Lương công nhất bao nhiêu?

Ngày 11/11/2022, sau nhiều lần thảo luận, Quốc hội đã thống nhất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức. Vậy lương cơ sở tăng bao nhiêu? Khi lương cơ sở tăng, lương công chức sẽ thế nào?

Lương công chức 2023 sẽ tăng từ thời điểm nào?

Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục bị lùi đến thời điểm thích hợp. Do đó, để tương quan giữa lương của khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước được cân bằng, các đại biểu đề xuất sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lương cơ sở cho các đối tượng này.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị đã có ý kiến đề xuất phương án tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng đã áp dụng từ 01/7/2019 đến nay. Và thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới là từ 01/7/2023.

Đến phiên họp ngày 11/11/2022 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023. Đồng thời, vì chưa cải cách tiền lương và chỉ tăng lương cơ sở nên lương công chức vẫn áp dụng theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì kéo theo đó lương công chức 2023 cũng tăng theo từ ngày 01/7/2023.

Bảng lương công chức 2023 khi lương cơ sở tăng thế nào?

Như phân tích ở trên, khi lương cơ sở của công chức tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì từ 01/7/2023, lương công chức vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Lương cơ sở + Phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm xã hội, công đoàn

Trong đó:

Hệ số lương của công chức vẫn đang thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các ngạch công chức loại A3 [gồm hai nhóm là A3.1, A3.2]; công chức loại A2, công chức loại A1, công chức loại A0, công chức loại B và công chức loại C [gồm C1, C2 và C3].

Với các ngạch nêu trên, hệ số lương cao nhất là 8,0 thuộc về công chức loại A3 nhóm 1 [Công chức A3.1] và hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc về công chức loại C nhóm 3 [C3].

Lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng [tăng khoảng 20,8% so với mức lương hiện hưởng].

Do đó, mức lương cao nhất của công chức sẽ là 14,4 triệu đồng/tháng [hiện nay mức lương cao nhất của công chức đang áp dụng là 11,92 triệu đồng/tháng]; lương thấp nhất của công chức sẽ là 2,43 triệu đồng/tháng [hiện nay, mức lương thấp nhất của công chức là khoảng 2,01 triệu đồng/tháng].

Đồng thời, công chức hiện đang hưởng phụ cấp theo hai cách tính:

- Phụ cấp tính theo lương cơ sở thông qua công thức:

Phụ cấp = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp được hưởng

Loại phụ cấp này gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động…

- Phụ cấp tính theo tỷ lệ % thông qua công thức:

Phụ cấp = [Lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

Loại công thức này gồm phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi nghề…

Dù phụ cấp được tính theo công thức nào thì khi lương cơ sở tăng cũng đồng thời kéo theo mức phụ cấp tăng.

Và mức tăng cũng tương đương với mức tăng của mức lương cơ sở đồng nghĩa lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng [tăng 20,8% so với hiện nay] thì lương công chức cũng sẽ tăng tương ứng [20,8%] so với mức lương đang hưởng hiện nay.

Lương luôn là vấn đề quan tâm của người lao động và doanh nghiệp. Tuy lương không phải là tất cả nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng đến người lao động. Một chính sách lương tốt không những giúp gia tăng năng suất doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp giữ được chân nhân tài. Hôm nay Link Power sẽ giúp bạn tổng hợp lại các hình thức trả lương hiện tại. 

1. Các hình thức trả lương:

a. Trả lương theo thời gian:

 Là việc chi trả lương theo thời gian làm việc của nhân viên. Thời gian có thể tính theo giờ, ngày, tuần, tháng.

Thực tế doanh nghiệp có có 2 cách tính lương cơ bản nhất:

Cách 1: 

Lương tháng = Lương+phụ cấp[nếu có]/ngày công chuẩn X Số ngày làm việc thực tế. 

Hoặc: Lương tháng -lương/lương ngày công chuẩn của tháng X số ngày nghỉ không lương. 

Ghi chú: Ngày công chuẩn là số ngày công hành chính trong tháng. Ví dụ như một công ty có quy định là làm từ thứ 2 đến thứ 6 nghỉ thứ 7 và chủ nhật. chúng ta xét tháng 4 có 8 ngày nghỉ nên có 22 ngày làm chính thức. Vậy số ngày công hành chính trong tháng là 22 ngày. 

Với cách tính lương theo thời gian người lao động sẽ không quá nhiều thắc mắc trong việc tính lương của mình. Bởi vì số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định. Nghỉ bao nhiêu ngày thì họ trừ bấy nhiêu tiền. Trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại, tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Cách 2:

Lương tháng= lương+phụ cấp[nếu có]/26 X số ngày công thực tế. 

Với cách tính này,  lương tháng không là một con số cố định vì ngày công chuẩn hằng tháng khác nhau. Có tháng sẽ có 24 công, 26 công hoặc 27 công vì có tháng có 28 ngày, có 29 ngày hoặc 31 ngày. 

Với hình thức trả lương này người lao động người lao động nên cân nhắc xem nghỉ phép không lương vào tháng nào phù hợp để cân bằng lại tiền lương và sinh hoạt phí. không những thế, doanh nghiệp cũng phần nào chịu ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và hoạt động kinh doanh do người lao động lựa chọn tháng có nhiều ngày công xin nghỉ phép. 

Ví dụ so sánh 2 cách tính lương: Một công nhân A đi làm cho nhà máy sản xuất với mức lương là 8tr. Tháng 4/2021 có 30 ngày, trong đó có 4 ngày chủ nhật và 26 ngày công. Bạn A đi làm đầy đủ 26 ngày

Cách 1:8.000.000/26X26=8.000.000 đồng 

Cách 2: Lương thỏa thuận là 8 triệu trên 26 ngày công 

Ví dụ tháng tháng 3 có 31 ngày và ngày công thực tế là 27 ngày

Vậy lương của A sẽ là :8.000.000/26X27=8.307.692 đồng 

Trong tháng 2 có 28 ngày nhưng có 4 ngày chủ nhật vậy số ngày làm việc thực tế là 24 ngày. Lương của A sẽ bằng 8.000.000/26X24=7.384.615 đồng

Tháng 2 A làm đủ công nhưng không được tính đủ lương. Hai cách cho ra hai kết quả khác nhau nên tùy vào tình hình của doanh nghiệp mà chọn cách tính cho phù hợp. 

b. Trả lương theo doanh thu:

Đây là hình thức trả lương dựa vào sự cố gắng của người lao động. Lương/ thưởng của người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/ thưởng doanh số của công ty. Cách này thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,…

Một vài cách trả lương như:

  • Trả lương/thưởng theo doanh số cá nhân
  • Trả lương/thưởng theo doanh số nhóm
  • Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

c. Trả lương khoán:

Đây là cách trả lương cho người lao động sau khi hoàn thành một khối lượng công việc đúng với chất lượng được giao và đúng thời gian. 

Lương= Mức lương khoán X tỉ lệ %hoàn thành công việc. 

Trong trường hợp này. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các hợp đồng giao khoán để làm việc và đưa ra mức thù lao phù hợp.

Sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

d. Trả lương theo sản phẩm:

Là trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm được làm ra. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động. Nó có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.

Lương = Số lượng sản phẩm * Đơn giá lương một sản phẩm 

Đa số các doanh nghiệp hiện nay sử dụng cách trả lương này để đáp ứng đúng với năng lực của người lao động.

2. Cách tính tiền lương nghỉ việc và các ngày lễ tết

a. Tiền lương nghỉ việc 

Trong trường hợp nghỉ việc do lỗi bên người lao động sẽ không được công ty trả khoản còn lại

Trong trường hợp lỗi do bên doanh nghiệp sẽ được chi trả lương theo quy định của hợp đồng lao động . 

Nếu vì lý do điện, nước, nguyên liệu sản xuất không do lỗi của người lao động hoặc do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, di dời địa điểm sản xuất, kinh doanh do yêu cầu của nhà nước thì các bên thỏa thuận theo những cách sau

Trong trường hợp người lao động ngừng việc dưới 14 ngày thì tiền lương ngừng việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định trong hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động ngừng làm việc trên 14 ngày thì tiền lương ngừng việc được 2 bên thỏa thuận để đảm bảo không thấp hơn tiền lương tối thiểu. 

>> Giảm 50% học phí khi đăng ký tham gia các khóa học nhân sự online tại Link Power. Thời gian khuyến mãi diễn ra từ ngày 20/12/2022-10/01/2023. Mội thông tin chi tiết truy cập TẠI ĐÂY.

b. Tiền thưởng cho các ngày nghỉ lễ

Theo điều 113 bộ luật lao động, người lao động làm việc đủ 12 tháng được hưởng ngày nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương từ 6-12 ngày [ tùy vào doanh nghiệp và tính chất công việc]

Theo điều 112 bộ luật lao động, người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Một số ngày lễ:

  • Lương tháng 13 
  • Tết âm lịch
  • Ngày 30/04 [ngày Giải Phóng]
  • Quốc tế lao động
  • Quốc khánh 
  • Giỗ tổ Hùng Vương

Tại điều 116 có quy định những ngày nghỉ có việc riêng nhưng vẫn hưởng lương đầy đủ. 

  • Kết hôn: 3 ngày
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: 1 ngày 
  • Cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng mất : 3 ngày

>> Tham khảo thêm: "Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương tháng 13"

3. Nguyên tắc trả lương

a. Kỳ hạn lương

Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc. Hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần

Còn người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

b. Nguyên tắc trả lương

Người lao động phải được trả trực tiếp, gián tiếp đúng hạn và đầy đủ.

Nếu không trả được đúng hạn phải trả ít nhất trước một tháng. Sau đó gửi cho người lao động thêm một khoản bằng với khoản lãi suất bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng được Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. 

Mỗi một doanh nghiệp có một hình thức trả lương khác nhau cho phù hợp với tính chất doanh nghiệp và tình hình kinh doanh. Tại một doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách trả lương khác nhau cho từng vị trí khác nhau để phù hợp và công bằng nhất với người lao động. Hiện tại nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách tính lương mới là lương 3P phương pháp này đang rất hiệu quả và đang dần phổ biến ở thị trường việt Nam.

Chủ Đề