Lập dàn ý Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

3. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

a) Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

b) Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại

c) Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.

Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 

Tham khảo:

Đoạn văn 1:

Nhà tôi có một chiếc bình hoa rất đẹp. Nó cao khoảng chừng ba mươi phân, màu trắng như tuyết. Đây là một chiếc bình cổ loe được trang trí bởi hình chiếc lá xung quanh miệng rất sinh động. Đó là món quà mà bố đã phải sang tận Bát Tràng để mua về tặng mẹ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới của hai người. Hôm ấy, tôi đi học về sớm, cả nhà chưa có ai về. Tôi đang bực bội vì bài kiểm tra Toán hôm nay bị làm sai mất một câu, lỗi là do tôi chủ quan, không kiểm tra lại bài. Về đến nhà, tôi quăng chiếc cặp lên ghế với vẻ bực tức, nhưng thật không ngờ, chiếc quai cặp vướng vào bình hoa đang để trên bàn khiến nó rơi xuống đất. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà tôi thì không kịp trở tay. Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa hồng đỏ thẫm nằm la liệt trên mặt đất. Tôi quên béng mất nỗi bực tức vì bài kiểm tra mà thay vào đó là sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích chiếc bình này. Nó còn là quà kỉ niệm của bố mẹ. Tôi sẽ phải nói thể nào đây? Bần thần suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với bố mẹ thì bỗng con Mi - con mèo tam thể của nhà hàng xóm, đứng ngoài sân kêu lên "meo...meo...". Đầu tôi lóe lên một cái. Tôi nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ của cái bình, cẩn thận nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh vỡ cho vào chiếc túi bóng rồi vứt đi. Tôi vừa thu dọn xong thì mẹ về. Không cần mẹ hỏi, tôi đã kể lại câu chuyện và tất nhiên, lí do bình hoa bị vỡ là do con Mi ấy. Ánh mắt mẹ nhìn tôi buồn buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ để chiếc túi lên ghế rồi hỏi tôi có bị mảnh vỡ đâm vào tay hay không. Tôi bỗng thấy hối hận quá. Nhưng tôi không dám nói sự thật với mẹ. Vì tôi sợ đôi mắt buồn buồn kia của mẹ sẽ là vì tôi chứ không phải vì con mèo kia. Đến tận bây giờ, đó vẫn còn là chuyện tôi hối hận nhất, vì tôi vẫn chưa dám nói với mẹ sự thật là chính tôi đã làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất chứ không phải con mèo nhà hàng xóm.

Đoạn văn 2:

Tôi vừa đi đá bóng với đám bạn về thì bắt gặp một bà cụ đang chuẩn bị qua đường. Bà cụ cũng đã ngoài bảy mươi tuổi. Cụ gầy và cái lưng của cụ cũng đã hơi còng xuống. Làn da cụ đã nhăn nheo - những dấu hiệu của thời gian và tuổi tác. Cụ đứng bên đường một hồi lâu mà vẫn không bước chân xuống. Tôi nghĩ cụ đang chờ khi xe ít đi một chút hoặc nhờ ai đó dắt cụ qua. Nghĩ thế, tôi chạy lại, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của cụ, vui vẻ nói:

"Cụ ơi, để cháu dắt cụ qua đường. Cụ đi sang phía tay phải của cháu đi. Cụ bám chắc vào tay cháu không ngã cụ nhé!"

Bà cụ ngước đôi mắt già nua lên nhìn tôi, giọng nói cũng không giấu nổi niềm vui: "Ừ, ừ, thế cháu dắt bà sang đường với"

Tôi cần thận đỡ cụ đi xuống vạch trắng trên con đường tấp nập người qua lại. Đang là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại như mắc cửi, cứ một đoàn xe này đi qua, xe kia lại lao tới. Có những người không đủ kiên nhẫn còn bấm còi inh ỏi. Tôi và bà cụ đều nhăn mày vì tiếng còi xe đinh tai nhức óc ấy. Bà cụ nắm lấy cánh tay tôi, hai bà cháu đi chầm chậm sang bên đường. Sang đến đường bên kia, bà cụ vỗ vỗ cánh tay tôi rồi mỉm cười phúc hậu: 

"Cảm ơn cháu nhé, chàng trai nhỏ"

Tôi mỉm cười vẫy tay vơi bà cụ rồi đi về nhà mình. Con đường về nhà hôm nay sao tôi thấy nó đẹp quá!

Đoạn văn 3: 

Hôm nay là sinh nhật của em. Từ sáng sớm em đã thức dậy để cùng mẹ đi chợ mua đồ về để chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật. Hôm qua khi chia tay lũ bạn, em đã kịp mời chúng nó đến dự buổi sinh nhật của mình vào tối nay rồi. Tối hôm ấy, nhà em các bạn sang rất đông. Tiếng cười nói vui vẻ. Ai cũng cầm theo một món quà nho nhỏ và một tấm thiệp xinh xắn với những lời chúc đáng yêu dành cho em. Mấy đứa bạn ai cũng đến, chỉ thiếu mỗi Hải, thằng bạn thân nhất của em, vì nó vừa mới chuyển nhà đi hồi tháng trước. Mọi người đang vui vẻ thì nghe thấy tiếng của một người vang lên ngoài cổng. Hình như là gọi em. Em ra ngoài xem thì thấy một chú khoảng chừng 30 tuổi đang ôm một hộp quà to trên tay, khuôn mặt thì tươi cười. Chú nhìn em và nói:

"Cháu là A phải không? Có người gửi quà cho cháu. Nhận rồi kí vào đây giúp chú nhé!"

Đám bạn ở trong nhà cũng ra đứng đầy ngoài sân, trầm trồ vì món quà mà em đang ôm ở trong tay. Phải mất khá nhiều sức em mới bê được hộp quà to đuỳnh ấy vào trong nhà. Mọi người đều dừng lại với thắc mắc không hiểu ai tặng quà mà không đến, lại còn tặng món quà to thế kia nữa. Em cẩn thận mở món quà ấy ra, là một chú gấu bông to gần bằng người em, màu vàng với bộ lông rất mềm. Bên trong hộp quà là một tấm thiệp. Em mở ra đọc và đôi mắt thì đỏ hoe. Đó là món quà của Hải: "Chúc A sinh nhật vui vẻ, luôn xinh xắn và đáng yêu nhé. Tớ xin lỗi vì không dự bữa tiệc sinh nhật cùng với cậu được. Nên tớ gửi cậu món quà nhỏ này. Chúng mình mãi là bạn tốt nhé!". Tôi thấy rất vui vì Hải vẫn còn nhớ ngày sinh nhật của tôi và chắc chắn, chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau rồi!

Với đề bài này người viết cần tưởng tượng hoàn toàn về tình huống truyện. Người viết có thể gắn thêm cho lọ hoa một ý nghĩa tinh thần nào đó để tình huống truyện thêm hồi hộp tạo sự hấp dẫn (là kỉ vật của ông bà, là quà tặng rất quý của bạn bè bố mẹ, là đồ quý trong gia đình bạn / gia đình cô giáo,...). Tiếp đó, tưởng tượng về tình huống dẫn đến việc làm vỡ lọ hoa (lỡ tay làm rơi, không tập trung vào việc lau rửa lọ mà đánh vỡ, bất cẩn ham chơi nên làm rơi vỡ,...). Lọ hoa bị vỡ, những người xung quanh, đặc biệt là chủ nhân của lọ hoa đã phản ứng như thế nào (chú ý miêu tả những biến đổi về ngoại hình: gương mặt, đôi tay, giọng nói...)? Đặc biệt, sau sự việc đó, người viết cần rút ra cho mình một bài học có ích trong cuộc sống (về tính cẩn thận, về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò,...). 

1. Phân tích để


a) Nội dung trọng tâm:- Một lần em trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp;- Những suy nghĩ và bài học em rút ra được sau lần mắc lỗi ấy. 

b) Xác định các yếu tố cấu thành văn bản:

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.- Trình tự kể: từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ.- Các chi tiết chính:+ Tình huống làm vỡ lọ hoa.+ Thái độ của mọi người trước sự việc.+ Suy nghĩ và hành động của em khi sự việc xảy ra.Ngoài phương thức chính là kể, cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 

c) Phạm vi tư liệu:

- Thực tế cuộc sống;- Những châm ngôn, phương ngôn về việc mắc lỗi của con người. 

2. Dàn bài


a) Mở bài:- Thuở nhỏ, ai cũng có những lần bất cẩn mà làm rơi vỡ đồ đạc, đó có thể là những vật bình thường nhưng cũng có thể là những vật rất quý giá;- Em cũng đã có một lần làm vỡ lọ hoa rất đẹp của bà. 

b) Thân bài:

(1) Giới thiệu về lọ hoa:- Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ / thủy tinh quý / pha lê...- Lọ hoa là kỉ vật quý giá / quà tặng yêu thích của bà / mẹ..., được bà / mẹ... nâng niu gìn giữ từ lâu.- Ai cũng biết bà / mẹ... rất yêu quý lọ hoa nên mọi người đều hết sức cấn thận với lọ hoa ấy.(2) Tình huống em làm vỡ lọ hoa: lỡ làm rơi / không tập trung vào việc lau rửa lọ mà đánh vỡ / bất cẩn ham chơi nên làm rơi vỡ...(3) Thái độ của mọi người trước sự việc lọ hoa bị vỡ:- Bà / mẹ sững sờ, buồn bã, lượm nhặt những mảnh vỡ.- Em đã nói dối để được nhẹ tội.- Cả nhà lặng lẽ, bà không dùng bữa trưa / mẹ buồn...- Em dằn vặt, đau khổ vi lời nói dối của mình.(4) Việc sửa chữa sai lầm của em:- Em đến gặp bà / mẹ, thú thật mọi chuyện và xin bà / mẹ tha lỗi.- Bà / mẹ khen em đã biết nhận lỗi là rất ngoan. 

c) Kết bài:

- Em thấy thanh thản khi nói ra được lời thú lỗi của mình.

- Càng nghĩ về chiếc lọ và nhất là qua sự việc trên, em càng thấm thìa hơn về tình cảm gia đình.

Lập dàn ý Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp
Tả cảnh cánh đồng lúa vào mùa gặt (Ngữ văn - Lớp 8)

Lập dàn ý Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

2 trả lời

Chức năng của cụm tính từ (Ngữ văn - Lớp 6)

3 trả lời

Chức năng của cụm động từ (Ngữ văn - Lớp 6)

4 trả lời

Chức năng của cụm danh từ (Ngữ văn - Lớp 6)

6 trả lời

Chức năng của dấu câu là gì (Ngữ văn - Lớp 6)

3 trả lời