Lương tt vùng 2023

© Bản quyền thuộc về Trung tâm Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân Dân.

Cơ quan chủ quản: Báo Nhân Dân; Giám đốc Vũ Duy Hưng.

Đường dây nóng: 0946 401.661 - 02413 756.756.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

[PLO]- Từ 1-7, mức lương tối thiểu của người lao động tăng bình quân 6%, từ 180.000 đồng - 260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 38/2022 ngày 12-6-2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Đối tượng áp dụng gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% [tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng] so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo bốn vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Nghị định nêu rõ việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau: Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất...

Nghị định cũng nêu rõ mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1-7-2022.

Chủ tịch Quốc hội: Cần bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023

[PLO]- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023, sau 3 năm chưa thực hiện được vì dịch COVID-19.

N.THẢO

Tăng lương cơ sở không ấn định thời gian là vào đầu năm hay giữa năm, nhưng lần này, nên điều chỉnh vào đầu năm 2023 để thuận lợi cho các kế hoạch tài chính. Hơn nữa, thời gian chờ đợi lương cơ sở tăng đã quá lâu. 

Tăng lương cơ sở phù hợp với nguyện vọng chung

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật [Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam] - nêu ý kiến với phóng viên Báo Lao Động khi được hỏi về việc điều chỉnh mức lương cơ sở - một vấn đề đang được bạn đọc rất quan tâm. 

Theo ông Quảng, thời gian qua, do dịch bệnh COVID-19 nên kế hoạch tăng lương cơ sở đã phải lùi lại. Hiện nay, đời sống công chức, việc chức gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua, Bộ Nội vụ cho hay, theo báo cáo của 28 cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. 

“Trước mắt, khi chưa tiến hành cải cách được chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì cần nâng mức lương cơ sở, vì mức lương này đã lâu rồi chưa được tăng, trong khi cuộc sống của nhiều công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn” - ông Quảng nói.   

Vẫn theo ông Quảng, hiện nay, dịch COVID-19 cơ bản đã được khống chế, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội có khởi sắc nên cần điều chỉnh mức lương cơ sở. Từ lần điều chỉnh lương cơ sở gần đây nhất đến nay, trượt giá cũng đã tăng khá cao, nên tiền lương thực tế của công chức, viên chức bị giảm sút. 

Ngoài ra, lương tối thiểu vùng áp dụng trong khu vực doanh nghiệp đã tăng trong thời gian qua [năm 2019 tăng lên 5,3% so với năm 2018; năm 2020 tăng lên 5,5% so với năm 2019; từ năm 2021 đến trước ngày 1.7.2022: Không điều chỉnh; tăng thêm 6%, điều chỉnh từ ngày 1.7.2022 đến ngày 31.12.2023], trong khi lương cơ sở áp dụng cho khu vực nhà nước chưa được tăng. Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ ngày 1.7.2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng. 

“Việc tăng lương cơ sở là phù hợp với nguyện vọng của đa số cán bộ, công chức, viên chức hiện nay” - ông Lê Đình Quảng bình luận.

Về mức đề xuất tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng [tương đương gần 20%], vị thành viên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia này cho biết, những lần trước, mức tăng lương cơ sở đều dưới 10%/lần điều chỉnh. Mức tăng đề xuất 20% này mới chỉ là mong muốn, còn Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng còn phải cân đối nguồn ngân sách. 

“Mức tăng như vậy mới chỉ giải quyết một phần khó khăn của đời sống công chức, viên chức” - ông Quảng nói.

Hệ số nên khác nhau theo khu vực

Nhiều viên chức khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động cũng mong muốn sớm được tăng lương cơ sở sau nhiều năm chưa tăng. 

Chị L.A - một giáo viên cấp II tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay, hiện chị có hệ số lương là 3,34, nhân với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, được gần 5 triệu đồng/tháng. Cộng với phụ cấp ưu đãi, thâm niên nghề, chị được 7,2 triệu đồng/tháng, trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội, chị cầm về được gần 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn có thu nhập tăng thêm, tổng thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. 

“Ở thành phố Hồ Chí Minh, một gia đình có 3 thành viên, thì các chi phí cơ bản đã lên tới 20 triệu đồng/tháng. Vì vậy, với tổng thu nhập trên, cuộc sống của vợ chồng tôi còn khá chật vật” - chị L.A nói. 

Chị L.A mong lương cơ sở tăng càng sớm càng tốt để đời sống của viên chức như chị được cải thiện. 

“Theo tôi, tăng lương cơ sở từ đầu năm 2023 là hợp lý. Ngoài ra, tôi cho rằng khi tăng lương phải có hệ số khác nhau theo khu vực, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội thì có hệ số cao hơn” - chị L.A nêu ý kiến. 

Chủ Đề