Làm việc ở Kho bạc Nhà nước như thế nào

Kho bạc nhà nước là cơ quan nào? Chức năng và nhiệm vụ

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.25.25.11

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước.Vậy chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là gì?

Căn cứ pháp lý:

Luật Ngân sách nhà nước 2015

Quyết định26/2015/QĐ-TTg

1.Vị trí của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

2.Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

+ Soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật về quảnlíquĩngân sách Nhà nước, các văn bản qui phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.

+ QuảnlíquĩNgân sách Nhà nướcvà cácquĩtài chính côngkhác bao gồm;

Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước.

Thực hiện việc thu, nộp vàoquĩNgân sách Nhà nướcvà thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo qui định của LuậtNgân sách Nhà nướcvà của cấp có thẩm quyền.

Thực hiện chiNgân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chiNgân sách Nhà nướctheo qui định của pháp luật.

Quảnlíkiểm soát và thực hiện nhập, xuất cácquĩtài chính côngvà các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu,kícược,kíquĩtheo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quảnlícác tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quảnlítiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

Mở tài khoản tiền gửi [cókìhạn và không cókìhạn] tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thưương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.

Tổ chức quảnlíđiều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước tập trung thống nhất trong toàn hệ thốngKho bạc Nhà nước, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả củaNgân sách Nhà nướcvà các đối tượng giao dịch khác.

Được sử dụng tồn ngânKho bạc Nhà nướctạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.

+ Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo qui định hoặc được uỷ thác.

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quảnlíhệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thốngKho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

Kho bạc Nhà nướcở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.

Kho bạc Nhà nướccác tỉnh, thành phố trực thuộctrung ươngtrực thuộcKho bạc Nhà nướctrung ương.

Kho bạc Nhà nướcquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộcKho bạc Nhà nướctỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

3.Cơ cấu tổ chức

Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:

+ Vụ Tổng hợp Pháp chế;

+ Vụ Kiểm soát chi;

+ Vụ Kho quỹ;

+ Vụ Hợp tác quốc tế;

+ Vụ Thanh tra Kiểm tra;

+ Vụ Tổ chức cán bộ;

+ Vụ Tài vụ Quản trị;

+ Văn phòng;

+ Cục Kế toán nhà nước;

+ Cục Quản lý ngân quỹ;

+ Cục Công nghệ thông tin;

+ Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;

+ Trường Nghiệp vụ Kho bạc;

+ Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

+ Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh] trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện] trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêmTổng cục hải quan là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.25.25.11

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC Pháp luật và cuộc sống

Tranh chấp hợp đồng tín dụng và các nguyên nhân phát sinh chủ yếu

Tranh chấp hợp đồng tín dụng và các nguyên nhân phát sinh chủ yếu là câu hỏi đặt chung cho nhiều đối tượng và nhất [...]

  • Hành nghề đấu giá viên cần đáp ứng quy định pháp luật nào?
  • Giao dịch mua bán có giá trị 20 triệu trở lên phải thanh toán chuyển khoản
  • Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ lao động

Những lỗi giao thông thường gặp đối với người điều khiển xe máy

Có rất nhiều lỗi vi phạm giao thông đường bộ dễ gặp phải nếu lái xe không chú ý. Trong bài viết này, LawKey sẽ cung cấp [...]

  • Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng hàng hóa
  • Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định hiện nay
  • Không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu? theo quy định năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề