Luật phá sản ngân hàng năm 2023

TCDN -

Theo thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng việc phá sản ngân hàng với an toàn toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn với nền kinh tế.

Luật phá sản ngân hàng năm 2023

Thống đốc Lê Minh Hưng: Mong Quốc hội xem xét để có thể chi trả tiền gửi cao hơn mức 75 triệu đồng mỗi cá nhân hay tổ chức tín dụng để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền - Ảnh: LÊ THANH

Sáng 26-10, sau khi nghe các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng có giải trình một số nội dung quan trọng của dự án Luật này.

Chính phủ phê duyệt phá sản ngân hàng

Về phương án phá sản, Thống đốc cho rằng với vai trò là trung gian tài chính trong hoạt động cho vay và huy động, các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phải đối mặt với tình trạng rút tiền hàng loạt, đe dọa đến đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền.

Với phương án phá sản tổ chức tín dụng, thẩm quyền quyết định chủ trương phê duyệt phương án phá sản là của Chính phủ.

Còn chủ trương phá sản chỉ xem xét trên nguyên tắc là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt khi thực hiện không thành công phương án khác như phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và chuyển giao toàn bộ.

Khi xây dựng phương án phá sản, ông Hưng cho hay, theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phải đánh giá kỹ lưỡng việc phá sản đối với việc an toàn của toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn với toàn nền kinh tế cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Vì thế, theo ông Hưng, dự án luật đã bổ sung các quy định để cho phép Chính phủ áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như trật tự an toàn xã hội khi xử lý các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt để báo cáo Quốc hội tại cuộc họp gần nhất.

Mong Quốc hội xem xét để có quy định cụ thể hơn ở trong luật, trong đó có biện pháp có thể chi trả tiền gửi cao hơn mức 75 triệu đồng cho cá nhân hay tổ chức tín dụng để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, trong từng trường hợp đặc biệt, tùy thuộc vào điều kiện ngân sách và từng trường hợp cụ thể

Thống đốc Lê Minh Hưng

Cần có sự can thiệp của nhà nước để chấm dứt quyền cổ đông

Với phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng, theo ông Hưng, khi một tổ chức tín dụng đã quá yếu, vốn tự có và nguồn dự trữ cũng như vốn điều lệ đã âm thì bản chất là "đã lâm vào tình trạng phá sản".

"Khi họ đã không có khả năng tự phục hồi thì chúng ta phải có những biện pháp để xử lý", ông Hưng nói.

Thống đốc cho rằng khi ngân hàng đã ở vào tình trạng đó thì các cổ đông không hợp tác xử lý và điều đó sẽ càng làm cho ngân hàng thêm trầm trọng. Hệ quả là ngân hàng đó lâm vào thế bất ổn, gây nguy cơ cho an toàn hệ thống khi người gửi tiền sẽ đồng loạt rút tiền.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng cần phải có các quy định cho phép sự can thiệp của nhà nước để chấm dứt quyền cổ đông.

"Điều này là rất cần thiết và quy định này cũng cho phép nhà nước được chủ động xử lý những rủi ro tiềm ẩn để có thể bảo vệ lợi ích của người gửi tiền đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội", ông Hưng nói.

Theo Tuổi trẻ

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Trao đổi với Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho biết, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước rất mạnh mẽ và rõ ràng là sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Việc này cũng dựa trên cơ sở, pháp luật có nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền ở mức cao nhất.

Luật phá sản ngân hàng năm 2023

Ảnh: Nguồn Internet

Phóng viên: Thưa luật sư, với trường hợp rút tiền hàng loạt tại SCB vừa qua, ông có khuyến cáo gì với người gửi tiền?

Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi thấy rằng như một số vụ việc tương tự xảy ra trước đây, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước rất mạnh mẽ và rõ ràng là sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Do đó, người dân nên hết sức cân nhắc vì nếu rút tiền gửi trước hạn sẽ rất thiệt thòi, không những thế còn gây thêm phần khó khăn, thậm chí là nguy hiểm cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Khách hàng gửi tiền được pháp luật quy định với mức độ ưu tiên đảm bảo an toàn, bảo đảm khả năng chi trả, quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất từ Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Phá sản và các luật khác. Một ngân hàng đang hoạt động bình thường với quy mô lớn với tài sản nhiều và dư nợ cho vay lớn thì chỉ nhanh hay chậm sẽ thu hồi tiền về để trả cho người dân. Quan trọng hơn là thực tế nhiều năm nay, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước là dùng mọi biện pháp để hỗ trợ để bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, pháp luật quy định tương đối rõ ràng trong Luật các tổ chức tín dụng, khi một ngân hàng có khó khăn, có nguy cơ thì các ngân hàng khác có trách nhiệm cùng tham gia hỗ trợ. Với sự bảo đảm của pháp luật, của cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước, còn các ngân hàng khác vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ sẵn sàng cùng tham gia, hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn chung. Cho nên người dân có thể yên tâm dựa trên các cơ sở từ quy định pháp lý cho đến cơ chế chính trị, cơ sở thực tế giải quyết các vụ việc tương tự.

Phóng viên: Vậy pháp luật quy định cụ thể ra sao để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền?

Luật sư Trương Thanh Đức: Về cơ chế bảo đảm chung, Luật Các tổ chức tín dụng đã có tới 54 lần nhắc đến từ “an toàn” đối với các tổ chức tín dụng nói chung và đối với an toàn tiền gửi của khách hàng nói riêng.

Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng quy định như sau: Khi ngân hàng đang thực hiện phương án cơ cấu lại mà có nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản.

Khoản vay đặc biệt này được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của các ngân hàng (trong bối cảnh bình thường thì khoản nợ có tài sản bảo đảm được ưu tiên cao nhất). Như vậy, các ngân hàng thương mại có cơ sở yên tâm cho vay để hỗ trợ.

Phóng viên: Trong trường hợp ngân hàng thương mại không chi trả được tiền cho khách hàng thì quyền lợi của khách hàng được đảm bảo ra sao?

Luật sư Trương Thanh Đức: Quy định rõ ràng nhất để bảo vệ người gửi tiền là trong Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012. Theo đó, các tổ chức tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp ngân hàng thương mại không chi trả được cho người gửi tiền thì Bảo hiểm tiền gửi (tổ chức của Nhà nước) sẽ chi trả tiền bảo hiểm.

Luật Bảo hiểm tiền gửi chứa đựng một mục tiêu mong muốn là “bảo toàn tiền gửi”. Và trên thực tế, nó đã và đang được vận hành để bảo đảm an toàn và giữ vững sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, không chỉ dựa vào mỗi khoản bảo hiểm tiền gửi, mà việc chi trả còn được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác đã được chứng minh trên thực tế, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Như vậy, có thể nói xét về pháp luật trong bối cảnh thực tế, ngay cả trường hợp xấu nhất thì người gửi tiền sẽ được Nhà nước bảo đảm quyền lợi ở mức cao nhất.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!