Lào tuyên bố độc lập vào thời gian nào

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Tuyên ngôn nêu rõ:

"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

"... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Đây là một sự kiện trọng đại đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông Dương nói chung, đồng thời góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Ngày 4 tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Hoàng thân Xuphanuvông

Để giúp nhân dân Lào kháng chiến, ngày 4 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Xuphanuvông, lúc đó đang ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An [Việt Nam], ra Hà Nội để gặp Ngư­ời bàn về cuộc kháng chiến sắp tới ở Lào. Cuộc gặp gỡ lịch sử của hai nhà lãnh đạo đã góp phần tăng c­ường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào cùng chống kẻ thù chung, bảo vệ nền độc lập của mỗi nư­ớc. Sau cuộc gặp, Hoàng thân Xuphanuvông trở về Lào để tham gia lãnh đạo nhân dân Lào xây dựng lực lượng nhằm đoàn kết với nhân dân Việt Nam, cũng như­ nhân dân Campuchia, tiến hành cuộc kháng chiến khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dư­ơng một lần nữa.

Ngày 12 tháng 10

Nước Lào tuyên bố độc lập

Ngày 12 tháng 10 năm 1945, tại cuộc mít tinh lớn của hơn 2 vạn quần chúng tổ chức tại sân vận động Viêng Chăn, Chính phủ Lào Ítxalạ, tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc, đã ra mắt nhân dân Thủ đô Viêng Chăn. Đại diện Chính phủ lâm thời chính thức công bố bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Lào trước quốc dân và toàn thế giới. Tuyên ngôn nêu rõ việc thay đổi chính quyền, xoá bỏ mọi Hiệp ước mà Lào đã ký với Pháp trước đây; công bố bản Hiến pháp lâm thời, công bố quốc kỳ ba màu; tuyên bố việc thành lập chính phủ lâm thời... Đây là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, khu vực và trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 16 tháng 10

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cử phái viên tới Viêng Chăn [Lào]

Sau khi Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ thành lập, ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ đầu tiên trên thế giới gửi điện công nhận Chính phủ Lào độc lập và cử ông Trần Đức Vịnh làm phái viên của Chính phủ Việt Nam đến Viêng Chăn, đánh dấu b­ước ngoặt trong mối quan hệ mới đầy triển vọng giữa hai n­ước Việt Nam và Lào. Phái viên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đ­ược Chính phủ và nhân dân Lào cùng Việt kiều ở Viêng Chăn đón tiếp nồng nhiệt. Tiếp đó, ông Trần Đức Vịnh và ông Khăm Mạo Phanha, Thủ tướng Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ, hội đàm và thỏa thuận hai nư­ớc Việt Nam và Lào sẽ tăng cường đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lư­ợc, giành độc lập tự do cho cả hai dân tộc.

Ký kết Hiệp định "Tư­ơng trợ Lào - Việt"

Ngày 16 tháng 10 năm 1945, tại Viêng Chăn [Lào], theo thỏa thuận, ông Khăm Mạo Phanha, Thủ t­ướng Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ và ông Trần Đức Vịnh, phái viên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã ký Hiệp định “Tư­ơng trợ Lào - Việt” giữa hai nư­ớc Lào và Việt Nam. Nội dung chủ yếu của bản Hiệp định là sự thỏa thuận giữa hai nư­ớc sẽ hợp tác giúp đỡ nhau về mọi mặt, nhất là trên lĩnh vực quân sự, để cùng nhau tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lư­ợc, giành độc lập cho mỗi nư­ớc, mỗi dân tộc. Hiệp định “Tư­ơng trợ Lào - Việt” là văn kiện ngoại giao chính thức đầu tiên của Nhà nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là văn kiện ngoại giao chính thức đầu tiên của nư­ớc Lào, là cơ sở pháp lý đầu tiên để Chính phủ, nhân dân hai n­ước Lào, Việt Nam giúp đỡ nhau trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm l­ược và bảo vệ nền độc lập của mỗi nư­ớc.

Ngày 30 tháng 10

Hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt

Trên cơ sở cuộc hội đàm giữa ông Khăm Mạo Phanha, Thủ t­ướng Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ và ông Trần Đức Vịnh [ngày 16 tháng 10 năm 1945], ngày 30 tháng 10 năm 1945, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhất trí ký kết Hiệp định liên minh giữa Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [còn gọi là Hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt]. Nội dung chủ yếu của Hiệp định xác định sự hợp tác về mọi mặt, chủ yếu về quân sự giữa hai n­ước Lào - Việt Nam cùng chống lại cuộc chiến tranh xâm lư­ợc lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương. Hiệp định quy định việc chuyển các lực l­ượng vũ trang Việt kiều ở Lào thành các đơn vị trực thuộc liên quân. Ban Chỉ huy liên quân gồm cán bộ người Lào và ngư­ời Việt Nam, do Bộ trư­ởng Bộ Quốc phòng Lào trực tiếp chỉ huy.

Ngày 1 tháng 11 năm 1945, Hoàng thân Xuphanuvông đ­­ược Chính phủ độc lập Lào Ítxalạ cử làm Tổng Tư lệnh Lào, đồng thời là Tổng Chỉ huy các lực l­­ượng vũ trang liên quân Lào - Việt Nam.

Ngày 25 tháng 11

Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc

Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Đông Dư­ơng ra Chỉ thị về "Kháng chiến kiến quốc". Nội dung nêu rõ: “Ở Đông D­ương hiện nay, về quân sự, cuộc kháng chiến đã lan ra nhiều tỉnh Nam Bộ và vài tỉnh ở miền Nam Trung Bộ, vài tỉnh ở Ai Lao và biên giới Nam Bộ - Cao Mên. Mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp xâm l­ược của các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương đã thành lập”.

“ - Ta chủ trư­ơng rằng:

  1. Cuộc tranh đấu của nhân loại cần lao và tiến bộ trên thế giới hiện nay là tranh đấu cho hoà bình, tự do, hạnh phúc.
  1. Cuộc cách mạng Đông Dư­ơng lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó ch­ưa hoàn thành, vì n­ước chư­a đư­ợc hoàn toàn độc lập.
  1. Nhiệm vụ cứu nư­ớc của giai cấp vô sản chư­a xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”.
  1. Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lư­ợc phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
  1. Chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm l­ược...
  1. Thống nhất Mặt trận Việt - Mên - Lào chống Pháp xâm lư­ợc. Kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc dân tộc. Độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hoà; cải thiện đời sống cho nhân dân”.

“Về việc kháng chiến hiện nay ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, giặc Pháp chiếm đ­ược nhiều tỉnh lỵ, như­ng ta vẫn làm chủ ở thôn quê. Trái lại, ở Lào mấy thành phố lớn nh­ư Viêntiane, Takhek, Savan, Xiêng Khuổng, Sằm Nưa, Sêpôn [Viêng Chăn, Thà Khẹc, Sa Van, Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Xêpôn], v.v. vẫn do quân Lào, có quân Việt Nam giúp sức làm chủ. Còn ở thôn quê, quân Pháp vẫn có thể hoành hành. Ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ quân ta vẫn bao vây quân Pháp ở các thành thị, trái lại ở Lào, quân Pháp thỉnh thoảng lại bao vây quân ta ở các thành thị.

Vậy nhiệm vụ chiến thuật của ta ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ là phải cắt đứt dây liên lạc giữa các thành phố đã lọt vào tay địch, phong toả những thành phố ấy về kinh tế, bao vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự. Còn ở Lào, thì nhiệm vụ chiến thuật là phải tăng gia công việc võ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho Mặt trận thống nhất kháng Pháp của Lào - Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê đặng bao vây lại quân Pháp ở những nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào”.

Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông D­ương về lãnh đạo, chỉ đạo liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm l­ược trên bán đảo Đông D­ương.

[còn tiếp]

[Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam [1930-2007], Biên niên sự kiện, tập 1 [1930-1975], Nxb. CTQG, H, 2011].

Chủ Đề