Luyện tập thao tác bác bỏ trang 32

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ trang 31 SGK Ngữ văn 11 tập 2. Câu 1.a. Nội dung bác bỏ: một quan niệm sống sai lầm- sống bó hẹp trong cửa nhà mình..

Câu 1: a. * Nội dung bác bỏ: một quan niệm sống sai lầm- sống bó hẹp trong cửa nhà mình.

* Cách bác bỏ:

– Dùng lý lẽ bác bỏ trực tiếp “Cuộc sống riêng khôn biế gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù có đầy đủ tiện nghi.”

– Kết hợp so sánh tạo bằng hình ảnh sinh động để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc. Chỉ ra quan niệm đúng: Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng,…

* Diễn đạt :

+ Từ ngữ giản dị

+ Phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả.

 b. *Nội dung bác bỏ:

Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại né tránh của những hiền tài trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp

*Cách bác bỏ:

+ Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung.

+ Đi từ lòng mong mỏi , nổi lo lắng của nhà vua đến việc nhà vua phân tích những khó khăn trong sự nghiệp.

+ Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài.

* Diễn đạt

Advertisements [Quảng cáo]

+ Từ ngữ vừ trang trọng, giản dị.

+ Giọng điệu chân thành, khiêm tốn.

+ Sử dụng câu tường thuật kết hợp câu hỏi tu từ.

+ Dùng lý lẻ kết hợp với hình ảnh.

+ Vừa bác bỏ , vừa động viên khích lệ.

Câu 2: Cả hai quan niệm đều chưa đúng, có phần phiến diện, cực đoan

– Nội dung cần bác bỏ:

+  Quan niệm a: Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn

+  Quan niệm b: Không cần đọc nhiều sách, không cần học nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn

– Nguyên nhân: bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, từ thái độ học tập, ý thức, động cơ rèn luyện, học tập… hạn chế

– Tác hại:

+ Quan niệm a: Chỉ có kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế

+ Quan niệm b: Chỉ có kiến thức về phương pháp chứ chưa có kiến thức về bộ môn và đời sống

– Nguyên nhân:

+ Những suy nghĩ lệch lạc…

 + Lối sống buông thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm…

 Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “ sành điệu” chính là lối sống buông thả, hưởng thụ, đua đòi, vô trách nhiệm

– Cách bác bỏ: Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng để phân tích, chứng minh. Đưa ra một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ Văn.

Câu 3: * Mở bài:

 Có thể giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau * Thân bài :

a.Thừa nhận : đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại trong thanh niên

⟹ quan niệm trên là hoàn toàn sai

⟹ phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy

b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:

– Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống học đòi, buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.

b. Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ Văn

Anh [chị] hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất.

Gợi ý:

  • Quan niệm a và b đều là quan niệm phiến diện
  • Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế
  • Quan niệm đúng đắn:
    • Muốn học tốt môn Ngữ văn cần phải:
      • Sống sâu sắc và có ý thức tích lũy vốn sống thực tế
      • Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn
      • Có phương pháp học tập phù hợp để nắm kiến thức cơ bản và hệ thống
      • Thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách, báo, tạp chí và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 3: Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập"

Gợi ý:

  • Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây:
    • Mở bài
      • Giới thiệu về quan niệm sống trên
    • Thân bài
      • Thừa nhận đây cũng  là một  trong những quan niệm sống đang tồi tại. phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh quan niệm sống ấy.
      • Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy.
      • Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
      • Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
      • Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
    • Kết bài
      • Phê phán, nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái
  • Dưới đây là bài văn mẫu các em có thể tham khảo:

Gần đây có nhiều bạn đua đòi theo những lối ăn chơi không lành mạnh. Những bộ mốt dị thường được các cô cậu choai choai diện đến trường hay đi chơi đâu đó. Cách ăn mặc kiểu ấy không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như với hoàn cảnh của gia đình. Thiết nghĩ đây là một vấn đề chúng ta rất cần cảnh báo.

Ngày nay các cô cậu học trò và thậm chí cả một bộ phận không nhỏ người dân ta cứ đùa nhau mà chạy theo hai từ “sành điệu”. Họ cứ nghĩ sành điệu là phải khác người. Cái áo phải quái dị hơn người, phải ngắn hơn người một tí, cái quần phải rộng thùng thình hay những lọn tóc phải vừa xanh vừa đỏ lại hoe vàng, thế mới là “sành điệu” [?]. Thực ra những người như thế chẳng hiểu gì. Ngay từ nơi phát nguồn của nó [phương Tây] từ sành điệu nghĩa là chỉ những người hiểu biết cách ăn mặc phù hợp và tinh tế. Vậy phải chăng chỉ vì một thuật ngữ mà chúng ta đang bị mất đi thuần phong mĩ tục trong ăn mặc.

Thực tế không phải thế! Các cô cậu trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông không cổ nghênh ngang đến trường với những hình thù quái dị không đứng đắn thực ra là để ra oai với bạn bè. Đó là kết quả của việc gia đình giáo dục không đúng đắn. Những bạn khác lại bắt chước những gã găng – xtơ mặc quần bò xén gấu, tóc thì hoặc là nhuộm xanh nhuộm đỏ hoặc là cắt trụi trọc hở cả những vết sẹo ngang dọc to nhỏ khắp đầu. Tất cả những sự đổi thay thiếu văn hóa ấy phải chăng do ở các trường các thầy cô không dạy dỗ, không nhắc nhở. Thú thật, tôi đã nhiều lần chứng kiến một thầy giáo đuổi cậu học trò ra khỏi lớp chỉ vì cậu này mặc áo sơ mi mà không cài cúc cổ. Vậy thì chắc chắn không có thầy cô nào, bạn bè tử tế nào chấp nhận cái kiểu ăn mặc quái dị, bất nhã đó.

Bàn đi rồi bàn lại! Vậy chẳng có lẽ dân tộc mình không có một cách ăn mặc nào sành điệu [hiểu theo đúng nghĩa] hay sao! Tôi vội nhớ lại loáng thoáng trong lớp học có mấy lần một bạn nữ nào lên tiếng: “Các thầy cô lúc nào cũng nhắc về cách ăn nặc, chẳng nhẽ mình lại vận áo dài hay áo the khăn xếp mà đến lớp”. Ôi! Cái hiểu biết của cô nữ sinh nọ mới nông cạn làm sao. Nước mình vốn giàu truyền thống, cách ăn mặc của người mình chuộng về kín đáo và lịch sự. Nếu bạn thấy cả một cơ quan, nam nhân viên ai cũng vận quần đen áo trắng bạn sẽ thấy rất rõ điều này. Hoặc ở một nhà hàng xóm nọ, nơi ăn mặc nhiều khi tùy hứng vô cùng, thế mà ông chủ vẫn yêu cầu nhân viên của mình mặc đồng phục lịch sự và kín đáo để còn “làm ăn được lâu dài”. Cái áo dài hay áo the khăn xếp giờ đã thành quốc phục. Tuy hằng ngày ta ít mặc vì bất tiện nhưng sao ta không học cách người phương Tây say sưa bình bàn về nó? Bởi những thứ thuộc về trang phục thử hỏi có cái gì vừa đẹp vừa có sức sống bền lâu trong lòng dân tộc như chiếc áo dài? Chẳng lẽ ông cha ta hàng ngàn đời nay lại không có một chút khái niệm gì về tư duy thẩm mĩ hay sao?

Thế đấy các bạn ạ! Sự sang trọng và văn minh đâu chỉ hiểu đơn thuần là ta đang mặc cái gì, mà còn phải hiểu thêm, ta mặc nó theo cách nào. Cách mặc ấy liệu có phù hợp với lứa tuổi không, có phù hợp với đặc trưng của dân tộc hay không và có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình mình không chứ! Không hiểu biết về những điều này, chúng ta không bao giờ văn minh được, càng không thể nào vươn tới một cách ăn mặc vừa đẹp vừa lịch sự, lại vừa văn hóa.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ để nắm kĩ hơn các kiến thức lí thuyết cần nhớ.

3. Hướng dẫn soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ chương trình Nâng cao

Câu 1 [SGK/ Tr. 41-44]

Gợi ý:

a. Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi

  • Sử dụng cách bác bỏ luận điểm
  • Luận điểm cần bác bỏ: Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp.
  • Luận cứ dung để bác bỏ:
    • Không phải thơ là những lười đẹp
    • Không phải thơ là những đề tài đẹp

b. Đoạn văn của Đặng Thai Mai

  • Bác bỏ luận điểm bằng cách dùng lập luận phân tích để bác bỏ
  • Luận điểm cần bác bỏ: Trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham dự.
  • Lập luận phân tích dùng để bác bỏ: Lí tính chi phối việc:
    • Lựa chọn đề tài
    • Sắp đặt tư tưởng, nghiên cứu hình thức phân tích tài liệu
    • Vận dụng kinh nghiệm về bút pháp
    • Lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung

c. Đoạn văn của Đỗ Kiên Cường

  • Bác bỏ luận điểm bằng cách dùng luận cứ và lập luận
  • Luận điểm cần bác bỏ: Có rồi hãy cho
  • Cách bác bỏ: bài viết có 6 đoạn :
    • Đoạn 1: Xác định luận điểm cần bác bỏ
    • Đoạn 2: Chỉ ra thực chất của luận điểm trên là sản phẩm của chủ nghĩa thực dụng.
    • Đoạn 3: Dùng luận cứ tỉ lệ dân nước Mĩ ăn bám và luận điểm về mẹ Tê-rê-da để bác bỏ.
    • Đoạn 4: Phê phán luận điểm của Ây Ren-đơ là thiếu hiểu biết xã hội và bản chất nhân văn của xã hội loài người.
    • Đoạn 5: Khẳng định tính đúng đắn của luận điểm “Giá trị của một người chính là ở chỗ người đó phục vụ xã hội như thế nào” để gián tiếp bác bỏ luận điểm “có rồi cho”.
    • Đoạn 6: Chỉ ra sự thiển cận và phiến diện của chủ nghĩa thực dụng Ây Ren-đơ.

Câu 2: Lập dàn ý bác bỏ luận điểm sau: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai

Gợi ý:

  • Vào đại học thường có một tương lai rất tốt đẹp
  • Vẫn còn có nhiều con đường khác để đi tới tương lai tốt đẹp.
  • Con đường đi chi phối tương lai nhưng quan trọng hơn là cách đi như thế nào.

⇒ Khẳng định không chỉ vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai.

Câu 3: Chọn một trong hai thành ngữ sau nhằm bác bỏ ý cũ và tìm ý mới:

a. Múa rìu qua mắt thợ

b. Bới lông tìm vết

4. Hỏi đáp về bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Chủ Đề