Lợi ích của công nghệ với trẻ em

Không còn là một kỹ năng dành riêng cho các nhà khoa học, kỹ sư hay chuyên viên công nghệ thông tin, rèn luyện kỹ năng lập trình là yêu cầu quan trọng mà mọi trẻ em cần học, như cách chúng ta chuẩn bị cho trẻ kỹ năng ngôn ngữ, số học và thể chất từ sớm.

Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng, trong đó các công nghệ đột phá như Internet vạn vật, thực tế ảo và thực tế tăng cường, robot và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách chúng ta sống, học, chơi, vận động và làm việc.

Đằng sau tất cả công nghệ này là các chức năng được lập trình. Đó là cách chúng ta giao tiếp với máy tính, xây dựng trang web, ứng dụng di động, trò chơi máy tính và hướng dẫn robot. IoT đã được tích hợp ngày càng nhiều vào nhà của chúng ta. Tivi và đồng hồ thông minh, quản lý và bảo mật nhà tự động chỉ là một số ví dụ trong đó IoT đã được sử dụng.

Rèn luyện kỹ năng lập trình là yêu cầu quan trọng mà mọi trẻ em cần học.

Theo Businesstech, công nghệ thay đổi nhanh chóng, trẻ em phải có khả năng thích nghi, nhanh trí và quan trọng nhất là chuẩn bị cho thế giới làm việc trong tương lai. Các bậc cha mẹ không am hiểu về công nghệ có thể sẽ thấy lo ngại với điều này. Tuy vậy, có nhiều cách để giúp trẻ làm quen và học công nghệ sớm.

Làm quen với các ứng dụng lập trình trên điện thoại thông minh

Cách dễ nhất để bắt đầu là tải một số ứng dụng về thiết bị di động của trẻ nhỏ. Chơi các trò chơi trên smartphone là bước để khởi động quá trình tư duy lập trình. Học lập trình cũng giống như học cách nói, đọc và viết bằng một ngôn ngữ khác. Trẻ em rất giỏi học nhiều ngôn ngữ từ nhỏ nên việc dạy chúng lập trình cũng không phải là thách thức lớn với trẻ.

Bốn ứng dụng và phần mềm dưới đây được các chuyên gia cho rằng có thể giúp trẻ em làm quen với việc lập trình:

Scratch: một ngôn ngữ mã hóa miễn phí hiệu quả, được thiết kế dành riêng cho lứa tuổi 8 đến 16, có thể được sử dụng bởi mọi người ở mọi lứa tuổi.

Alice:Alice là một môi trường lập trình dựa trên khối giúp dễ dàng tạo hoạt hình, xây dựng các câu chuyện tương tác hoặc lập trình các trò chơi đơn giản trong 3D.

Microsoft Minecraft Education: một phiên bản giáo dục của Minecraft, trò chơi phổ biến với trẻ em trên toàn thế giới.

Roblox: phù hợp cho trẻ em từ 8 đến 14 tuổi.

Tham gia các lớp học công nghệ sớm

Một trong những kỹ năng mà trẻ em cần học được từ sớm là kỹ năng công dân số - khả năng thành thạo với môi trường số đang ngày càng phổ biến trong đời sống. Theo ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX, kỹ năng của một công dân số bao gồm:

Làm chủ máy tính: hiểu biết về các thành phần cấu thành máy tính, thành thạo những phần mềm cơ bản trên máy tính như Microsoft Word, Excel...

Công dân điện tử: Áp dụng thành thạo các công cụ trực tuyến, hệ thống dịch vụ trực tuyến, mạng xã hội như Google, Facebook, Youtube...

Xây dựng website và phần mềm đầu tiên: Tự xây dựng một website đơn giản và lập trình một phần mềm đơn giản có thể chạy được trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX cho biết, tại FUNiX, các kỹ năng trên thuộc chứng chỉ đầu tiên của chương trình học đại học bằng kỹ sư phần mềm - chứng chỉ công dân số. Ông Nam nhận định, trẻ em có thể theo học các kỹ năng này từ sớm, ngay ở lứa tuổi cấp hai để bắt đầu tạo nền tảng kiến thức về công nghệ.

Thiên Diệp [TheoBusinesstech]

Ra đời năm 2015, Đại học trực tuyến FUNiX thuộc hệ thống FPT Education hiện có hơn 3.000 sinh viên. Với phương thức học chủ động và ưu tiên hướng nghiệp, có sự dẫn dắt của đội ngũ mentor, FUNiX giúp các bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin ở mọi lứa tuổi sớm phát triển sở trường công nghệ. Nhiều sinh viên hiện là học sinh phổ thông, trẻ nhất là 12-13 tuổi. Tùy theo năng lực cá nhân, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học chỉ trong hai năm để lấy bằng đại học, nhiều người có việc làm sau hai học kỳ đầu.

Tìm hiểu về chương trình tuyển sinh của FUNiX tại đây.

Hiện nay vấn đề trẻ em dùng smartphone sớm là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong gia đình vì những ưu điểm và nhược điểm của smartphone mang lại.

Trẻ em dùng smartphone sớm có an toàn hay không?

Tiếp cận quá sớm với công nghệ hay những thiết bị điện tử một phần sẽ gây hại cho trẻ em, một phần mang lại một số lợi ích nhất định. Vậy có nên cho trẻ em dùng smartphone sớm hay không? Câu hỏi này đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

Trẻ em dùng smartphone – nên hay không nên?

Xã hội ngày càng phát triển những thiết bị điện tử công nghệ cao ngày càng trở nên tinh vi và thu hút ngay lập tức, người lớn còn thích, huống chi trẻ con. Theo nghiên cứu mới nhất từ Kaspersky phối hợp cùng tổ chức quốc tế B2B cho thấy, có 21% người dùng phải mất một khoản tiền hoặc thông tin quan trọng do hậu quả từ những hoạt động của con em họ trên mạng. 

Việc sử dụng thiết bị công nghệ sớm gây hại cho sức khỏe và tâm lý của trẻ

Về việc mất tiền cho những khoản tiền từ ứng dụng mà trẻ không biết và chấp nhận thanh toán chỉ là một phần lo ngại cho các bậc phụ huynh, điều lo ngại nhất là trẻ đã tiếp cận với những nội dung xấu mà người lớn không thể biết. Hoặc là trẻ dùng smartphone quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh như cận thị, trầm cảm, những bệnh liên quan đến não, giảm khả năng tưởng tượng và sáng tạo…

Thách thức đặt ra cho bố mẹ và các bậc phụ huynh

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ cao. Các thiết bị công nghệ cao sẽ đem lại hiệu quả rất lớn nhưng nó chỉ thật sự hiệu quả nếu như các bậc cha mẹ phụ huynh biết làm đúng cách. Trong khi nhiều bậc cha mẹ đã có thể dễ dàng nhận thấy tác dụng có lợi của việc giới hạn thời gian con trẻ sử dụng smartphone, nhiều bậc cha mẹ khác vẫn chưa thể nhìn ra vì sao họ nên làm như vậy.

Hãy chỉ cho trẻ dùng smartphone trong một thời gian nhất định

Theo một nghiên cứu có từ năm 2009 của tổ chức Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-18 tuổi đang tiếp xúc với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trung bình 7,5 tiếng/ngày. Trong khi đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ thì lại khuyến cáo thời gian nhìn vào màn hình trong một ngày không nên kéo dài quá 2 tiếng.

Trước khi quyết định cho các trẻ sử dụng đến smartphone, các bậc phụ huynh phải có những công cụ quản lý thời gian của trẻ đảm bảo sức khoẻ của trẻ tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là mắt và tâm lý của trẻ. Đồng thời, phải kiểm soát tất cả ứng dụng và chỉ cho trẻ vào các những ứng dụng đã được thiết lập sẵn. Điều này sẽ giúp kiểm soát trẻ tránh tiếp xúc với những website không lành mạnh. Chính bố mẹ hãy là người cho trẻ em dùng smartphone một cách khoa học và hợp lý nhất để phòng tránh triệt để những hệ lụy xấu.

Ngày nay, công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Mọi hoạt động của con người trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ rất lớn của các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên người dùng nên lựa chọn sử dụng những thiết bị công nghệ phù hợp với lứa tuổi của mình. Bởi lẽ, làm quen với công nghệ sớm tốt hay không đều dựa vào cách sử dụng của mỗi người. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của việc tiếp xúc sớm với công nghệ, bạn tham khảo nhé.

1. Lợi ích của việc làm quen với công nghệ sớm.

a] Mở mang kiến thức và tầm hiểu biết.

Các thiết bị điện tử được con người sử dụng sớm nhất và nhiều nhất trong cuộc sống. Có thể kể đến như tivi, tủ lạnh, loa đài, hoặc các thiết bị sử dụng trong gia đình. Ngoài ra, ngày nay các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop được sử dụng ngày càng phổ biến. Kể cả những trẻ em có độ tuổi từ 10 – 15 tuổi đã sở hữu các thiết bị thông minh. Rất phổ biến những trẻ em 2 – 5 tuổi đã làm quen với điện thoại di động, máy tính bảng hay laptop của bố mẹ.

Các thiết bị di động hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin bên ngoài xã hội. Điều này giúp những người trẻ mở mang nguồn kiến thức, xây dựng tư duy của mình. Một điều chắc chắn rằng những người được tiếp xúc sớm với internet thường có độ hiểu biết rộng hơn những người tiếp xúc muộn.

Ngoài ra, sự hấp dẫn và mới lạ của các thiết bị điện tử tạo cho trẻ em sự hứng thú để tìm tòi khám phá nhiều hơn, kích thích sự phát triển. Từ đó góp phần nuôi dưỡng trí tuệ của trẻ nhỏ.

b] Việc học tập trở nên hấp dẫn, thú vị hơn.

Ngày nay tại Việt Nam hầu như tất cả các trường học từ cấp tiểu học đã được trang bị các thiết bị máy tính, máy chiếu, tivi,…Ngoài ra một số trường học mầm non trên thế giới đã sử dụng Ipad vào chương trình giảng dạy.

Nhờ việc áp dụng những thiết bị công nghệ, những kiến thức học tập được truyền tải hấp dẫn, thu hút. Đồng thời nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ, khối lượng lớn kiến thức trên trường được các em học sinh ghi nhớ lâu hơn, nhanh hơn so với việc tiếp nạp kiến thức thông thường.

c] Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự thật rằng các thiết bị công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Nếu tiếp nhận những thông tin bổ ích, những điều tích cực được chia sẻ bởi mọi người xung quanh, đời sống tinh thần trở nên thú vị hơn. Bên cạnh đó nhờ việc tiếp thu những nguồn kiến thức sâu rộng ở bên ngoài, trí não có thể tư duy tốt hơn, dễ thích nghi hơn với những thiết bị tân tiến bên ngoài.

2. Tác động tiêu cực khi sử dụng công nghệ sớm.

a] Ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đây là điều mà tất cả mọi người đều lo ngại khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại di động. Kể cả người lớn và trẻ nhỏ khi sử dụng những thiết bị này với tần suất lớn và không đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến mắt và các bộ phận khác. Đặc biệt là trẻ nhỏ, khi đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển các chức năng.

Bên cạnh đó, trẻ em nên được hoạt động để phát triển các cơ quan như tay chân thay vì ngồi một chỗ quá lâu để sử dụng các thiết bị di động.

b] Bị tác động bởi những thông tin xấu từ internet.

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và đáng lo ngại nhất hiện nay khi các bậc phụ huynh cho con em sử dụng điện thoại di động có kết nối internet khi còn quá sớm. Bởi lẽ cha mẹ không thể kiểm soát hết hoàn toàn những thông tin không phù hợp tiếp cận với trẻ nhỏ.

Mỗi ngày trên các trang mạng xã hội có vô vàn những thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến tư duy của trẻ nhỏ. Đã rất nhiều trường hợp xấu xảy ra khi trẻ em học đòi theo những thứ trên mạng với sự tò mò, thích khám phá của bản thân.

Ngoài ra những thông tin xấu có thể gây nên sự phát triển lệch lạc trong tư duy, tính cách của trẻ nhỏ.

c] Giảm tương tác với mọi người xung quanh.

Trẻ em, trẻ vị thành niên là những đối tượng dễ bị sa đà vào những thú vui trên các nền tảng công nghệ. Rất nhiều bạn nhỏ cắm đầu vào các trò chơi, hoặc sa vào các hoạt động trên mạng xã hội mà quên đi những sự hiện diện trước mắt. Thay vì nói chuyện trực tiếp thì những đứa trẻ này có xu hướng nhắn tin qua điện thoại, laptop… Hoặc có thể chúng không màng đến việc giao tiếp với mọi người xung quanh, chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử.

d] Giảm kỹ năng giao tiếp.

Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người lo ngại. Đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Nhiều em nhỏ mải mê vào các thiết bị điện tử, không giao tiếp với các bạn bè xung quanh, dẫn đến những tình trạng khó giao tiếp, trở nên lạc lõng, cô độc, khó bắt nhịp với mọi người. Từ đó hình thành một lỗ hổng trong những kỹ năng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của trẻ.

Không thể chắc chắn rằng làm quen với công nghệ sớm là tốt hay là không. Từ những phân tích trên đây mỗi người nên có ý thức và suy nghĩ thông minh trong việc sử dụng công nghệ. Hãy sử dụng khi cần thiết và thật vừa phải, tránh việc lạm dụng quá đà.

Đặc biệt những bậc cha mẹ nên quan tâm con cái nhiều hơn. Vì một tương lai của trẻ nhỏ, người lớn nên kiểm soát những nội dung mà con trẻ tiếp xúc. Đồng thời hãy nên chủ động cập nhật những chương trình thú vị với trẻ nhỏ như khoa học, động vật,… để giúp trẻ mở rộng những kiến thức có ích. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh lưu ý chỉ nên cho trẻ sử dụng internet dưới 30 phút/ tuần để tránh trường hợp quá lạm dụng vào thiết bị công nghệ.

Video liên quan

Chủ Đề