Làm cách nào để bé chịu bú bình

Chắc chắn là mẹ sẽ không thể cho bé bú mẹ 100% được, đặc biệt là những mẹ nghỉ theo chế độ thai sản thì việc tập cho bé bú bình là rất quan trọng. Vậy làm thế nào khi bé không chịu bú bình? Nắm rõ được nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú bình sữa giúp mẹ giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bé không chịu bú bình là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình sữa xong blog xin gói gọn chúng lại trong 2 nhóm lớn là:

Bài viết liên quan

TOP 3 BÌNH SỮA NGOẠI TRONG TẦM GIÁ PHẢI CHĂNG

Bình sữa bằng nhựa có tốt không? Các loại bình sữa bằng nhựa tốt nhất cho bé

1. Nguyên nhân là do bình sữa, núm vú và do loại sữa

Do núm vú bình sữa: Núm vú bình sữa có lỗ nhỏ không đáp ứng kịp nhu cầu sữa của bé. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dần chán nản. Khi đó, mẹ cần thay cho bé một núm vú khác có lỗ lớn hơn. Tuy nhiên, khi chọn núm vú mẹ nên chú ý tới việc chọn núm vú theo đúng độ tuổi của bé mẹ nhé.

Do mùi vị sữa: Vì bé đã quá quen với mùi vị của sữa mẹ, hay một loại sữa công thức cũ của bé nên chưa quen với việc sử dụng sữa công thức hay sữa mới. Hay cũng có thể là do mẹ ăn phải một loại thực phẩm nào đó khiến mùi vị của sữa có chút thay đổi. Ngoài ra, việc pha sữa trong bình sữa chưa được vệ sinh, tiệt trùng đúng cách khiến cặn sữa lưu lại trên thành bình sữa cũng khiến mùi vị của sữa thay đổi.

>>> Xem Ngay: Hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa trẻ em đúng cách

Do loại bình sữa: Không phải tất cả các bé đều phù hợp với loại bình sữa A. Bởi vậy khi thấy bé không chịu bú bình thì nguyên nhân cũng có thể là do loại bình sữa đó không phù hợp với bé. Tốt nhất mẹ nên chọn loại bình sữa gần nhất với ti mẹ để bé có thể dễ dàng làm quen.

Bình sữa tốt cho bé

2. Nguyên nhân là ở bé

Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình có thể là do:

Do bé đã quen với hơi sữa của mẹ. Bởi vậy, khi cho bé bú bình, bé sẽ nhất quyết không chịu bú mà cứ rúc đầu vào ngực mẹ đòi ti hoài.

Do bé đang bị ốm, bé đang mọc răng và cảm thấy khó chịu. Với các bé đang mọc răngrăng, bé sẽ có thói quen cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa và nhất quyết không chịu bú sữa.

Do bé bị phân tâm bởi một vật, một việc hay hành động nào đó: như đồ chơi ở xung quanh.

Do bé đã no bụng. Với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm, bé ăn no chắc chắn sẽ không có nhu cầu bú bình nữa.

Do bé thích thú với những loại thực phẩm mới là trong thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng tuổi. Bé không còn cảm thấy hứng thú với sữa nữa.

3. Nguyên nhân khách quan khác

Ngoài 2 nguyên nhân lớn trên thì vẫn còn một vài nguyên nhân khác khiến bé không chịu bú bình như:

Do việc chuyển bé từ bú mẹ sang bú bình, bé sẽ phải làm quen với 2 thứ mới. Thứ nhất là núm vú khác, thứ 2 là dòng sữa khác. Với các loại núm vú không giống với ti mẹ, núm vú bình sữa bị cứng [ti mẹ thì mềm mại] thì chắc chắn bé sẽ từ chối bú bình.

Do thay đổi thói quen một cách đột ngột: Không nói gì trẻ nhỏ, người lớn chúng ta thôi khi thay đổi một thói quen nào đó cũng sẽ là rất khó khăn và nó cần một thời gian và cần diễn ra một cách từ từ. Do đó, việc thay đổi thói quen từ bú mẹ sang bú bình một cách đột ngột sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Bé không chịu bú bình là điều hiển nhiên.

Do thay đổi người cho bé ăn: Nếu như trước đây mẹ là người cho bé ăn, cho bé bú bình. Tuy nhiên thì thời điểm này, vì lý do nào đó mẹ không thể tiếp tục cho bé ăn được nữa, mẹ nhờ bà ngoại, bà nộigiúp đỡ. Bé chưa quen với việc thay đổi này cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình.

Vậy từ những nguyên nhân được liệt kê ở trên thì làm thế nào để giải quyết được tình trạng bé không chịu bú bình?

4 tuyệt chiêu hay cho mẹ khi bé không chịu bú bình

Để giải quyết tình trạng bé không chịu bú bình, mẹ có thể tham khảo 4 tuyệt chiêu hay cho mẹ khi bé không chịu bú bình dưới đây.

1. Chọn loại bình sữa phù hợp với bé

Không phải tất cả các bé đều phù hợp với 1 loại bình sữa nào đó. Bởi vậy, khi lựa chọn loại bình sữa cho bé, hãy lựa chọn loại bình sữa tốt, phù hợp [tiêu chí hàng đầu] tiếp sau mới là chọn một loại bình sữa tốt.

Sẽ có những bé thích loại bình sữa gần nhất với ti mẹ với thiết kế núm vú mềm mại như ti mẹ nhưng cũng có những bé lại thích sử dụng núm vú cứng hơn. Do đó, khi sử dụng bình sữa cho bé, có thể mẹ sẽ phải thay đổi nhiều loại bình sữa khác nhau đó. Tốt nhất, hãy thử loại bình sữa gần nhất với ti mẹ trước.

Không nên đột ngột nhét núm vú bình sữa vào miệng bé, điều này có thể khiến bé sợ hãi bởi chúng còn quá mới lạ. Hãy để bé tập làm quen với bình sữa trước bằng cách để bé ngửi núm vú để bé cảm nhận được vị sữa giống với sữa mẹ. Để bình sữa sát miệng bé rồi nhi bình sữa nhẹ nhàng trên môi bé để bé tự há miệng và ngậm núm vú bình sữa và mút.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu sâu hơn về các tư thế cho bé bú bình đúng cách để bé vừa được thoải mái mà lại đảm bảo an toàn cho bé khi bú bình.

2. Chọn loại sữa công thức giống với sữa mẹ

Nếu mẹ không thể vắt sữa, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sau đó làm ấm sữa và cho bé bú bình thì mẹ sẽ cần chọn cho bé một loại sữa công thức có mùi vị và hàm lượng dinh dưỡng gần nhất với sữa mẹ, tiêu biểu là những sản phẩm sữa công thức Nhật Bản.

Sữa công thức gần nhất với sữa mẹ

3. Cho bé ăn khi bé đói

Đây là một cách khá hay khi tập cho bé bú bình khá hiệu quả. Mẹ không phải sơ bé đói mà cho bé bú bất cứ lúc nào. Thông thường trẻ nhỏ sẽ đòi bú khi chúng cảm thấy đói. Bởi vậy, hãy đọc đúng tín hiệu khi bé đói và chỉ nên cho bé bú bình khi bé đói. Khi đó bé sẽ dễ dàng chấp nhận cái mới để thoả mãn nhu cầu bản thân trước.

Để làm được điều này, mẹ cần có một lịch trình sinh hoạt cho bé, cho bé bú theo cữ. Hãy linh hoạt trong việc xây dựng lịch trình sinh hoạt của bé sao cho phù hợp với độ tuổi của bé nhé.

4. Hãy nhờ người khác cho bé bú bình

Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sữa và nhờ ông bà, người thân cho bé bú thay mẹ. Lúc đầu có thể bé sẽ không chịu bú bình, xong nếu đói, bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc bú bình. Sau một vài lần, bé sẽ dần quen với việc bú bình khi không có mẹ bên cạnh.

Đó mới chỉ là 4 tuyệt chiêu hay áp dụng cho bé không chịu bú bình trong số 18 tuyệt chiêu tập cho bé bú bình hiệu quả mà blogchamcon đã từng chia sẻ tới các mẹ. Hãy cùng tham khảo nhé.

Chúc mẹ thành công!

>> THAM KHẢO

Chủ Đề