Làm sao để giảm bớt lượng sữa mẹ

Cùng chung tâm trạng nỗi niềm với mẹ Hoa, chị Dung [29 tuổi, Hải Phòng] cho biết: Em mới sinh con được 3 tháng thôi. Nhưng mỗi lần cho con bú đối với em như cực hình vậy, em bị đau núm vú, thậm chí sữa phun ra mạnh quá làm bé sợ hãi bỏ ti làm em thấy rất xót con lắm ạ. Nhiều hôm bé bú bị sặc, nghẹn làm em rất bối rối quá và cả những lúc sữa nhiều quá chảy ra ướt áo làm em cảm thấy rất bất tiện chỗ đông người. Giờ em nhiều sữa quá phải làm sao đây ạ?

Chào bạn Hoa và bạn Dung nhé, cảm ơn 2 bạn đã gửi những thắc mắc: Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao tới cho cho chúng tôi. Xin được chia sẻ với tình trạng hiện nay của 2 bạn.

Những nỗi niềm chia sẻ của 2 bạn trên cũng là một trong những trường hợp điển hình khi mẹ nhiều sữa quá. Có thể đó là sự ao ước, khát khao cháy bỏng đối với nhiều chị em bị mất sữa, thiếu sữa. Tuy nhiên, đối với mẹ có nhiều sữa, việc cho con bú đôi khi không phải lúc nào cũng dễ dàng và thoải mái.

Trong vài tuần đầu khi sau sinh sinh, việc mẹ tiết nhiều sữa là hiện tượng bình thường, sau nhiều tuần trôi qua, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy rằng nguồn sữa của mình được điều chỉnh theo nhu cầu của em bé. Nhưng đối với một số bà mẹ khác, sự điều chỉnh này có thể không diễn ra hoặc diễn ra không đáng kể và cơ thể người mẹ vẫn tiếp tục tạo ra quá nhiều sữa.

Những dấu hiệu như: ngực căng tức trong hầu hết thời gian trong ngày, sữa mẹ phun ra mạnh trước khi bé bắt đầu bú hoặc ngừng bú, mẹ bị đau núm vú hoặc bé bị sặc thường thấy ở những bà mẹ có quá nhiều sữa.

Bên cạnh đó, qua thời gian, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ tăng cân nhanh [trên 900g mỗi tháng] chậm tăng cân hơn do bé phải vật lộn, không thích nghi được với bầu ngực mẹ tiết quá nhiều sữa. Phân em bé có thể có màu xanh, nhiều nước hoặc sủi bọt.

Trước hết, bạn Hoa và bạn Dung nên hiểu về những nguyên nhân có thể khiến mẹ dường như có quá nhiều sữa sau như sau:

  • Cơ thể mẹ có nhiều mô tạo sữa. Càng nhiều mô tuyến tạo sữa trong vú, sữa mẹ càng có thể tạo ra với số lượng lớn và dự trữ trong ngực mẹ.
  • Do nhiều yếu tố bên ngoài kích thích đến việc tạo sữa chẳng hạn như việc hút vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy quá mức hoặc sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa, cốm lợi sữa với lượng lớn cũng làm cho quá trình sản xuất sữa tăng cao đột biến.
  • Rối loạn nội tiết tố hoặc các vấn đề về sức khỏe: bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp, mẹ bị mắc prolactinoma [một khối u lành tính của tuyến yên] hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến phần não điều khiển chức năng tuyến yên.
  • Một số loại thuốc: mẹ đang cho con bú sử dụng một số loại thuốc có thể tác động làm tăng quá trình sản xuất sữa và tiết sữa. Do vậy, khi sử dụng thuốc điều trị mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, không nên tự ý sử dụng thuốc

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ nhiều sữa quá

Mẹ nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân để có cách làm hạn chế tình trạng tiết quá nhiều sữa nhé. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng nhiều sữa của mình, giải đáp cho mẹ câu hỏi: Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao?

- Mẹ có thể gặp bác sĩ để kiểm tra chức năng tuyến giáp của mẹ sau sinh. Phụ nữ bị cường giáp và viêm tuyến giáp sau sinh có thể tạo ra quá nhiều sữa mẹ.

- Lựa chọn áo ngực với kích cỡ phù hợp với bộ ngực của mẹ và chất liệu dễ thấm nước, thoáng mát cũng là cách giúp mẹ giảm bớt khó chịu khi nhiều sữa nhé.

- Nếu ngực mẹ quá đầy sữa và mẹ cảm thấy khó chịu và căng tức quá mức, lúc này mẹ cần phải hút vắt một ít sữa. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần thực hiện để lấy một lượng vừa đủ sữa mẹ nhằm giảm bớt cơn đau vú nhưng không nên làm trống ngực hoàn toàn. Nếu mẹ hút vắt quá nhiều sữa thì ngực mẹ sẽ bị kích thích càng làm tăng số lượng sữa.

- Mẹ có thể trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác để có thể làm giảm nguồn sữa của mẹ. Nhưng hãy cẩn thận đừng giảm lượng sữa của mẹ quá nhiều và đột ngột dễ dẫn tới tình trạng mất sữa, ít sữa.

- Mẹ có thể cho con bú ở tư thế nghiêng giúp kiểm soát tốc độ dòng chảy sữa mẹ hiệu quả hơn, tránh việc tia sữa phun ra quá nhanh và mạnh vào miệng em bé làm bé dễ bị sặc, nghẹn.

- Cho bé bú từ cùng một vú trong một vài lần ăn liên tiếp. Cho bé bú một vú trong nhiều lần ăn sẽ giảm đi một số kích thích mà vú bên còn lại sẽ nhận được. Giảm kích thích có thể giúp hạn chế lượng sữa của mẹ tiết ra từ từ.

Mong rằng qua những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao, bạn Hoa và Dung đã hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và có biện pháp xử lý phù hợp, để việc cho con bú không còn gặp quá nhiều khó khăn, cả mẹ và bé cùng vui khỏe. Chúc 2 bạn sẽ luôn mạnh khỏe và hạn chế tình trạng tiết quá nhiều sữa của mình nhé!

Dược sỹ: Mai Anh

Video liên quan

Chủ Đề