Lập bằng trình bấy về chương trình cải cách của Nguyễn Trường tộ

Nguyễn Trường Tộ [1828- 1871] sinh tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, theo đạo Thiên Chúa. Ông sinh ra và lớn lên khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đã hình thành và đang vươn lên khắp mọi nơi để xâm chiếm thuộc địa. Giữa thế kỷ XIX, những cuộc xâm lăng của thực dân phương Tây vào các nước phương Đông ngày càng được đẩy mạnh. Sự xâm lăng này đã đánh mạnh vào thành trì phong kiến của các nước phong kiến phương Đông, phá vỡ cấu trúc cũng như nền quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm.
 


Nguyễn Trường Tộ ngay từ nhỏ đã rất thông minh, khi còn đi học đã nổi tiếng về tài uyên bác [được mọi người gọi là “Trạng Tộ”]. Ông có một kiến thức Hán học rất phong phú. Trong thời gian đi học, ở đâu ông cũng được thầy khen giỏi. Ông là người rất chú trọng lối học thực dụng tìm hiểu những điều thực tế xung quanh. Trong học tập ông còn đóng thêm một cuốn sổ nhỏ để ghi chép những điều mới lạ khi tai nghe mắt thấy và những điều xung quanh, suy nghĩ của riêng mình. Nguyễn Trường Tộ không thích lối học văn chương khoa cử đương thời, đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến ông không dự một kỳ thi nào [mặt khác do ông là người công giáo nên không được dự thi] nhưng ông cũng học thuộc các kinh chuyện và viết văn rất hay.

Năm Ất Mão 1855, Giám mục người Pháp tên là Go- Chi- Ê [tên Việt Nam là Ngô Gia Hậu] mời ông dạy tiếng Hán cho chủng viện xã Đoài. Thấy Nguyễn Trường Tộ thông minh, giám mục người Pháp liền dạy cho ông chữ Pháp và một vài môn phổ thông. Có thể nói đây là lần đầu tiên Nguyễn Trường Tộ được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, cũng là cái mốc đánh dấu sự phát triển nhận thức của Nguyễn Trường Tộ đã vượt lên trên tư tưởng của các nhà nho đương thời. Đối với những môn học mới này, ông học rất tiến bộ, được giám mục người Pháp hết sức khen ngợi, cho ông đi thăm Hương Cảng, Singapo, Roma... Năm Mậu Tuất 1858, khi triều đình Huế ban lệnh “cấm đạo” gay gắt, giám mục người Pháp liền đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp và gửi ông lưu học ở Paris hơn 2 năm. Đây là thời gian Nguyễn Trường Tộ tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Thời gian hơn 2 năm ở Pháp đã giúp ông hiểu biết khá nhiều điều mới lạ, những cái hay cái đẹp của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đấy là xu hướng tất yếu lúc bấy giờ.

Với hoàn cảnh của bản thân như vậy, đồng thời dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố thời đại và dân tộc, Nguyễn Trường Tộ đã sớm hình thành trong mình tư tưởng cải cách duy tân đất nước. Với tấm lòng yêu nước thiết tha vủa mình, ông chỉ mong làm sao cho dân giàu nước mạnh, làm sao giữ được chủ quyền của dân tộc, tránh nguy cơ mất nước. Trước tình hình xã hội lúc bấy giờ càng làm cho ông nung nấu thêm tư tưởng duy tân đất nước.

Sau hơn 2 năm du học ở Pháp. Năm Tân Dậu 1861, Nguyễn Trường Tộ về đến Sài Gòn. Lúc này thực dân Pháp đã đánh chiếm Gia Định, ông bị bắt đưa vào làm phiên dịch cho chúng. Lúc đó, ông nhận thấy rằng, chúng ta chưa có đủ điều kiện, khả năng để chống Pháp, cho nên ông chủ trương muốn hòa với địch. Chính vì vậy mà ông mới làm việc cho Pháp. Ông muốn giúp triều đình, góp một phần trong việc giảng hòa. Việc làm trên đây của ông đã gây cho sự nghiệp chính trị những hậu quả tai hại. Triều đình nhà Nguyễn vốn đã nghi ngờ ông là người công giáo theo giặc, giờ đây nhà Nguyễn lại có cớ để nghi ngờ ông, tất nhiên khó mà tiếp thu ý kiến của ông sau này.

Trong thời gian ở Sài Gòn, ông nhận lời của hội truyền giáo đứng đốc công xây dựng nhà thờ và nhà tu kín ở Sài Gòn, sau đó ông trở về quê hương Nghệ An. Năm Giáp Tý 1864, Nguyễn Trường Tộ được một cơ quan nghiên cứu của Anh mời sang, nhưng do triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận nên ông không được đi.

Tháng 9 năm Bính Dần 1866, triều đình Huế sai Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Gô- Chi- Ê và đạo trưởng Nguyễn Điền sang Pháp để mược giáo sư, kỹ thuật gia và mua máy móc, sách vở... về lập một trường kỹ thuật theo lối phương Tây.

Trong thời gian ở Pháp, ông đã gửi cho triều đình một bản điều trần rất quan trọng và đầy đủ nhất của ông. Đó là bản “Tế cấp bát điều”, nội dung của bản điều trần này vô cùng phong phú. Nhưng lúc bấy giờ tình hình chiến sự của ta rất căng thẳng, quân Pháp đã mở rộng chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Trước tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn vô cùng hoang mang lo sợ và nghi ngờ lung tung, bèn ra lệnh triệu tập luôn cả phái đoàn của Nguyễn Trường Tộ đang ở Pháp về trước thời hạn, chính vì vậy mà việc mở trường kỹ nghi bị bỏ dở.

Tháng 4 năm Mậu Thìn 1868, Nguyễn Trường Tộ mạnh dạn dâng sớ xin triều đình đừng gửi sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại Nam Kỳ lục tỉnh nữa vì ông biết rằng làm như vậy sẽ tốn công vô ích. Ông cho rằng, thời cơ lấy lại Nam Kỳ lúc đó chưa có, ông đề nghị triều đình hãy chuẩn bị thời cơ để lấy lại nước và gấp rút duy tân thì hơn.

Cuối năm Canh Ngọ 1870, ông xin triều đình cho vào Nam để chuẩn bị một cuộc đột kích vào Gia Định, vì ông dự đoán nền đế chế thứ hai sẽ sụp đổ. Đây là lần đầu tiên, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ tách khỏi tư tưởng chủ hòa của mình. Ông cho rằng cách mạng Pháp sẽ bùng nổ và đề nghị triều đình phải nắm lấy thời cơ này để đoạt lại Nam Kỳ. Nhưng triều đình Huế, đứng đầu là vua Tự Đức, đã không biết nắm lấy thời cơ để chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp, thu hồi lại Nam Kỳ, mà ngược lại còn viết thư chia buồn với soái phủ Pháp ở Nam Kỳ. Còn vấn đề cải cách của Nguyễn Trường Tộ thì chỉ được thự hiện một vài chi tiết nhỏ, lặt vặt, không đủ để cứu vãn tình thế, nguy cơ mất nước. Trong năm 1871, Nguyễn Trường Tộ vẫn kiên trì gửi thêm các điều trần đề nghị cải cách duy tân đất nước, đề nghị mở cửa thông thương với nước ngoài. Cho đến ngày 10- 10- 1871, sau thời gian dài bị bệnh nặng [ung thư ruột], Nguyễn Trường Tộ đã qua đời ở tuổi 43, ông đã để lại những bản điều trần, những đề nghị cải cách dở dang chưa thực hiện được.

Mặc dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng với những vấn đề cải cách duy tân đất nước to lớn của mình, Nguyễn Trường Tộ đã có một vai trò rất quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Ông là một trong những người mở đầu cho xu hướng duy tân đất nước ở nước ta. Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có hệ thống và toàn diện, chứng tỏ một điều rằng, ông là người thiết tha yêu nước, có trình độ học vấn uyên thâm, có tư tưởng tiến bộ vượt lên trên tư tưởng phong kiến lạc hậu, cổ hủ lúc bấy giờ. Những đề nghị, cải cách của Nguyễn Trường Tộ gồm tất cả những mặt như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa- xã hội.

Vương Quốc Hoa

Nguyễn Trường Tộ. Ảnh tư liệu


1. Đề nghị cải cách về luật pháp

Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhà nước phải trị dân theo luật pháp. Ông nói “quan nhờ có luật mà cai trị được, dân nhờ có luật mới không ngang tàn trái phép, tất cả những việc trừng phạt đều căn cứ vào luật”. Ông còn nhấn mạnh các triều vua từ trước đến nay, giữ được nước, trị được dân cũng nhờ hiểu luật, ông đề nghị triều đình theo các nước phương Tây đặt một ngạch uan xử đoán các án kiện. Quan này chỉ có lên cấp chứ không được giáng cấp; vua và quan đại thần trong triều không được giáng cấp họ. Vì có như vậy họ mới có được tự do giữ luật. Không bị ai khống chế, tất cả mọi việc xử phạt đều do họ. Vua muốn xử ai cũng phải qua tay họ, như thế mới công bằng và giữ được đức “nhân ái của vua”. Ông nói vua quan không can dự vào việc ngũ hình để tỏ ra đạo nhân ái. Như chế độ cổ xưa, vua có 3 việc ân xá [ một là trẻ con, hai là bà già, ba là người ngu dại] vậy là người nào có tội phải giết, đó là quốc dân giết chứ không phải vua giết].

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cho mở khoa Luật học để cho quan lại và dân hiểu được luật. Ông nói “ Bất luận quan hay dân đều được học, học luật nước và luật mới thêm vào từ đời Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia. Trong đó cũng nói rõ về Tam Cương Ngũ Thường cho đến chính sự của sáu bộ”. Ông nêu rõ tầm quan trọng của việc mở khoa luật học. Ông đã đề nghị với triều đình “tất cả những người vào thi, trước hết buộc phải thi khoa luật và các khoa thực dụng hiện thời”.

Nguyễn Trường Tộ thì việc cải cách luật pháp và mở khoa Luật học là muốn xóa bỏ những tệ đoan trong xã hội. Việc cải cách của ông muốn cho quan và dân hiểu luật. Từ đó lấy luật pháp mà cai trị thì trong nước sẽ hết những tệ đoan. Luật pháp cũng không hẳn như Nguyễn Trường Tộ nói bởi vì nếu chỉ dùng pháp trị mà không giáo dục thì chỉ làm cho nhân dân thêm oán giận mà thôi.

2. Đề nghị chấn chỉnh lại bộ máy quan lại

Nguyễn Trường Tộ cho rằng: có pháp luật để trị nước những cũng cần có người thực hiện tốt. Ông đã nêu lên tình trạng thối nát của bộ máy quan liêu nước ta và ông đề nghị phải chấn chỉnh bộ máy quan lại. Ông nói “Nếu triều đình tìm được người nào có thực tâm trong sạch, phái ra Bắc Kỳ điều tra, và vào Gia Định, giả định thường dân điều tra kín đáo, mới biết mấy lời của tôi không phải nói dối mà còn biết rõ phủ huyện nhiều tệ đoan hơn nữa, tôi không dám nói ra”. Cho nên trong bản “Tế cấp bát điều” ông để riêng một điều khoản “xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt quan lại và khóa sinh”. Nội dung của điều khoản này có đề cập đến mấy vấn đề chính đó là phải tăng cường cho bộ máy quan lại của triều đình, phải giảm bớt quan lại ở các phủ huyện, bỏ lệ ưu đãi khóa sinh. Những đề nghị trên của Nguyễn Trường Tộ nhằm sửa đổi một phần nào tình trạng bất lực, cồng kềnh, thối nát của bộ máy quan liêu phủ huyện. Ngoài những đề nghị cải cách trên, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị với triều đình vẽ bản đồ cương giới, cũng như điều tra dân số và làm thống kê về tất cả mọi mặt sinh hoạt của đất nước. Nếu làm tốt được những điều đó thì triều đình sẽ quản lý được đất nước một cách tốt nhất.

Nhưng cuối cùng, những đề nghị cải cách về chính trị của Nguyễn Trường Tộ cũng chỉ giới hạn ở chỗ chấn chỉnh lại chính quyền nhà nước bộ máy quan lại đương thời, để nhằm mục đích tăng cường quyền lực cho vua quan mà thôi. Tuy nhiên những đề nghị cải cách về chính trị của ông có những mặt tích cực như: Về quan niệm trung quân của Nguyễn Trường Tộ ít nhiều cố phảng phất màu sắc tư sản. Ông cho rằng vua cũng phải tuân theo pháp luật, mọi việc phải do dân bàn bạc, Nguyễn Trường Tộ cũng có ít nhiều tư tưởng bình đẳng, danh phận, nghề nghiệp nào cũng đáng quý và được hưởng thụ theo năng lực, đó cũng là một trong những tư tưởng tiến bộ chịu ảnh hưởng của nền dân chủ tư sản phương Tây. Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên được một số biện pháp tích cực để đẩy lùi tình trạng đó. Sự tiến bộ này của Nguyễn Trường Tộ ở đây là đã biết chống lại những tệ đoan của xã hội nước ta lúc bấy giờ. Ông đã dám phê phán những tệ nạn sai trái của triều đình nhà Nguyễn. Ông cũng có những biện pháp tốt để quản lý đất đai. Tuy không phải là một nhà chính trị nhưng những đề nghị về cải cách của ông cho chúng ta thấy ông là người có kiến thức sâu rộng về thể chế nhà nước, về luật pháp, đó là những tư tưởng tiến bộ ảnh hưởng trực tiếp của của các nước tư bản phương Tây.

Đây là những mặt tích cực của Nguyễn Trường Tộ với đề nghị cải cách về chính trị, nhưng ngoài những mặt tích cực kể trên thì Nguyễn Trường Tộ xòn mang nặng tư tưởng trung quân, tư tưởng này là tuyệt đối và đôi khi còn quá mù quáng. Đó là nhược điểm tất nhiên của cuả Nguyễn Trường Tộ, do laaoj trường giai cấp và điều kiện lịch sử của thời đại ông chi phối. Tư tưởng này là sản phẩm của Nho giáo của nền quân chủ chuyên chế phương Đông. Theo Nguyễn Trường Tộ thì vua là thượng đế, là người có quyền hành tối cao, mọi quyền hành trong nước phải tập trung vào tay vua. Đó là sự biểu hiện của nền quân chủ chuyên chế đã lạc hậu, lỗi thời, là vật cản của bánh xe lịch sử. Đây là điểm hạn chế tất yếu của Nguyễn Trường Tộ cũng như các nhà Nho đương thời, họ chỉ biết trung thành tuyệt đối với vua mặc dù cho ông vua đó có ngu dốt, bạo ngược, có thể nói đây là tư tưởng “ngu trung”. Cho dù đã được đi ra nước ngoài, chịu ảnh hưởng, tiếp xúc của nền văn minh phương Tây, nhưng rốt cuộc Nguyễn Trường Tộ vẫn không thể nào vượt lên được cái tư tưởng trung quân đó. Chính tư tưởng này đã làm cho những cải cách về chính trị của ông bị hạn chế rất lớn.

Nguyễn Trường Tộ đã sai lầm khi cho rằng “vua quan là vốn của nước”, đây là một lập trường đứng trên nhân dân. Sai lầm này là do ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng “trọng vương khinh bá” của Nho giáo - tư tưởng chỉ coi trọng vua quan mà khinh nhân dân.

Chủ trương không có đấu tranh giai cấp của Nguyễn Trường Tộ là một tư tưởng sai lầm. Trong xã hội phong kiến nước ta lúc bấy giờ đầy rẫy những bất công, bất bình đẳng về giai cấp mà Nguyễn Trường Tộ lại cho rằng “mỗi bổn phận có một cái cao quý riêng” và “không nên đứng núi này trông núi nọ”, ông muốn điều hòa mâu thuẫn giai cấp bằng cách vỗ về, an ủi họ thực hiện đúng bổn phận của mình. Đấy là một điều không tưởng. Mặt khác Nguyễn Trường Tộ cũng sai lầm khi đánh giá nguyên nhân thối nát, tham ô của quan lại. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho quan lại tham ô là vì lương ít. Điều này chứng tỏ Nguyễn Trường Tộ không thấy được bản chất thối nát, phản động của quan lại. Họ tham ô không phải là lương ít, mà là do họ muốn làm giàu bằng cách vơ vét của cải của nhân dân. Đúng là triều đình vần phải tăng lương cho quan lại, nhưng tăng lương để tránh nạn tham ô như Nguyễn Trường Tộ thì chưa đúng.

Cái hạn chế của Nguyễn Trường Tộ chính là quá đề cao đến việc dùng luật pháp để cai trị. Ông cho rằng luật pháp là đạo đức. Điều này cũng không đúng, vì nếu cai trị bằng luật pháp khong thôi, điều gì cũng chiếu theo luật pháp thì đâu còn “một bồ cái lý bằng một tý cái tình” của dân tộc ta. Điều chủ yếu trước tiên là phải ban cho dân một số quyền lợi chính đáng, tại điều kiện cho họ thi hành pháp luật, nhưng Nguyễn Trường Tộ không đề cập đến nên những mặt hạn chế của ông về chính trị cũng là điều tất yếu.
 

Vương Quốc Hoa

Video liên quan

Chủ Đề