Liệt dây thanh quản cách điều trị dẫn gian

Liệt dây thanh quản là hiện tượng thanh quản không đảm nhiệm được chức năng nói, thở và bảo vệ đường thở ở các mức độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây nên. Các phương pháp điều trị Liệt dây thanh quản

1. Nguyên nhân Liệt dây thanh quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây Liệt dây thanh quản trong đó có tổn thương dây thanh sau phẫu thuật. Các nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương cổ và ngực
  • Đột quỵ
  • U ác tính hoặc lành tính gây chèn ép cơ, sụn và Thần kinh chi phối thanh quản gây liệt
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh lý Thần kinh như: Parkinson gây yếu dây thanh

Liệt dây thanh quản có hai nhóm nguyên nhân là do thần kinh và liệt cơ. Liệt do thần kinh chiếm đa số các trường hợp vì dây thần kinh điều khiển vận động thanh quản dài, chạy từ nền sọ đến trung thất và từ trung thất lên cổ. Trên đường đi, dây thần kinh thanh quản liên quan chặt chẽ với nhiều cấu trúc lân cận của vùng ngực và cổ, chính vì thế tổn thương của các cấu trúc này sẽ ảnh hưởng tới thần kinh thanh quản.

Đột quỵ có thể là nguyên nhân gây liệt dây thanh quản

Khi thần kinh vận động thanh quản bị liệt đồng nghĩa với việc một nửa thanh quản bị mất vận động. Dây thần kinh bên trái hay bị liệt hơn bên phải [gọi là liệt dây thanh quản trái] do dây bên trái liên quan nhiều với các bộ phận trong lồng ngực hơn như tâm nhĩ trái và quai động mạch chủ.

Các triệu chứng của liệt dây thanh quản bảo gồm:

  • Bệnh nhân mất tiếng đột ngột, sau vài hôm bệnh nhân lại nói được nhưng tiếng nói bị thay đổi: Không to, mất âm sắc hoặc giọng đôi. Dần dần tiếng nói sẽ hồi phục trở lại gần như bình thường nhờ dây thần kinh thanh quản bên đối diện làm việc bù.
  • Khám thanh quản thấy hai dây thanh khép không kín, dây thanh và sụn phễu một bên giảm hoặc mất di động, dây thanh bên không vận động mất trương lực và phất phơ theo hơi thở.
  • Liệt thần kinh vận động thanh quản có thể xuất hiện cả hai bên dây thanh, trường hợp này rất hiếm và bắt đầu bằng khó thở đột ngột do liệt cơ mở thanh quản, không cho không khí vào phổi, sau đó cơ khép cũng bị liệt, hai dây thanh trở về tư thế trung gian.

Liệt dây thanh quản có thể khiến người bênh đột nhiên mất tiếng

  • Lúc này bệnh nhân hết khó thở nhưng lại không nói được. Bệnh nhân uống nước dễ bị sặc, Ho không ra tiếng. Soi thanh quản thấy hai dây thanh bị khép ở tư thế trung gian, nửa khép nửa mở mặc dù bệnh nhân đang thở hay phát âm.

Bệnh nhân mắc phải bệnh liệt dây thanh quản bị mất phản xạ bảo vệ phổi nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường Hô hấp dưới gây viêm phổi, áp – xe phổi.

3. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bị khàn giọng không rõ lí do trên 2 tuần hoặc nếu nhận thấy những thay đổi về giọng nói mà không có nguyên nhân rõ ràng. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

4. Nguy cơ mắc phải liệt dây thanh quản

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc liệt dây thanh quản như:

  • Từng làm phẫu thuật ở cổ họng hoặc ngực. Những người từng bị phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc ngực trên sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương dây thần kinh thanh quản. Trong một số phẫu thuật cho các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, việc đặt các ống để giúp bạn thở có thể gây tổn thương dây thanh quản.
  • Có các tình trạng sức khỏe thần kinh. Những người mắc một số bệnh thần kinh sẽ có nguy cơ phát triển liệt hoặc yếu dây thanh quản.

Việc điều trị liệt dây thanh quản có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như:

  • Các thủ thuật tác động chủ yếu vào vùng dưới cằm và cổ gáy bên liệt. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp chữa liệt dây thanh quản trái, phải.
  • Xoa bóp - bấm huyệt: Làm thư giãn cơ co thắt, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất, giảm mệt mỏi, tăng tiết chất nhờn, bôi trơn các dây thanh âm, và tiếp thêm độ đàn hồi và tính di động của các cơ bắp và dây chằng.
  • Xoa bóp giúp bệnh nhân thư giãn, làm giãn cơ thanh quản, cải thiện chất lượng âm thanh, giúp loại bỏ Tình trạng viêm do tích tụ của các chất thải trong cơ bắp, và tạo điều kiện sửa chữa tổn thương trong các cơ thanh quản.

Nếu tìm được nguyên nhân gây liệt dây thanh quản là do khối u vùng cổ hoặc trung thất... cần phải phẫu thuật lấy bỏ u và theo dõi sự phục hồi của dây thanh.

  • Cố định dây thanh: Một kim tiêm được chọc qua sụn giáp ở phía trước đường chếch, kim tiêm thứ hai được chọc ở vị trí dưới kim thứ nhất vài mm. Một sợi dây đơn được xuyên qua một kim và tạo thành một vòng quanh dây thanh. Nó được kéo ra ngoài dây thanh và được thắt lại ở mặt ngoài của sụn giáp.
  • Cắt dây thanh bằng laser: Dùng laser cắt dây thanh ở mức độ cơ và dây chằng tới gần đáy của buồng thanh quản. Nó vẫn tôn trọng được mép trước và mấu thanh của sụn phễu.
  • Cắt sụn phễu bằng đường nội thanh quản: Có thể tiến hành cắt sụn phễu qua đường mở sụn giáp, Nội soi hoặc laser
  • Cắt bán phần sau dây thanh qua soi treo vi phẫu.

Phẫu thuật có thể chữa khỏi tình trạng liệt dây thanh quản

6. Liệt dây thanh quản có nguy hiểm không?

Một số biến chứng nguy hiểm nếu bạn không điều trị liệt dây thanh quản như:

  • Nếu các triệu chứng liệt dây thanh quản cực kỳ nghiêm trọng, bạn có thể mắc các vấn đề về hô hấp đe dọa đến tính mạng.
  • Tình trạng liệt cũng khiến thức ăn hoặc nước uống di chuyển sang đường thở, khiến bạn bị nghẹt thở. Vấn đề này có thể dẫn đến viêm phổi nghiêm trọng.

7. Kiểm soát liệt dây thanh quản

Liệt dây thanh quản có thể khiến bạn khó chịu và bực bội vì ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Để quá trình điều trị thành công, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện ngữ âm trị liệu để biết cách tránh làm thanh quản tổn thương thêm.

Liệt dây thanh quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh giúp nhanh phục hồi. Những trường hợp này phải được sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Tổng hợp theo: Vinmec.com

Kết quả sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, nói được bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh trong đó có tổn thương dây thanh sau phẫu thuật. Các nguyên nhân khác như: chấn thương cổ và ngực; đột quỵ; u ác tính hoặc lành tính gây chèn ép cơ, sụn và thần kinh chi phối thanh quản gây liệt; nhiễm trùng; bệnh lý thần kinh như Parkinson gây yếu dây thanh. Liệt dây thanh có thể liệt một bên hoặc hai bên.

Cấu tạo của dây thanh gồm hai nếp cơ nằm ngay vị trí lối vào của đường thở. Khi phát âm, hai nếp cơ khép lại chạm nhau ở đường giữa, rung lên và tạo ra âm thanh. Trong thì nghỉ, hai dây thanh ở vị trí mở ra và lúc này bạn cơ thể thở vào được.

Nội soi thanh quản cho thấy liệt dây thanh quản bên trái.

Bệnh nhân ban đầu lúc tiếp nhận là sau phẫu thuật bướu vùng cổ, có các dấu hiệu và triệu chứng gồm: khó thở; khàn tiếng; thở có tiếng rít, khò khè; giảm cường độ âm thanh; sặc khi nuốt thức ăn đồ uống; thở nhanh khi nói.

Điều trị bằng xoa bóp - bấm huyệt và châm cứu

Các thủ thuật tác động chủ yếu vào vùng dưới cằm và cổ gáy bên liệt.

Xoa bóp - bấm huyệt: làm thư giãn cơ co thắt, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất, giảm mệt mỏi, tăng tiết chất nhờn, bôi trơn các dây thanh âm, và tiếp thêm độ đàn hồi và tính di động của các cơ bắp và dây chằng; làm bệnh nhân thư giãn, làm giãn cơ thanh quản, cải thiện chất lượng âm thanh, giúp loại bỏ tình trạng viêm do tích tụ của các chất thải trong cơ bắp, và tạo điều kiện sửa chữa tổn thương trong các cơ thanh quản. Xoa bóp trên vùng sụn giáp và các cơ xung quanh giúp làm giảm khoảng cách giữa các sụn nhẫn và sụn tuyến giáp để tạo thuận lợi cho sự phát âm của tiếng nói giọng cao, trong khi đó gián tiếp làm tăng chiều dài và trương lực cơ của các dây thanh âm. Xoa bóp - bấm huyệt trên vùng sụn phễu thanh quản rất tốt cho các dây thanh âm.

Thủ thuật: day, ấn, nhào cơ, rung cơ vùng cổ họng, trên sụn nhẫn, sụn giáp, vùng cổ bên liệt.

Chú ý day ấn các huyệt: Nhân nghênh, Phù đột, Thiên song, Liêm tuyền, Ế phong, Phong trì.

Điện châm kết hợp ôn châm các huyệt: Liêm tuyền: chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 thốn [ngước đầu lên tìm huyệt]; huyệt ngoại Kim tân: bên trái đường giữa của lưỡi.

Tập luyện các động tác Yoga - khí công

Động tác súc miệng kết hợp với đảo mắt qua lại và đánh răng:

Đưa một ngụm hơi vào miệng như một ngụm nước cho má phình lên rồi cho nó đảo từ má bên này sang má bên kia, kết hợp đảo mắt cùng một hướng, đồng thời đảo xong thì gõ răng 1 lần… Đảo từ 10 - 20 lần.

Động tác tróc lưỡi:

- Đưa lưỡi lên vòm họng và tróc lưỡi. Làm khoảng 10 - 20 lần.

- Muốn cho động tác này có tác dụng, bụng dưới phải tham gia vào việc tróc lưỡi làm cho nó kêu to. Để kiểm tra, đặt tay vào bụng dưới, mỗi lần tróc lưỡi bụng dưới chuyển động rất mạnh.

Chú ý: trong các động tác lưỡi, thường nước bọt trào ra, ngừng động tác và nuốt nước miếng cho mạnh để tăng cường tiêu hóa và làm thông tai.

Hiện nay, y học hiện đại rất tiến bộ và có nhiều phương pháp điều trị đối với liệt dây thanh từ tập luyện giọng nói cho tới phẫu thuật. Tuy nhiên, bằng các phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền, có thể điều trị bệnh này với ưu điểm là không can thiệp sâu, hạn chế gây tổn thương, an toàn và gần như không có tác dụng phụ.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ


Video liên quan

Chủ Đề