Lợi ích và tác hại của việc chơi game online

164 triệu người Mỹ - tương đương với một nửa dân số Mỹ - chơi game. Một khảo sát khác cũng chỉ ra rằng chỉ 21% số game thủ đó ở độ tuổi dưới 18. [1] Ngày nay, chơi game được coi là một hình thức giải trí phổ biến, thậm chí chơi game còn trở thành một môn thể thao trong nhiều trường đại học. 

Tuy vậy, nếu bạn chơi game quá nhiều [nhiều hơn 10 tiếng/ngày] thì bạn có thể gặp nhiều hệ lụy xấu về sức khỏe như: giảm chú ý, ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc và nhận thức,... Để tìm hiểu thêm về những tác hại của việc chơi game đối với sức khỏe, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chơi game có thực sự gây hại đến sức khỏe của bạn không?

Công bằng mà nói, nếu bạn chơi game một cách hợp lý và khoa học thì chơi game sẽ thực sự là một trò giải trí lành mạnh. Chơi game giúp mọi người tương tác với nhau thông qua một cộng đồng ảo, người chơi có thể chia sẻ thông tin, chit chat và cùng hoàn thành các nhiệm vụ cùng nhau. 

Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta đang phải đối mặt với sự cô đơn, chơi game được coi là một phương tiện kết nối hữu hiệu giúp kết nối mọi người với nhau. Thông qua việc cùng chơi một trò chơi online, bạn có thể giao tiếp với cháu gái, anh/chị em họ, cô dì, chú bác... một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là điều mà nhiều người khó có thể đạt được nếu chỉ giao tiếp qua các phương thức giao tiếp truyền thống.

Chơi các thể loại game chiến thuật cũng giúp người chơi kiểm soát sự chú ý và tăng khả năng suy luận. Trong lĩnh vực y tế, việc chơi game được ứng dụng như một phương pháp giúp cải thiện khả năng thăng bằng ở những người mắc các bệnh thoái hóa. Chơi game cũng giúp thanh thiếu niên mắc chứng ADHD cải thiện khả năng tư duy. Ngoài ra, chơi game còn giúp các bác sĩ phẫu thuật rèn luyện các thao tác kỹ thuật phức tạp. [1]

Chơi game sẽ gây hại đến sức khỏe nếu người chơi dành quá nhiều thời gian vào game [nhiều hơn 10 tiếng/ngày] [Ảnh: Internet]

Vậy chơi game như thế nào thì sẽ gây hại đến sức khỏe? Chơi game sẽ gây hại đến sức khỏe nếu người chơi dành quá nhiều thời gian vào game [nhiều hơn 10 tiếng/ngày], không kiểm soát được việc chơi game và thời gian chơi game của mình. Họ thường chỉ quan tâm đến việc chơi game và bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học hành, làm việc bị trì trệ. Họ thậm chí còn quên ăn, bỏ qua việc vệ sinh cá nhân,...

5 tác hại của việc chơi game đối với sức khỏe

Nghiện dopamine

Khi bạn chơi game, bộ não của bạn sẽ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine [một loại hormone giúp tăng sự hưng phấn]. Chất này giúp điều chỉnh cảm giác thích thú từ các trò chơi điện tử. Khi chất dopamine được tiết ra, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ.

Chơi điện tử liên tục sẽ khiến não bạn tiết ra dopamine liên tục. Theo thời gian, não bộ của bạn sẽ quen với nguồn cung cấp dopamin ổn định này và các nơ ron thần kinh sẽ tích lũy yêu cầu giải phóng nhiều dopamin hơn nữa để khi chơi game bạn cảm thấy vui vẻ. Điều này ngăn cản bạn thưởng thức bất cứ thứ gì khác không kích thích như trò chơi điện tử.

Người nghiện game thường bị nghiện Dopamine - một loại hormone giúp tăng sự hưng phấn. [Ảnh: Internet]

Ngay cả khi bạn cố gắng từ bỏ game, tâm trí của bạn sẽ luôn bị thu hút bởi các hình thức giải trí tương tự khác ví dụ như xem Youtube hoặc sử dụng mạng xã hội liên tục. [2]

    Ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần

Những người nghiện game thường gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: luôn cảm thấy mất năng lượng, cơ thể mệt mỏi, nghỉ ngơi khó lại sức, bi quan, buồn chán, cô đơn, bất an; Dễ cảm thấy bực bội, cáu gắt; Mất hứng thú với các thú vui, sở thích khác; Rối loạn giấc ngủ, chán ăn; Cảm giác vô dụng, giống như người thừa,....

Nặng hơn có thể dễ đến các rối loạn tâm thần như: rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, có hành vi tự sát, lạm dụng bia rượu, chất kích thích và sử dụng các chất gây nghiện,...

Nghiện game cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mưu toan tự sát nếu người nghiện game bị trầm cảm. [2]

Những người nghiện game có thể mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, có hành vi tự sát. [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

Anxiety là gì? Những điều cần biết về các chứngAnxiety là gì? Những điều cần biết về các chứng bệnh tâm lý Anxiety Disorder bệnhAnxiety là gì?

Nghiện game có thể dẫn đến béo phì hoặc suy dinh dưỡng

Người nghiện game thường chơi game trong nhiều giờ liên tục dẫn đến việc thường xuyên quên ăn hoặc ăn vặt bằng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Do đó, người nghiện game thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng cao hơn so với người bình thường.

Mỏi mắt là một vấn đề phổ biến trong giới game thủ. Khi đọc sách, đôi mắt xác định được khoảng cách và biết phải phải trung vào đâu. Khi chơi game, đôi mắt phải hoạt động với cường độ lớn hơn rất nhiều so với khi đọc sách vì chúng phải tập trung vào những điểm ảnh thay đổi liên tục và không xác định được cần tập trung chính xác vào đâu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi mắt, mắt trở nên khó tập trung vào các vật thể khác ngay cả khi bạn không còn chơi game nữa.

Mỏi mắt là một vấn đề phổ biến trong giới game thủ. [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

Test mù màu là gì? Những điều cần biết về test mù màu

Một nghiên cứu được thực hiện trên các thanh thiếu niên ở Úc cho thấy: ngồi máy tính trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cơ xương đang phát triển của họ. Khi ngồi máy tính, cơ thể sẽ cố gắng đạt được vị trí ít tiêu tốn năng lượng nhất. Kết quả là, vai tròn và đầu của người chơi sẽ chúi về phía trước, lưng dưới cong và về lâu dài người chơi còn gặp thêm nhiều vấn đề khác về lưng và cổ. [2]

Đọc thêm:

Đau vai gáy cột sống có nên chơi bóng đá không?

Bạn có thể thấy, đa số các tác hại của việc chơi game chỉ xảy ra khi bạn lạm dụng, chơi game quá nhiều. Những vấn đề sức khỏe do game cũng chỉ xảy đến ra nếu bạn dành quá nhiều giờ ngồi ở một chỗ để chơi game. Do vậy, bạn hãy chơi game một cách khoa học, tạo nên sự khác biệt giữa chơi game để giải trí và nghiện game để kiểm soát cuộc sống bạn nhé.

7 lợi ích của việc chơi game không phải ai cũng biết

Nhiều người thường nghĩ chơi game là một hình thức giải trí vô bổ, tiêu tốn thời gian và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khoa học, chơi game một cách hợp lý có thể giúp bạn xả stress, kích thích phát triển trí não, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và luyện phản xạ mắt.

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 7 lợi ích bất ngờ của việc chơi game mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu nhé. 

7 lợi ích của việc chơi game mà bạn không ngờ tới

Chơi game một cách hợp lý có thể giúp bạn xả stress, kích thích phát triển trí não, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và luyện phản xạ mắt. [Ảnh: Internet]

Tăng cường trí nhớ

Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Đại học California năm 2015 chỉ ra rằng, chơi game không chỉ giúp bạn giải trí mà còn có thể thúc đẩy cách bộ não hình thành trí nhớ.

Càng về già, khả năng ghi nhớ của con người càng giảm đi. Tuy nhiên, ở những người thường xuyên chơi game 3D nhập vai với thời lượng khoảng nửa giờ mỗi ngày, khả năng ghi nhớ mọi thứ của họ lại tăng lên đáng kể. Bởi các trò 3D nhập vai thường đòi hỏi người chơi tập trung cao độ đến từng chi tiết, đây được coi là bài tập luyện tuyệt vời cho não của bạn.

Cải thiện thị lực

"Cứ cắm mặt vào màn hình cả ngày rồi kiểu gì cũng hại mắt cho mà xem!" Nếu bạn thường xuyên chơi game hoặc sử dụng điện thoại hàng ngày, có thể bạn đã nghe thấy những từ này. Thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Một nghiên cứu thực hiện năm 2009 chỉ ra rằng chơi game có thể giúp người chơi cải thiện thị lực tốt hơn.

Não bộ có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những biến đổi về màu sắc. Điều này giúp mọi người có thể lái xe vào ban đêm. Các game nhập vai thường có bối cảnh và màu sắc thay đổi liên tục, do đó giúp rèn luyện khả năng xử lý màu sắc của não bộ. Trên thực tế, chơi game hành động sẽ giúp mắt của những người vừa phẫu thuật mắt hoặc những người sử dụng kính điều chỉnh thị lực phục hồi nhanh hơn.

Chơi game điều độ giúp bạn cải thiện thị lực. [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

- Phân biệt cận thị và viễn thị bằng cách nào?

- Khi bị lẹo mắt nên ăn gì và kiêng gì?  

Giúp bạn học tính kiên trì và tăng cường khả năng làm việc nhóm

Bất kỳ trò chơi nào cũng đưa ra một số thử thách đòi hỏi người chơi phải vượt qua. Mỗi thử thách, dù khó hay dễ đều đòi hỏi người chơi phải có tính kiên trì, chiến lược tính toán tỉ mỉ, phối hợp ăn ý với đồng đội để chiến thắng trò chơi. Game càng khó thì độ hấp dẫn và tính lôi cuốn người chơi càng cao. Điều này giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và tăng khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm.

Khi đã có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chơi game, não bộ của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn. Khi chơi những lần tiếp theo, bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ trong game nhanh hơn. Chính sự rèn luyện này giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn và ứng dụng chúng trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Theo các nhà nghiên cứu, sự "tái tổ chức" này của não bộ đặc biệt có lợi đối với bệnh nhân Alzheimer.

Tăng tính quyết đoán

Chơi các thể loại game chiến thuật đòi hỏi người chơi phải đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, điều này tương tự như cách họ đưa ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Làm chủ được các thử thách trong game giúp người chơi cải thiện được kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp họ trở nên quyết đoán hơn.

Chơi game chiến thuật giúp bạn tăng tính quyết đoán. [Ảnh: Internet]

Giảm căng thẳng và bớt trầm cảm

Một nghiên cứu thực hiện bởi Phòng khám phản hồi sinh học của ECU chứng minh: Chơi game đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và giúp điều trị trầm cảm.

Chơi các game thông thường trong khoảng 20 phút giúp các bệnh nhân cảm thấy rộn ràng, thư giãn hơn. Các nhà khoa học giải thích đây là sự gia tăng khả năng thay đổi nhịp tim và nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm căng thẳng. Nó cũng giúp trái tim của người bệnh hoạt động ổn định hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng hoạt động của não khi chơi game giúp cải thiện tâm trạng của người chơi.

Theo tiến sĩ Carmen Russo Niello, giám đốc Phòng thí nghiệm Tâm sinh lý ECU và Phòng khám Phản hồi sinh học: Chơi game là một phương pháp hỗ trợ điều trị giảm stress và trầm cảm hiệu quả có thể thay thế cho một số phương pháp sử dụng thuốc.

Chơi game giúp bạn học tốt hơn

Ngoài mục đích giải trí, chơi game còn giúp người chơi cải thiện việc học ngoại ngữ. Một số game có phụ đề tiếng Anh đòi hỏi người chơi cần hiểu hết thuật ngữ, cốt truyện và nội dung game thì mới có thể chơi được. Chơi những game này hàng ngày giúp vốn từ vựng của người chơi tăng lên nhanh chóng. Người chơi cũng thường xuyên tiếp xúc với từ vựng trong game, điều này giúp họ ghi nhớ từ vựng tốt hơn và có thể vận dụng nó vào rất nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Bên cạnh đó, các nhà phát triển game còn lồng ghép một số kiến thức về lịch sử thế giới, nấu ăn, khoa học, kiến trúc, toán học vào trong game. Chơi những thể loại game này giúp người chơi mở rộng kiến thức, cải thiện khả năng đọc và trau dồi kỹ năng tính toán.

Sử dụng tay cầm chơi game giúp đôi tay bạn trở nên linh hoạt hơn. [Ảnh: Internet]

Giúp bạn trở nên khéo léo, linh hoạt hơn

Sử dụng tay cầm chơi game giúp đôi tay bạn trở nên linh hoạt hơn. Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu và một nhóm bác sĩ phẫu thuật cho kết quả: những người thường xuyên chơi game có đôi tay linh hoạt và ít mắc lỗi hơn 37% so với những người không chơi game. Đặc biệt, một số game còn được sử dụng như một phương pháp vật lý trị liệu giúp các nạn nhân đột quỵ lấy lại quyền kiểm soát bàn tay và cổ tay của họ.

Lạm dụng chơi game quá mức sẽ dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, cảm xúc và nhận thức của người chơi. Tuy nhiên, nếu bạn chơi một cách khoa học thì game lại đem đến rất nhiều lợi ích tích cực mà bạn không thể phủ nhận. Mong rằng với những chia sẻ về 7 lợi ích của việc chơi game này sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về game, hãy chơi game ở mức độ vừa phải để thấy game thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống của bạn nhé.

Tham khảo Gamehoust, Geico

Video liên quan

Chủ Đề