch covid có thể được giảm tối đa đến 2%/năm.

Ngân hàng Sacombank giảm lãi suất vay

Sacombank giảm lãi suất 1%/năm đối với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay thuộc các ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid 19. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Nên chọn thời hạn vay ngân hàng như thế nào hợp lý?

Thời gian vay ngân hàng là khoảng thời gian tính từ thời điểm khách hàng vay và ngân hàng ký trên hợp đồng cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ hoặc đến khi hết thời hạn quy ước trên hợp đồng tín dụng. Hiện nay, thời gian vay sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích vay, tài chính, độ tuổi của khách hàng,… Lưu ý là việc vay trong thời gian quá ngắn thì khách hàng sẽ không được hưởng các ưu đãi từ ngân hàng.

Vậy khách hàng nên chọn thời hạn vay như thế nào cho hợp lý? Lời khuyên của chuyên gia tư vấn tài chính là khách hàng không nên chọn thời hạn vay dài nhất có thể trong quy định của ngân hàng. Hãy chọn thời gian vay phù hợp để được hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng vì khách hàng vẫn có thể trả nợ trước cho ngân hàng, tuy nhiên, hãy chỉ trả sau khoản thời gian được ngân hàng miễn phí phạt trả nợ trước hạn.

Lãi suất trả góp được tính như thế nào?
Chọn thời hạn vay như thế nào lợi nhất (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về lãi suất vay ngân hàng

Mức giảm lãi vay của các ngân hàng trong đợt dịch Covid 19 là bao nhiêu?

Để hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, đa số các ngân hàng giảm lãi đồng loạt từ 1 – 2%/năm.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất?

Hiện nay có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến nhất là tính lãi suất trên dư nợ ban đầu và tính lãi suất theo dư nợ giảm giảm dần. Bấm vào bài viết để xem công thức và ví dụ cụ thể nhé!

Lãi suất vay ngân hàng thấp nhất hiện nay?

Top 5 ngân hàng có lãi vay mua ô tô thấp nhất là Bản Việt, Viettinbank, BIDV, Techcombank, Vietcombank ở mức 6,5-8,29%. Ngoài ra, bấm vào bài viết để xem thêm Top 10 ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất.