Lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ 17 là

        Cuộc CMTS Anh giữa thế kỷ XVII là một cuộc tấn công vào thành trì của xã hội cũ để xây dựng chế độ xã hội mới’ lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho CNTB phát triển. CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ 2 trên thế giới sau CM Hà lan nhưng là cuộc CM  đầu tiên có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi toàn châu Âu và thế giới.

1. Nguyên nhân.

Đầu thế kỷ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

         Quang cảnh Luân Đôn thế kỉ XVIII

                    Buôn bán nô lệ da đen ở Anh - thế kỷ XVII

Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ vốn là quý tộc  đã chuyển huwongs kinh doanh theo lối TBCN đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công  nuôi cừu lấy long cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở thành tầng lớp quý tộc mới.

Chế độ PK với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và giáo hội Anh ngày càng cản trở sự  kinh doanh và làm giàu của của tư sản và quý tộc mới. Sác –lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời sống nhân dân hết sức cơ cực.

Đặc điểm tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến bảo thù ngày càng them gay gắt. Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ CMTS Anh.

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản anh xoay quanh vấn đề tài chính khi sác –lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Xcot –len ở miền Bắc. Quý tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoàn thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.

 2. Diễn biến

Tháng  8/1642, Sác- lơ I tuyên chiến với Quốc Hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.

Từ 1642 – 1648 là khoảng thời gian xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc Hội và nhà Vua.

Ban đầu, quân đội quốc Hội bị đánh bại vì lực lượng của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến.

Tuy nhiên, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, Ôlivơ Crôm – oen đã tiến hành cải cách quân đội. Ông tổ chức 1 đội quân gồm chủ yếu là nông dân,có kỷ luật, có tính chiến đấu cao, được gọi là “đội quân sườn sắt”  Từ đây, quân đội của Quốc hội bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1648,  quân đội của Crôm - oen đã đánh bại quân đội của Sác – lơ .Cuộc nội chiến kết thúc. Sác lơ I bị kết án tử hình.

Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng nhân dân, Sác – lơ I bị  xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô livơ C.rôm - oen đứng đầu. CM đạt tới đỉnh cao.


Mặc dù cách mạng đạt tới đỉnh cao nhưng mọi quyền hành đều thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân và binh lính không được hưởng quyền lợi gì nên tiếp tục đấu tranh đòi tự do.

Năm 1953, để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và TS Anh đã đưa C.rôm –oen lên làm Bảo hộ công. Chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

                                                              Ô.Crôm - oen [1599 - 1658]

 Năm 1658. C.rôm - oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng ko ổn định về chính trị. Quý tộc mới và tư sản lo sợ nhân dân nổi dậy đấu tranh nên chủ trương thỏa hiệp với lực lượng PK cũ để  lập lại chế độ quân chủ.

Năm 1688, QH đã tiến hành chính biến đưa Vin hem – Ô ran giơ [Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh] lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

3. Kết quả, ý nghĩa

CMTS Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc CMTS có ý nghĩa trọng đại trong thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ TBCN.

– Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế chủ nghĩa tư bản ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ… Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.

– Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ.

– Trong khi đó, chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản.

Diễn biến cách mạng tư sản Anh: [chia làm hai giai đoạn]

– Giai đoạn 1 [1642 – 1648]

* Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh [gồm phần lớn là quý tộc mới] nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

READ:  Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Pa-tơ-nốt? - Lịch Sử lớp 8

* Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

– Giai đoạn 2 [1649 – 1688]

* Ngày 30 – 1 – 1649, Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

* Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, còn nhân dân không có gì. Vì vậy họ tiếp tục đấu tranh.

* Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ [Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II] lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Cách mạng tư sản Anh kết thúc, đây là cuộc cách mạng không triệt để.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Anh:

– Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản.

– Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.

20 điểm

HuongLy

Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là A. Giai cấp tư sản B. Quý tộc mới C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản

D. Vua Sác-lơ I

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là: C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là liên minh giữa quý tộc mới và tư sản

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến những năm 70 của thế kỉ XIX, đời sống của công nhân trở nên khó khăn? A. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản. B. Xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang thắng thế. C. Nhiều công nhân phải tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Quá trình chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới.
  • Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì? A. Champa B. Chân Lạp C. Lan Xang. D. Phù Nam.
  • Giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người là A. Xã hội có giai cấp và nhà nước. B. Xã hội phong kiến. C. Xã hội nguyên thủy. D. Xã hội tư bản.
  • Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây? A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình D. Chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người
  • Ở khu vực châu Mĩ, nước nào không trải qua thời kì phong kiến ? A. Nước Ca-na-đa B. Nước Mĩ C. Nước Mê-hi-cô D. Nước Bra-xin
  • Điểm tiến bộ nào của bản Tuyên ngôn độc lập Mĩ đã và đang được nhân loại kế thừa và phát huy đến ngày nay? A. Khẳng định quyền dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm B. Đề cao vai trò của người phụ nữa C. Khẳng định đề cao quyền con người là những quyền bất khả xâm phạm D. Đề cao quyền tư hữu
  • Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước Việt Nam trong cách đây khoảng 5000 – 6000 năm là A. săn bắn, hái lượm B. săn bắn, hái lượm, đánh cá C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả D. nông nghiệp trồng lúa.
  • Ma-gien-lan nổi tiếng thế giới với chuyến thám hiểm A. lênh đênh trên Đại Tây Dương. B. đi vòng quanh thế giới. C. đi vòng qua cực Nam của châu Phi. D. đến bờ Tây Nam của Ấn Độ.
  • Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngoại thương Đại Việt từ thế kỉ X đến XV? A. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. B. Nhiều bến cảng được xây dựng để buôn bán với nước ngoài. C. Hình thành các địa điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút. D. Thuyền bè nhiều nước đến họp chợ và mở chợ ngay trên thuyền.
  • Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến. D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề