Liên hệ việc xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam là rất cần thiết trong công cuộc đổi mới. Đây là sự nghiệp của toàn dân, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc hình thành ý thức xã hội mới này được đặt trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và để có thể thành công xây dựng ý thức xã hội mới, toàn dân phải chung tay thực hiện.

Ý thức xã hội mới ở Việt Nam là gì?

Muốn xây dựng được ý thức xã hội mới, cả nước cần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế – văn hoá mới. Tất cả chúng ta đều không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học cách mạng. Đảng và Nhà nước sẽ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức xã hội mới. 

Sự phát triển ý thức xã hội của mỗi cá nhân sẽ bị chi phối bởi quan điểm tư tưởng của cộng đồng. Có nghĩa là chúng ta đều đang bị chi phối bởi ý thức xã hội chung. Vì thế nếu ý thức xã hội tiến bộ sẽ thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển cá nhân. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng ngược lại, ý thức cá nhân sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Nên nếu muốn xây dựng ý thức xã hội mới cần phải xây dựng với từng cá nhân trước tiên. 

Chúng ta có thể hiểu rằng ý thức xã hội mới hiện nay là các quan điểm, tư tưởng. Là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhưng trên thực tế ý thức xã hội mới được biểu hiện rất phong phú đa dạng. Nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và thói quen phong tục tập quán. 

Những điều cần lưu ý khi xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Là sự nghiệp của toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định bản chất của xã hội mới chính là xã hội dân chủ:

“Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”

Tư tưởng quyền hành và lực lượng đều là của dân đã cơ bản khẳng định chủ thể tích cực. Và đây cũng là đối tượng phục vụ chính của xã hội mới chính là người dân. Những biểu hiện của thức xã hội mới sẽ phản ánh lợi ích của nhân dân và chính do họ xây dựng. Vì thế nên sự nghiệp đổi mới ý thức xã hội sẽ không thể thành công nếu thiếu nhân dân. Chúng ta đều cần tham gia vào công cuộc xây dựng văn hoá mới, bảo tồn giá trị truyền thống. Có thể kế thừa những cái tốt, chọn lọc loại bỏ những thói hư tật xấu, chống sự xuyên tạc. Góp phần khiến cho những âm mưu của các thế lực thù địch không thể thành công được

Bên cạnh đó vai trò to lớn của Đảng Cộng sản trong việc xây dựng ý thức xã hội mới là không thể phủ nhận. Đây chính đội tiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàn dân tộc. 

Xây dựng và phát triển nền văn hóa mới

Công cuộc xây dựng ý thức xã hội mới cần dựa trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng. Và phát triển nền văn hóa hòa nhập văn minh nhân loại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này sẽ làm cho văn hoá thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển. Và đây cũng dễ dàng trở thành nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam.

Xây dựng ý thức xã hội mới cùng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng ý thức xã hội mới gắn với tăng cường lý luận. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam. Trong tất cả nhận thức và hành động của toàn Đảng và nhân dân chúng ta hiện nay.

Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”

Yếu tố cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội hiện nay chính là ý thức xã hội mới. Nó không hình thành một cách tự phát mà được chủ động nhận thức, xây dựng và truyền bá. Điều này đã trở thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, là động lực tinh thần. Nên cần thiết phải xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu. 

Việc chống những biểu hiện cản trở sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới cũng rất cần thiết. Cần tập trung vào việc khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, dao động lý tưởng. Những biểu hiện phủ nhận thành quả cách mạng nước nhà và giá trị truyền thống của dân tộc. Từ những biểu hiện đó sẽ có hiện tượng không thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng. Thậm chí là có ý thức mất cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn chia rẽ của thù địch. 

Việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay cần sự chung tay của tất cả chúng ta. Mong rằng những chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này của toàn Đảng, toàn dân. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và tìm hiểu về ý thức xã hội nhé.

[TGAG]- Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng... của xã hội mới mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ý thức xã hội mới đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tư tưởng, nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cả thói quen, phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay. Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định hướng lớn trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một số điều cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về bản chất, xã hội mới là xã hội dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

Nước ta là nước dân chủ


Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.Đây là tư tưởng cơ bản khẳng định chủ thể tích cực cũng là đối tượng phục vụ chính của xã hội mới. Ý thức xã hội mới phản ánh lợi ích của nhân dân và chính do nhân dân xây dựng. Tinh thần này được thể hiện trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong các chính sách cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh lợi ích của nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng, tuyên truyền, quảng bá, phát triển ý thức xã hội mới.Để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải đổi mới, tự chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu mà trước hết là bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng.

Thứ hai, xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội.

Sự phát triển xã hội không chỉ có đời sống vật chất, mà còn có đời sống tinh thần. Đó là hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động tương hỗ có thể làm giàu, phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển. Bên cạnh kinh tế, văn hóa luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Đảng ta đề cập đến từ rất sớm, được phản ánh trong Đề cương văn hóa Việt Nam [năm 1943], trong các văn kiện sau đó của Đảng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII [1991], Đảng ta chỉ rõ, xã hội mà chúng ta xây dựng là xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mốc đánh giá sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hóa của Đảng thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII] Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong Văn kiện này, Đảng ta đã khẳng định: trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, chúng ta không chỉ chú ý giữ gìn, kế thừa những giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn phải chú trọng tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Thứ ba, xây dựng ý thức xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân.

Bài học đầu tiên từ 5 bài học mà Đảng ta đã rút ra sau 20 năm đổi mới là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây không phải là mới, bởi tinh thần này đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ những ngày đầu cách mạng. Năm 1939, khi đưa ra quan điểm của mình về đường lối của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ [1936-1939], Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải tổ chức học tập để có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho các đảng viên”. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi vào giai đoạn quyết định, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Người đã khẳng định: “Học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, tổ chức - là những việc cần thiết của Đảng”. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, trong Diễn văn khai mạc, một lần nữa, Người khẳng định: “Chúng ta phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng”. Vấn đề này tiếp tục được Đảng ta khẳng định qua các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nó được coi là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bởi lẽ, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng, đảng viên còn phải có phẩm chất chính trị tốt, kiên định lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Do vậy, xây dựng ý thức xã hội mới cần tiếp tục tăng cường hoạt động lý luận, nghiên cứu sâu rộng và có những bổ sung về lý luận để làm phong phú kho tàng tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới.

Thứ tư, xây dựng ý thức xã hội mới cần ý thức sâu sắc sự kết hợp chặt chẽ  giữa “xây” và “chống”.

Ý thức xã hội mới là cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội mới; nó không hình thành một cách tự phát mà trong lòng xã hội cũ; nó cần được chủ động nhận thức, xây dựng, truyền bá thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, thành động lực tinh thần của con người trong quá trình xây dựng xã hội mới. Vì vậy, cần xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng ý thức xã hội mới, cần chống những biểu hiện cản trở sự nghiệp xây dựng đó. Về hệ tư tưởng, đó là việc tập trung khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chính khóa IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thường xuyên chỉ đạo uốn nắn những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cá nhân, những biểu hiện cơ hội, thực dụng, bè phái, cục bộ, phê phán bác bỏ các quan điểm sai trái thù địch, chủ động đối phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và nhân quyền chống phá cách mạng nước ta”. Không dừng ở gốc độ hệ tư tưởng trong tâm lý xã hội cũng cần có những biểu hiện phải khắc phục. Hiện nay, chúng ta cần khắc phục những biểu hiện tâm lý vốn được coi là hậu quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp - tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, xin cho, đối phó; khắc phục tâm lý của nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ lâu dài của lịch sử và hiện nay vẫn còn tồn tại tâm lý lạc hậu, kinh nghiệm chủ nghĩa, tùy tiện, đố kỵ, coi thường pháp luật và cả những tâm lý vốn khá phổ biến ở những nước chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, như tâm lý trọng nam khinh nữ, tâm lý gia trưởng... Đặc biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những tâm lý này còn có nhiều biểu hiện, biến tướng và gây hậu quả nặng nề, biến họ thành những kẻ cơ hội, cá nhân chủ nghĩa... Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình lâu dài, phức tạp, để có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hóa mới, con người mới.

Hai là, không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới.

Ba là, tăng cường công tác tư tưởng phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.

Bốn là, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ động, tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

P.TTCTTG

____________
[Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương]

Video liên quan

Chủ Đề